Đánh giá tình hình mở rộng tín dụng tại SGD đối với DNVVN:

Một phần của tài liệu Đề tài: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ppt (Trang 64 - 69)

2.4.1. Những kết quả đạt được:

- SGD đánh giá DNVVN là đối tượng khách hàng cần quan tâm và khai

thác nhiều. Vì vậy, SGD đã và đang tiến hành mở rộng tín dụng đối với

DNVVN thể hiện qua số lương doanh nghiệp tăng lên là 61 và dư nợ cho vay tăng 29,37% so với năm 2006.

- Chất lượng tín dụng cũng được cải thiện qua từng năm. Đối với các dự án lớn, vay vốn trên 10 tỷ đồng, phải qua 3 phòng: Phòng thẩm định dự án, phòng quản trị rủi ro và phòng quản lý nợ.

- Mở rộng tín dụng đối với DNVVN thì đồng nghĩa với việc mở rộng hoạt

động dịch vụ cho loại hình doanh nghiệp này. Bởi lẽ, doanh nghiệp không chỉ

vay vốn ngân hàng mà còn phải thực hiện nhiều nghiệp vụ khác như: thanh toán trong nước, BL, chi trả, tư vấn…

- Cố gắng tiến hành các biện pháp tận thu nợ tồn đọng. Đối với các khoản tín dụng đã giải ngân, đơn đốc, phối hợp các phịng nghiệp vụ trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kịp thời phát hiện ra các vi phạm, từ đó có biện pháp xử lý.

- Trong năm 2007, SGD đã tiến hành phân quyền quản lý và sử dụng giới hạn tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian, tăng cường hiệu quả trong giao dịch tài trợ thương mại cho khách hàng. Đồng thời, SGD đã hình thành bộ phận chuyên trách thẩm định giá tài sản và xây

dựng qui trình thẩm định tài sản.

- SGD thường xuyên đánh giá, rà soát, chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp định kỳ và quản lý danh mục tín dụng.

- SGD đang sở hữu một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt

công tác, đào tạo nước ngoài và phối hợp với Trung tâm Đào tạo của NHNT tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân:

2.4.2.1. Hạn chế:

- Phần lớn các DNVVN được cấp tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN ( chiếm 83,22%), trong khi nhu cầu vốn trung & dài hạn cảu các DNVVN là rất lớn. Bởi vì, một phần do TSĐB của các doanh nghiệp này không đáp ứng được yêu cầu khoản vay. Một mặt, do qui mô vốn trung

và dài hạn của SGD nhỏ nên ảnh hưởng tới tài trợ cho vay trung và dài hạn, từ

đấy, nó ảnh hưởng tới việc đa dạng hố sản phẩm tín dụng nhằm phân tán rủi

ro của Sở.

- Số lượng DNVVN có tăng nhưng chưa nhiều.

- Qui trình phân tích tín dụng cịn khá phức tạp, trải qua nhiều bước trung gian, gây mất thời gian cho khách hàng đến vay vốn. Đây cũng có thể coi là “rào cản” các doanh nghiệp tới ngân hàng.

- Qui trình định giá TSĐB gặp nhiều khó khăn khi tài sản thế chấp là đất, nhà và khi khách hàng sử dụng 1 TSĐB cho nhiều khoản vay khác nhau. Trong khi, cơ chế, chính sách Nhà nước cịn chồng chéo, không rõ ràng, nhiều qui định chưa hợp lý.

- Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 tăng 0,1% dù đã cố gắng đôn đốc thu nợ.

- Việc thực hiện qui trình 90 trong hoạt động tín dụng chưa được nghiêm túc và sự phối hợp giữa các phòng liên quan chưa được chặt chẽ và thống nhất nên đã có ảnh hưởng khơng tốt tới chất lượng công việc và phục vụ khách

hàng.

