Đơn vị: Tỷ đồng
So với năm 2006 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tuyệt đối Tương đối (%)
Doanh thu 2.237,68 2.633,29 395,61 17,68 Chi phí 1.432,00 2.083,47 651,47 45,49 LNTT 805,68 549,82 -255,86 -31,76 Thuế TNDN 225,59 137,455
LNST 580,09 412,365
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006)
2.3. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của SGD:
2.3.1. Qui định, chính sách tín dụng của SGD:
2.3.1.1. Qui định chung:
* Tuân thủ pháp luật: Tất cả các công nhân viên chức NHNT có trách nhiệm tuân thủ qui định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động tín dụng và các qui định liên quan khác.
* Phải phù hợp với chiến lược hoạt động và phát triển của NHNT VN
theo từng thời kỳ: Việc mở rộng tín dụng phải dựa trên chiến lược, định
hướng của NHNT TW qua từng thời kỳ và giai đoạn. * Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng:
Trong cấp tín dụng, NHNT khơng phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu và thực hiện theo đúng qui trình cấp tín dụng.
* Đề cao trách nhiệm cá nhân: NHNT đề cao trách nhiệm của cá nhân
trong hoạt động tín dụng, tuân thủ các bước cấp tín dụng, các cá nhân được giao quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm đối với quyết định đó, khơng ngừng học hỏi nâng cao trình độ đạo đức và nghiệp vụ.
2.3.1.2. Chính sách tín dụng của NHNT VN:
* Chính sách cho vay:
- Đối tượng vay vốn: Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn. - Nguyên tắc cho vay:
+ Sử dụng đúng mục đích + Hồn trả gốc và lãi đúng hạn - Điều kiện cho vay:
+ Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
+ Có phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh khả thi và phù hợp với qui
định của pháp luật.
- Mức cho vay: Điều này còn căn cứ vào: năng lực tài chính của khách
hàng, TSĐB, mức độ khả thi của dự án, định hướng phát triển của Nhà nước... - Thời hạn cho vay:
- Lãi suất cho vay: Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt theo qui định
- TSĐB: Định giá TSĐB vô cùng quan trọng trong việc xác định hạn
mức cho vay
* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng:
- Khơng tập trung cấp tín dụng quá cao cho một nhóm khách hàng, một ngành nghề.
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải thực hiện theo chế độ tập thể.
- Đối với các dự án có vốn vay trên 10 tỷ đồng thì phải trải qua 3 phịng:
Phịng thẩm định dự án, phòng quản trị rủi ro và phịng quản lý nợ.
2.3.2. Các sản phẩm tín dụng mà SGD cung cấp cho DNVVN:
* Bảo lãnh:
Hoạt động BL tại SGD luôn đảm bảo an tồn và khơng phát sinh các
khoản nợ quá hạn do BL.Trong năm 2007, BL trong nước chiếm tỷ trọng 87,23% doanh số phát hành BL tại SGD và BL nước ngoài là 12,97% và chủ yếu là BL trên cơ sở BL đối ứng. 90% số lượng BL là ngắn hạn, còn BL trung và dài hạn là BL bảo hành sản phẩm thiết bị.
- BL vay vốn : đó là cam kết của NHNT VN với bên thụ hưởng BL về
việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng của NHNT trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đủ, đúng hạn nợ vay với bên thụ hưởng BL. Có 2
loại BL vay vốn: Bl vay vốn trong nước và BL vay vốn nước ngoài.
- BL thanh toán: là cam kết của NHNT VN với bên thụ hưởng BL về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của khách hàng NHNT trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn khi đến hạn.
- BL dự thầu: là cam kết của VCB với bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng của NHNT trong trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm qui định đấu thầu mà không nộp hoặc nộp không
đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì NHNT có trách nhiệm phải thực hiện
thay.
- BL thực hiện hợp đồng: Là cam kết của NHNT đối với bên thụ hưởng BL về việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng của ngân
hàng theo đúng hợp đồng đã kí kết với bên thụ hưởng BL. Trong trường hợp, khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên thụ hưởng BL
nhưng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ thì VCB sẽ thực hiện
thay.
