Nhân tố từ phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu Đề tài: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ppt (Trang 34 - 37)

1.4. Mở rộng tín dụng đối với DNVVN:

1.4.3.1.Nhân tố từ phía ngân hàng:

Thứ nhất, chính sách tín dụng của ngân hàng:

Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan

trọng và qui mô lớn, hoạt động này phải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng

đi đúng hướng, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một

chính sách tín dụng đúng đắn, đồng bộ và đầy đủ sẽ xây dựng phương hướng cho cán bộ tín dụng khi thực hiện nhiệm vụ của mình, hạn chế rủi ro. Ngược lại, một chính sách tín dụng khơng thống nhất và đồng bộ sẽ gây các quyết định sai lệch cho cán bộ tín dụng, rủi ro lớn vì khơng cấp đúng đối tượng.

Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau và thay đổi theo từng

thời kỳ. Chính sách tín dụng bao gồm:

 Chính sách khách hàng:

Khách hàng của ngân hàng thì rất đa dạng và phong phú, khơng phân biệt loại hình kinh doanh, đối tượng. Phân loại khách hàng có ý nghĩa rất quan

trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng có thể phân loại khách hàng truyền

thống, khách hàng quan trọng và khách hàng khác. Đối với loại khách hàng quan trọng và truyền thống, ngân hàng thường cho hưởng ưu đãi hơn so với

các khách hàng khác như: lãi suất thấp, dịch vụ kèm theo… Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thường xuyên chấm điểm tín dụng đối với khách hàng nhằm

xác định doanh nghiệp tốt hay khơng tốt, từ đó có kế hoạch quan hệ tín dụng lâu dài hay khơng.

 Tài sản đảm bảo ( TSĐB):

Ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp bằng uy tín của mình đối với các khách hàng quan trọng và truyền thống. Còn đối với khách hàng khác,

nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn khơng trả được nợ. Chính sách đảm bảo bao gồm các loại TSĐB cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ % cho vay trên TSĐB, định giá và quản lý TSĐB… Chính sách TSĐB ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, đặc biệt

là cho các DNVVN - hầu hết các TSĐB có giấ trị nhỏ, không đáp ứng được

yêu cầu của ngân hàng.

 Chính sách lãi suất:

Lãi suất là chi phí của việc sử dụng vốn. Ngân hàng cần linh hoạt trong việc xác định lãi suất tuỳ thuộc vào từng khách hàng, thời hạn vay, loại tiền, qui mơ tín dụng. Chính sách lãi suất là nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín

dụng đối với DNVVN của ngân hàng, bởi lẽ, nếu lãi suất thấp sẽ khuyến

khích doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng và ngược lại.

Thứ hai, qui trình phân tích tín dụng:

Mỗi ngân hàng thì đưa ra qui trình phân tích tín dụng riêng. Đây là bước quan trọng trong việc xác định cấp hay khơng cấp tín dụng cho khách hàng. Qui trình tín dụng là trình tự các bước xử lý trong q trình cấp tín dụng đối với khách hàng. Một qui trình phân tích tín dụng phải trải qua nhiều bước rườm rà, khơng cần thiết vơ tình là rào cản tới việc xin cấp tín dụng của khách hàng. Do đó, một q trình tín dụng tốt, gọn nhẹ là lợi thế trong vệc mở rộng tín dụng đối với khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng.

Thứ ba, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng:

Con người là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với năng

lực cạnh tranh của các NHTM. Bởi lẽ, cán bộ công nhân viên ngân hàng là cầu nối các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới khách hàng, là người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ nên họ sẽ đưa ra những đề xuất, sáng kiến mới, là

hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng về thái độ phục vụ trong tâm trí khách hàng. Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro. Do đó, nguồn nhân lực

ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng ln phải được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghịêp. Đề cập tới nguồn nhân lực, chúng ta khơng thể khơng nói tới chính sách cho người lao

động như: chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương tiền thưởng…. hợp lý

nhằm phát huy năng suất lao động, tinh thần trách nhiệm đối với người lao động, giữ chân nhân tài…

Thứ tư, mạng lưới phân phối của ngân hàng cũng rất quan trọng

Hệ thống kênh phân phối thể hiện ở số lượng chi nhánh và các đơn vị trực thuộc như ngân hàng cũng như sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ đại lý. Ngân hàng nào có mạng lưới hoạt động rộng khắp thì sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, được biết đến nhiều hơn, phát triển được cac sản

phẩm và dịch vụ của mình, tăng thị phần trong hệ thống ngân hàng. Do hoạt

động tín dụng trong ngân hàng là cơ bản và quan trọng nên mạng lưới ngân

hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng của các doanh

nghiệp.

Thứ năm, nguồn vốn ngân hàng

Nguồn vốn ngân hàng gồm: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và phải kể đến nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, muốn mở rộng tín dụng thì

ngân hàng cần phải có nguồn vốn huy động dồi dào về khối lượng và kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả và nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Điều đó được thể hiện qua tính đa dạng hố các kênh huy động vốn, mức độ

tiếp cận đến các nguồn vốn và qui mô vốn có khả năng huy động qua các

kênh và được biểu hiện: Mức tiết kiệm trong dân cư phản ánh tổng quan về lượng cung vốn trong nền kinh tế, khả năng huy động các nguồn vốn hỗ trợ

rộng tín dụng là rất khó khăn do DNVVN có nhu cầu vốn trung và dài hạn là chủ yếu.

Cuối cùng là công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin:

Đây là thành phần quan trọng nhất trong yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm công nghệ mang tính tác nghiệp như: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM... mà còn là hệ thống báo cáo rủi ro, hệ thống thông tin MIS… Công nghệ ngân hàng hiện đại tạo lợi thế cạnh

tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tăng lợi

nhuận ngân hàng, tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, ngân hàng

điện tử (e-bank, homebank… ). Đặc biệt, cơng nghệ có vai trị quan trọng

trong việc tìm kiếm tìm kiếm thơng tin đối với khách hàng là các TCKT vì

hầu hết doanh nghiệp nào cũng có website riêng, hay định lượng rủi ro các dự án một cách tương đối chính xác…. Từ đó, qui trình phân tích tín dụng có thể diễn ra trong thời gian ngắn và các cán bộ tín dụng đưa quyết định cho vay

nhanh nhất có thể. Muốn vậy, bên cạnh việc đổi mới công nghệ, nhân viên

công nghệ thông tin ngân hàng cần bắt kịp và tiếp cận sự phát triển công nghệ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ppt (Trang 34 - 37)