2.4.2.2. Nguyên nhân:

- Do qui mơ nhỏ bé, trung bình vốn 1 doanh nghiệplà 1,8 tỷ đồng – Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên không đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có

trên tổng vốn vay, khả năng rủi ro lớn, ngân hàng thường không cho vay hoặc cho vay ngắn hạn.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém:

Khi doanh nghiệp vay vốn để mở rộng kinh doanh, đa phần tập trung vào tài sản vật chất, ít doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ phận giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn theo đúng chuẩn mực. Qui mô kinh doanh “phình” ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn tới sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó đã

thành cơng trên thực tế.

- Tỷ lệ nợ so với vốn tự có quá cao là điểm chung của hầu hết DNVVN. Ngồi ra, do thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chỉ mang hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ tín dụng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng luôn xem

nặng tài sản thế chấp là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. - Việc xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường sơ sài, thiếu tính thuyết phục.

- Hoạt động của DNVVN Việt Nam thường không ổn định, theo thời vụ, và sau một thời gian thì thay tên đổi chủ, phá sản… Điều này làm ngân hàng “e ngại” khi cho DNVVN vay vốn.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Thu thập thơng tin và thẩm định khách hàng rất khó khăn. Một phần, do DNVVN không chủ động cung cấp hoặc cung cấp khơng chính xác, một phần

do khơng có nhiều nguồn cung cấp thông tin khách hàng thực sự đáng tin cậy. SGD gặp khó khăn trong việc thẩm định mức độ tín nhiệm để đầu tư. Đây

cũng là một thách thức với SGD trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng có

thể gây rủi ro đạo đức.

- Qui trình, thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp với nhiều điều kiện ngân

hàng đặt ra như : TSĐB, kinh doanh liên tục có lãi, báo cáo tài chính phải có xác nhận của kiểm tốn…. Chính vì vậy, nhiều khi doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư.

- Chính sách khách hàng chưa rõ, chưa sát, thể hiện trong qui định về xếp loại khách hàng, qui định cho vay, lãi suất đều chưa có qui định cụ thể theo

từng phân khúc khách hàng.

- Sản phẩm cả gói cho DNVVN cịn đơn điệu, hạn chế trong một số sản

phẩm cho vay, dịch vụ truyền thống

- Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường nên không cho phép tạo ra sản phẩm mới, hiện đại và phù hợp với tính đa

dạng của khách hàng là DNVVN.

- Dù đánh giá cao tầm quan trọng của DNVVN nhưng chính sách tín

dụng của ngân hàng thường chú trọng vào khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Do các doanh nghiệp này mỗi lần vay thường với doanh số lớn, làm tăng dư nợ cho vay, thu nhập từ lãi tăng, và do đó, lợi nhuận tăng theo. Trong khi, do qui mô hoạt động, TSĐB của DNVVN nên chỉ được vay từng món nhỏ lẻ.

- TSĐB là điều kiện bắt buộc để DNVVN vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, do định giá của ngân hàng và doanh nghiệp khác xa nhau nên doanh nghiệp

thường không vay được số tiền như mong muốn, giá trị khoản vay bằng 50 - 70% trị giá tài sản thế chấp.

- Luật là hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp. Song hệ

thống pháp luật cịn thiếu tính đồng bộ, cồng kềnh, chằng chịt, không phù hợp với thực tiễn. Luật Doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện thơng thống cho

người dân bỏ vốn vào kinh doanh nhằm phát huy mọi nguồn lực trong xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp thành lập và hoạt động mang tính

chụp giật, chứ chưa nghĩ tới việc kinh doanh chính đáng. Do đó, uy tín của

DNVVN đối với ngân hàng còn thấp, chưa tạo được lòng tin đối với ngân

hàng, gây tâm lý lo ngại cho ngân hàng khi cho vay vốn.

Chính sách định giá tài sản thế chấp, cầm cố: đất đai, nhà cửa… chưa rõ

ràng, chồng chéo cũng như các giấy tờ sở hữu tài sản.

Thị trường Việt Nam đang phát triển, mạnh mẽ. Do chưa có chế tài hợp lý, pháp luật cồng kềnh, văn bản hướng dẫn ban hành chậm… nên hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan, làm cho cán bộ ngân hàng khó định giá tài sản thế chấp ban đầu cũng như xử lý thu hồi.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề tài: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ppt (Trang 64 - 69)