- BL đảm bảo chất lượng sản phẩm: Là cam kết của NHNT đối với bên
thụ hưởng BL đảm bảo việc khách hàng của mình thực hiện đúng các thoả
thuận về chất lượng sản phẩm theo đúng hợp đồng đã kí với bên thụ hưởng
BL nhưng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ thì VCB phải thực
hiện thay.
- BL khoản tiền giữ lại: Là cam kết của VCB với bên thụ hưởng BL về việc sẽ thanh toán lại cho bên thụ hưởng BL số tiền mà khách hàng của VCB giữ lại của bên thụ hưởng BL để đảm bảo cho nghĩa vụ của bên thụ hưởng BL theo hợp đồng đã kí kết khi bên thụ hưởng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà khách hàng khơng hồn trả số tiền họ đã giữ lại.
- BL đối ứng: là cam kết của VCB ( bên BL đối ứng) với bên BL về việc
sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên BL trong trường hợp bên BL thực hiện BL và phải thay khách hàng của ngân hàng trả cho bên thụ hưởng BL.
- Xác nhận BL: là cam kết của NHNT VN đối với bên thụ hưởng BL về việc đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ BL của bên BL đối với khách
hàng.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, năng lực chuyên môn, khả
năng tài chính và uy tín của khách hàng, NHNT và khách hàng sẽ thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ của khách
hàng đối với bên BL trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật, của
NHNT VN và các thức đảm bảo gồm: Kí quĩ bằng tiền
Đảm bảo bằng sổ tiết kiệm VCB
Khoanh/ ghi nợ tài khoản của khách hàng tại VCB Cầm cố/ thế chấp tài sản
BL cho bên thứ ba Tín chấp
Các biện pháp bảo đảm khác theo qui định của pháp luật * Dịch vụ bao thanh toán:
Bao thanh toán là thoả thuận của VCB với bên bán/bên xuất khẩu hàng trong đó: bên bán/bên xuất khẩu hàng chuyển nhượng cho VCB tất cả các
quyền, lợi ích liên quan tới khoản phải thu ngắn hạn của bên mua/bên nhập khẩu thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng để bên bán/bên xuất khẩu được VCB cung cấp ít nhất 2 trong 4 dịch vụ:
Theo dõi các khoản phải thu
Ứng trước tới 80 – 90% giá trị khoản phải thu
Thu nợ
Bảo đảm rủi ro tín dụng của bên mua/bên nhập khẩu
- Các loại bao thanh toán: Dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu Dịch vụ bao thanh toán nhập khẩu Dịch vụ bao thanh toán trong nước
- Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp muốn bán/xuất khẩu hàng theo
phương thức thanh toán chuyển khoản trả chậm trong vòng 180 ngày nhưng lại nhận được tiền mặt ứng trước ngay sau khi giao hàng và được đảm bảo rủi ro của bên mua/bên nhập khẩu.
* Cho vay:
Đây là hoạt động quan trọng của SGD. SGD huy động vốn từ nền kinh tế
rồi tiến hành cho vay, đầu tư chứng khốn, góp vốn liên doanh… nhằm mục
đích tối đa hố lợi nhuận. Các hình thức cho vay tại SGD:
- Cho vay vốn lưu động: là việc VCB cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc nhu cầu hình thanh tài sản lưu động của khách hàng. Gồm 2
hình thức: Cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay dự án đầu tư: là việc NHNT cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu
hình thành mới hoặc mở rộng công suất, đổi mới công nghệ, hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhu cầu hình thành tài sản cố định hay bất động sản của
khách hàng. Thông thường, khách hàng vay với thời hạn trên 12 tháng và ngân hàng sẽ giải ngân theo cam kết hợp đồng.
2.3.3. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN:
2.3.3.1. Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với SGD:
* Một trong những chỉ tiêu về mặt lượng đánh giá mở rộng tín dụng của Sở đối với DNVVN là số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng.