Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực công chức Văn phòng Thống kê cấp xã ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (Trang 43 - 45)

1.4. Các yếu tố tác động tới năng lực công chức VP-TK

1.4.1. Yếu tố chủ quan

1.4.1.1. Nhu cầu cần hồn thiện năng lực Cơng chức VP-TK

Trong quá trình 35 năm thực hiện đổi mới tồn diện của Đảng, Nhà nước ta ln chú trọng cơng tác cải cách hành chính nhà nước đểthúc đẩy kinh tế - xã hội. Trong 10 năm thực hiện quyết liệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (CCHC) giai đoạn 2011 -2020, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống thể chế được cải thiện, thủ tục hành chính được đơn giản hóa, giảm tải gánh nặng, phiền hà về hồ sơ, thủ tục cho nhân dân, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc vận hành và xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử ... Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế bất cập trong việc triển khai cũng như năng lực thực hiện các cơng việc đó của cán bộ, công chức.

Luật CBCC năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CBCC và Luật viên chức 2019 đã có những quy định mới về quản lý cán bộ, cơng chức theo mơ hình vị trí việc làm, đổi mới phương thức tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức sao cho sau khi tuyển dụng cán bộ, công chức đáp ứng và phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng đồng thời phát huy tối đa năng lực của từng người với từng công việc cụ thể. Do vậy tại mỗi vị trí, chức danh cơng nhu cầu cần tự hồn thiện năng lực của bản thân đểđáp ứng được yêu cầu công việc cũng như cải thiện hiệu quả thực hiện nhiệm vụ là rất quan trọng. Công chức VP-TK là đối tượng công chức chịu sự tác động nhiều nhất từ những sự thay đổi về cải cách hành chính, cũng như những chính sách đổi mới trong việc ứng dụng, áp dụng công nghệ thông tin vào công việc.

Đây là yếu tố nội tác tác động tới việc nâng cao năng lực của công chức VP-TK. Việc ln ln có nhu cầu cần hồn thiện các kỹ năng trong công việc sẽ giúp bản thân mỗi công chức nâng cao được hiệu quả làm việc. Đặc biệt trong môi trường mới, thời đại mới thì mỗi cơng chức nói chung và cơng chức VP-TK nói riêng cần hồn thiện hơn nữa năng lực của mình để đáp ứng và phù hợp với tình hình phát triển của thời đại mới cũng như giải quyết tốt được các công việc phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.4.1.2. Nhận thức về việc phải nâng cao năng lực của công chức VP-TK

Trước những nhu cầu cần thiết của việc phải nâng cao năng lực của cơng chức VP-TK đã phân tích ở trên địi hỏi mỗi cơng chức VPTK phải nhìn nhận ra được cần phải hoàn thiện và nâng cao những kỹ năng mà chúng ta khuyết thiếu hay chưa đáp ứng được để có định hướng, mục tiêu cải thiện cũng như nâng cao các kỹ năng đó. Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND xã, cơ quan chuyên môn cấp huyện cũng cần thường xuyên theo dõi, đánh giá để đề xuất mở những lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụcho đối tượng này. Việc nhìn nhận này góp phần rất lớn thay đổi tư duy cũng như trau dồi các kỹ năng chuyên môn quan trọng phục vụ công việc.

1.4.1.3. Thái độ muốn nâng cao năng lực ca Công chc VP-TK

Đây là yếu tố chủ quan ảnh hướng tới sự cố gắng nội tại của mỗi người trong việc hoàn thiện năng lực của bản thân. Thái độ, sự nhiệt tình, tinh thần ham học hỏi, cầu thị là những phẩm chất cần có đểnâng cao được năng lực của mình. Nếu một người khơng có tinh thần cầu tiến, tư duy muốn hồn thiện thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng hay tạo điều kiện tới đâu thì kết quảcũng khơng cao được. Sự ỉ lại, lười đổi mới sẽ ngày càng làm công chức không thể bắt kịp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Mặt khác nếu mỗi cơng chức có thái độ tích cực, sự nhìn nhận, đánh giá tầm quan trọng của việc học tập, trau dồi kỹ năng thường xun giúp mỗi cơng chức có cái nhìn đúng, sự quyết tâm cao để tự nâng cao năng lực của bản thân, xem đó như động lực, mục tiêu cần hướng tới của mỗi cơng chức nói chung và cơng chức VP-TK nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực công chức Văn phòng Thống kê cấp xã ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)