2.1. Khái quát lịch sử, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội huyện Tiên lãng,
2.1.1 Lịch sử, vị trí địa lý huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Tiên Lãng là một huyện ven biển thuộc thành phố Hải Phịng hiện nay có tổng diện tích tự nhiên là 193,37 km2, dân số là 170.267 người (tính tới năm 2020). Tiên Lãng cách trung tâm thành phố Hải Phịng 20 km về phía Tây Nam và được bao bọc bởi hai con sông lớn là sơng Thái Bình và sơng Văn Úc tạo nên một hình thế dài và hẹp. Do vậy huyện Tiên Lãng có lợi thế lớn về giao thơng đường thủy. Song đây cũng là yếu tố gây cản trở, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tiên Lãng là huyện có q trình phát triển lịch sửlâu đời. Là miền đất đầu sóng ngọn gió, là phên dậu của thành phố Hải Phịng. Từ thời Bắc Thuộc, Tiên lãng nằm trong huyện Câu Lậu. Thời Lý - Trần, Tiên Lãng và Thanh Hà là đất huyện Bàng Hà, thuộc lộ Hồng sau đổi thành lộ Hải Đông. Năm Quang Thuận thứ 10(1469) được chia tách riêng thành 1 huyện là Tân Minh. Theo nghĩa Hán - Việt thì Tân nghĩa là mới, Lãng có nghĩa là sáng; tên huyện Tân Minh có nghĩa đây là vùng đất được đón ánh sáng đầu tiên. Đời vua Lê Kính Tơng (1600 - 1619), vì kiêng tên húy tên vua Duy Tân nên đổi chữ “Tân” thành chữ Tiên. Vì vậy từ đó có tên là Tiên Minh. Tới đời vua Thành Thái - Nhà Nguyễn, vì kiêng tên húy của vua Hàm Nghi là Phúc Minh, do vậy Tiên Minh lại được đổi thành Tiên Lãng.
Với bề dày lịch sử xây dựng và giữ làng, giữ nước đã hun đắp lên con người dân Tiên lãng truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó sáng tạo trong lao động sản xuất và có truyền thống yêu nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Những truyền thống tốt đẹp ấy được bồi đắp, phát huy cao độ từ khi có sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tiên Lãng có hơn 4.000 thanh niên hăng hái lên đường tòng quân đánh giặc. Trong đó có hàng trăm chiến sĩ xung phong nam tiến, hơn 500 chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; 12.307 người tham gia dân quân, du kích và 1.200 người đi dân cơng hỏa tuyến. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, lực lượng vũ trang huyện nhà phối hợp với các đơn vị bộđội chủ lực phục kích tiêu diệt, làm bịthương và bắt sống 5.561 tên địch trong hàng trăm cuộc tập kích lớn, nhỏ. Trong đó, tiêu biểu, oanh liệt nhất đó là quân và dân Tiên Lãng đã anh dũng pháp trận càn Cờ - Lốt của thực dân pháp từ ngày 28/8 - 20/9/1953. Với chiến cơng đó, ngày 29/9/2953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen và tặng thưởng huyện Tiên Lãng huân chương Kháng chiến hạng nhất. Đây là dấu son chói lọi cho tinh thần anh dũng, quả cảm mưu trí và lịng u nước mãnh liệt của nhân dân Tiên Lãng anh hùng và từ đó ngày 28/8 hàng năm trở thành ngày truyền thống của quân và dân Tiên Lãng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng