THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYẾN BIỂN

Một phần của tài liệu khảo sát một chuyến biển trên tàu câu cá ngừ đại dương 150 - 200 cv, xác định nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất (Trang 56 - 107)

2. Phương pháp điều tra số liệu

3.6. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYẾN BIỂN

3.6.1. Thông tin về chuyến biển

a, Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị cho chuyến biển ngày 22/8 đến ngày 15/9/2007 của tàu KH96498TS được chuẩn bị từ ngày 15/8 và cho tới ngày 21 mọi công việc đã chuẩn bị xong.

- Chuẩn bị về tàu thuyền

+ Trước khi ra khơi công việc chuẩn bị tàu thuyền là rất quan trọng vì trong hoạt động khai thác, tàu thuyền đóng vai trò quyết định đến an toàn sinh mạng cho toàn bộ thuyền viên trên tàu.

 Kiểm tra vỏ tàu có bị rạn nứt không  Tàu phải cạo hà vì bám rất nhiều ở đáy tàu

 Kiểm tra độ kín nước của tàu thuyền nếu vỏ bị thủng hoặc những chỗ có nguy cơ bị thủng thì phải gia cố, trường hợp nhiều chỗ có nguy cơ bị thủng thì cần được thay thế ngay

 Công việc làm vệ sinh tàu được thực hiện rất tốt trong buổi sáng ngày 20 tất cả mọi vị trí trên tàu được dọn dẹp sạch sẽ và ngăn nắp các dụng cụ để đúng vị trí để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến biển.

52

 Kiểm tra lại toàn bộ các dụng cụ phục vụ cho quá trình khai thác của tàu dù phần việc này đã được kiểm tra trước đó bao gồm:

 Kiểm tra lại số bọc triên câu có đủ không

 Tàu chuẩn bị 10 kg dây thẻo dự phòng, 200 lưỡi câu dự phòng, 2kg lock kẹp và 100 dây giáp mối

+ Công việc chuẩn bị về tàu thuyền phải được kiểm tra một cách kỹ lưỡng

và để đảm bảo an toàn có thể cho toàn bộ thuyền viên trên tàu bởi khai thác xa bờ là công việc luôn có sự rình rập các tai nạn có thể có thể xảy ra, bởi vậy thuyền trưởng nhắc nhở đôn đốc thuyền viên phải kiểm tra thực hiện tốt công tác chuẩn bị để chio chuyến biển được an toàn.

- Chuẩn bị về máy

+ Kiểm tra máy chính trên tàu xem có hoạt động tốt hay không bằng cách cho chạy thử, trường hợp máy chính bi hỏng hóc cần được sửa chữa ngay, nếu 1 bộ phận của máy chính bị hỏng thì cần được thay thế ngay, máy phải được thay nhớt, dầu mỡ đúng định kỳ để tàu có thể hoạt động trơn tru. Các ổ trục truyền lực từ máy chính cũng phỉ được kiểm tra kỹ càng, tra dầu bôi mỡ thường xuyên để giảm ma sát và bào mòn, tránh trường hợp ổ trục bị bào mòn vì không được bôi trơn gây lên sự cố đáng tiếc xảy ra.

- Chuẩn bị về trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu thủng và cứu hỏa

+ Chuẩn bị về trang thiết bị hàng hải điện trên tàu, nếu phát hiện thấy hư hỏng những chỗ có thể gây chập thì cần phải sửa chữa và thay thế. Kiểm tra máy định vị, máy đàm thoại, la bàn, nếu có hư hỏng thì cần thay thế hoặc sửa chữa ngay. Khi cho chạy thử phát hiện đèn mạn phải không sáng và ngay lập tức đường dây được kiểm tra và phát hiện dây nối bị đứt nguyên nhân bị chuột cắn. Bình ắc quy, Dinamo cũng đã được kiểm tra cẩn thận và cho hoạt động thử. Ngoài ra thì la bàn và các phao phát tín hiệu ánh sáng cũng được kiểm tra lần cuối trước khi tàu ra khơi. Kiểm tra lại lượng pin mang theo cho đèn tín hiệu ánh sáng thấy đã đảm bảo.

53

+ Chuẩn bị về thiết bị cứu thủng: Kiểm tra số lượng và chất lượng nêm, gỗ, dẻ, keo hồ, bộ đồ mộc, bộ đồ nề, có trên tau không có đủ về số lượng không nếu thiếu thì cần phải bổ xung gấp.

+ Trang thiết bị cứu sinh: Số lượng phao áo

+ Trang bị cứu hỏa: Kiểm tra bình cứu hỏa, số lượng xô, bạt cứu hỏa, và chăn mền, cát, búa, câu liêm và máy bơm hút khô.

- Chuẩn bị về nhiên liệu, lương thực thực phẩm nước ngọt và các vật dụng khác

+ Chẩn bị về nguyên liệu, lương thực thực phẩm, nước ngọt và các vật khác.

Vì tàu hoạt động xa bờ dài ngày trên biển nên nguyên nhiên liệu cần phải được lấy đủ số lượng và chất lượng cho mỗi chuyến biển, các vật như thuốc men cũng cần được trang bị đầy đủ để phòng những lúc bênh tật để có thuốc chữa trị kịp thời.

+ Chuẩn bị về nguyên liệu: Chuẩn bị cá mồi là loài cá nục, cá chuồn còn tươi hoặc mực xà không chày xước cấp đông lạnh nguyên con và được xếp ngay ngắn trong các khay đá, giữa các lớp đá được xếp trong khay được xếp ngăn cách bằng tấm nylon để tiến hành khi móc mồi câu lên. về đá cây lấy đầy các hầm (4 hầm) đựng sản phẩm khai thác được, tàu chuẩn bị 350 cây đá để đáp ứng nhu cầu bảo quản cá luôn tươi.

+ Nhiên liệu: Theo công suất của tàu là 140CV thì tàu đã chẩn bị 5000 lít dầu và 100 lít nhớt và mỡ bôi trơn, 100 lít dầu thuỷ lực và để phục vụ cho việc sinh hoạt củ thuyền viên tàu đã chuẩn bị 2 bình ga.

Bảng 3.5 Nhiên liệu chuẩn bị cho chuyến biển Loại nhiên liệu Số lượng (lít)

Dầu 5000

Nhớt 100

Dầu thuỷ lực 100

54

+ Lương thực, thực phẩm: Chuyến biển kéo dài tối đa là 26 ngày lao động trên tàu là 9 người nên khối lượng gạo chuẩn bị là 200kg, 10m3 nước ngọt, các loại rau quả thực phẩm khác để phục vụ đẩm bảo sức khoẻ cho người lao động sản xuất tốt nhất.

Bảng 3.6 Thống kê lương thực thực phẩm phục vụ cho chuyến biển Các loại lương thưc Khối lượng(kg)

Gạo 300

Thịt heo 8

Thịt gà 5

Mì tôm 4(hộp)

Rau, củ, quả 30

Dầu ăn 15 chai

Nước mắm 5 lít

Muối ăn 3

Đường kính 4

cafe 5

Tương ớt 14 chai

b, Quá trình tàu hành trình đến ngư trường

- Đúng 10h ngày 22/8/2007 khi thuyền trưởng kiểm tra só lượng thuyền viên tàu đã có mặt đầy đủ, thuyền trưởng ra lệnh nhổ neo và đúng 10h30’cùng ngày tàu bắt đầu hành trình tới ngư trường mà thuyền trưởng đã định trước. Trong suốt thời gian tàu hành trình không có vấn đề gì xảy ra. Tới 7h sáng ngày hôm sau 23/8 tàu đã có mặt tại ngư trường và bắt đầu khai thác.

c, Quá trình khai thác

- Quá trình khai thác diễn ra từ ngày 23/8 đến ngày 15/9/2007 ngoài vùng biển có tọa độ từ 8o đến 13ºN, 109o đến 112ºE. Công việc khai thác diễn ra như sau: Mỗi ngày tàu thả một mẻ câu, mỗi mẻ bao gồm có các công đoạn sau.

55

+ Quá trình ngâm câu diễn ra trong khoảng từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ

+ Quá trình thu câu diễn ra từ khoảng 19h hoặc 20h đến 4h sáng ngày hôm sau.

- Ngoài công việc thả câu, thu câu ngư dân còn phải đánh mồi để phục vụ cho công việc đánh bắt. Công việc này thường được thực hiện sau khi thả câu xong thì đánh mồi vào buổi chiều thường là lúc 15h chiều. Trong trường hợp đánh mồi lúc thu xong câu thì thường diễm ra vào buổi sáng lúc 6h và thời gian thực hiện xong công việc đánh lưới chuồn là mất 3 tiếng.

d, Hành trình về

- Sau khi thu xong mẻ câu lúc 5h sáng ngày 14/9 thuyền trưởng cho tàu hành trình vào bờ, công việc này đã thống nhất từ ngày 13 vì tàu đã hết đá và tàu khai thác không có cá, sau thời gian 24 tiếng hành trình đến 5h sáng ngày 15/9 tàu đã hành trình về bến.

e, Vệ sinh tàu

- Trong quá trình hành trình từ ngư trường về bến thì công việc làm vệ sinh tàu được diễn ra, thuyền trưởng ra lệnh cho các thuyền viên làm vệ sinh trên tàu dọn sach tất cả từ ca bin xuống măt boong, sau đó giặt lưới chuồn, các dụng cụ dùng để xử lý cá như: Móc cá, dùi chọc đầu cá, dây chọc tuỷ cá, dao mổ cá, bàn chải nylon, vòi nước rửa cá, găng tay. Phải được vệ sinh rửa sạch bằng nước biển, trước khi tàu hành trình từ ngư trường về bến bốc cá thì các dụng cụ phục vụ cho việc xử lý đánh bắt và mặt boong của tàu phải được dọn vệ sinh, dùng xà bông hoặc hoá chất nếu có để vệ sinh, sau đó rửa sạch bằng nước biển. Khi tàu vào đến vịnh Nha Trang, người phụ trách về máy tiến hành tháo các máy móc hàng hải trên tàu bao gồm: Máy đàm thoại, máy định vị, la bàn, tiến hành lau chùi và đóng gói bảo quản một cách kỹ càng.

f, Công việc bán cá và làm vệ sinh sau khi bán cá

-Công việc bán cá diễn ra ngay sau khi tàu về bến khoảng 2 tiếng sau chủ nậu đến đánh giá chất lượng sản phẩm cá ngừ và đưa ra biểu giá cụ thể của từng loại cá và cân cá sau đó cá được phân loại cá nào được xuất khẩu thì được chuyển đi cẩn

56

thận. Và khi cá được các bà buôn đưa đi thuyên viên trên tàu lại phải tiếp tục làm công việc vệ sinh các hầm chứa cá là hầm số 2 đựng cá tạp và hầm số 4 đựng cá Ngừ. Đồng thời phải đưa toàn bộ triên câu và thẻo câu vào trong cabin để bảo quản và một số hư hỏng được đưa lên bờ để sửa chữa.

g, Công tác chuẩn bị cho chuyến sau -

Sau khi công tác làm vệ sinh xong các thuyền viên được về nhà nghỉ ngơi vì thuyền của ngư dân nên chủ tàu cũng là thuyền trưởng và sau 2 đến 3 ngày các thuyền viên phải tới nhà thuyền trưởng để cộng tiền và nhận tiền chuyến biển trước đó vì chủ tàu luôn giữ lại lương của 1 chuyến biển của thuyền viên nhằm tránh tình trạng thuyền viên bỏ tàu bên cạnh đó sẽ không xảy ra trường hợp thiếu thuyền viên khi tàu đang hoạt động.

- Sau đó thuyền trưởng phải thông báo cho các thuyền viên biết thời gian hoạt động của chuyến biển sau để cho các thuyền viên chuẩn bị và xắp xếp thời gian thời gian. Trong quá trình tàu về nghỉ thường các thuyền viên phải làm công việc sửa chữa lại vàng câu, thay thế nếu như có sự hư hỏng trong toàn bộ cấu trúc của vàng câu. Khi quyết định ngày ra khơi tiếp theo công việc chuẩn bị ra khơi lại tương tự như phần chuẩn bị cho chuyến biển đã được trình bày ở trên.

3.6.2. Tai nạn xảy ra trong quá trình khai thác

Tai nạn xảy ra trên tàu khai thác xuất phát từ những sự cố thường xuyên xảy ra trên tàu, những sự cố này một phần là do điều kiện ngoại cảnh các yếu tố sóng gió, tàu thuyền, trang bị bảo hộ còn lại nguyên nhân chính là do ý thức không nghiêm túc trong quá trình hoạtđộng sản xuất của ngư dân. Chính vì vậy mà tai nạn trong nghề câu vẫn xảy ra và có nguy cơ ngày một gia tăng. Trong chuyến biển khảo sát tôi đã ghi chép lại toàn bộ các tai nạn xảy ra trong sản xuất cụ thể như sau:

57

Bảng 3.7 Thống kê tai nạn do lưỡi câu quấn vào người Trong thời gian thả câu Trong thời gian thu câu Mẻ

Tần xuất Nguyên nhân Tần xuất Nguyên nhân

1 0 0 0 0

2 0 0 0 0

3 0 0 0 0

4 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

5 0 0 1 Do ý thức của thuyền viên

6 0 0 0 0

7 0 0 0 0

8 0 0 0 0

9 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

10 0 0 0 0

11 0 0 0 0

12 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

13 0 0 0 0

14 0 0 0 0

15 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

16 0 0 0 0

17 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

18 0 0 1 Do ý thức của thuyền viên

19 0 0 0 0

Nhận xét:

Theo tài liệu ghi chép thì tất cả có 7 lần lưỡi câu mắc vào người hậu quả để lại là những vết thương chủ yếu vào tay, vào vai thuyền viên. Tai nạn do lưỡi câu móc vào người nguyên do cơ bản là do thuyền viên không nghiêm túc trong công việc những sơ ý mải nói chuyện, đùa giỡn và do lưỡi câu để không đúng thứ tựđã

58

dẫn đễn tai nạn, tuy nhiên tai nạn này cũng rất ít xảy ra trong nhưng mức độ nguy hiểm của nó là rất cao

- Trong quá trình thả câu, tai nạn xảy ra thường do người mắc câu không chú ý mải nói chuyện, mải đùa giỡn lơđãng trong công việc đã để lưỡi câu móc vào tay cụ thể trong mẻ thứ 4 và mẻ thứ 9 có hai thuyền viên là Trần Bình và Trần Văn Tư do mải nói chuyện đã bị lưỡi câu mắc vào tay, hậu quả là vết thương đã chảy máu ngay lập tức hai thuyền viên đã được nghỉ để chăm sóc vết thương. Do lưỡi câu không mắc vào sâu nên hai thuyền viên đó vẫn làm việc được trong mẻ tiếp theo. Trường hợp tai nạn xảy ra khi quá trình thu câu người thu thẻo đã để lưỡi câu không đúng thứ tự nên khi thả câu đã bị lộn giữa dây triên và lưỡi câu làm cho lưỡi câu văng mạnh ra khỏi giỏ chứa đã gây ra tai nạn. Cụ thể trong trường hợp ở mẻ thứ 12, mẻ 15 và 17 các thuyền viên Trần Văn Quan, Lê Minh An đã bị lưỡi câu mắc vào áo trong quá trình đang thả dây triên và ngay lập tức các thuyền viên đã nhảy ngay xuống biển để tránh lực kéo của thẻo câu do tàu không dừng kịp, hậu quả là hai thuyền viên đã bị rách áo và vết thương chày da chảy máu do lưỡi câu mắc sượt vào da. Đây là trường hợp tai nạn rất nguy hiểm vì nếu mà không nhanh ý nhảy xuống biển để lưỡi câu mắc sâu vào vai thì hậu quả khó có thể lường trước được.

- Trong quá trình thu câu, tai nạn xảy ra khi lưỡi câu dính mồi phải cá hố và cá đuối, do hai loại cá này không có giá trị kinh tế nên đã thả ra không lấy, trong quá trình gỡ cá để gỡ nhanh các thuyền viên đã quăng mạnh thẻo vào mạn tàu mục đích làm cho cá rời khỏi lưỡi, vì quăng mạnh do lưỡi câu mắc không chặt cá chưa đập vào mạn tàu thì cá đã rời khỏi lưỡi sau khi cá tuột khỏi lưỡi lực quăng còn rất mạnh lưỡi câu đã đập mạnh vào người gỡ. Cụ thể trong mẻ câu thứ 5 và thứ 18 thuyền viên Lê Văn Hai trong quá trình gỡ cá đuốiđã bị lưỡi câu đập mạnh vào vai. Hậu quả vết thương bị bầm tím ngay lập tức thuyền viên đã nghỉ và được thay thế thuyền viên khác.Có rất nhiều cách để gỡ cá như kéo cá lên boong tàu và dùng tay móc lưỡi câu ra đôi lúc do thẻo câu bị cá cắn gần đứt nên dùng giao cắt luôn thì sẽ rất an toàn cho ngư dân, nhưng vì do thói quen làm việc vì tiện, nhanh nên ngư dân vẫn bất chấp tai nạn xảy ra.

59

b, Tai nạn do chầy đập cá đập trượt vào chân

Bảng 3.8 Thống kê tai nạn do chầy đập cá đập trượt vào chân Trong thời gian thu câu

Mẻ

Tần xuất Nguyên nhân

1 0 0 2 0 0 3 0 0 4 1 Sóng gió và cá giẫy mạnh 5 0 0 6 0 0 7 1 Sóng gió và cá giẫy mạnh 8 0 0 9 0 0 10 0 0 11 1 Sóng gió và cá giẫy mạnh 12 0 0 13 0 0 14 0 0 15 0 0 16 0 0 17 1 Sóng gió và cá giẫy mạnh 18 0 0 19 0 0 Nhận xét:

- Tai nạn do chầy đập đập cá đập trượt vào chân chỉ xảy ra vào thời gian thu câu, khi cá được kéo lên tàu thì công việc xử lý cá đầu tiên là nhanh chóng làm cho cá chết vì vậy các thao tác đập cá phải nhanh, chính xác nhưng do các nguyên nhân sóng gió lớn làm tàu lắc mạnh làm cho người đập cá đứng không vững và sẽ đập

60

trượt, ngoài ra còn có lý do do cá quẫy mạnh làm cho người đập cá khó xác định được trọng tâm nên đã đập trượt do đầu cá cứng và trơn đã làm cho chầy đập cá đập trượt vào chân.

- Trường hợp xảy ra tai nạn, trong mẻ câu thứ 4 và 17, thuyền viên Trần Văn

Một phần của tài liệu khảo sát một chuyến biển trên tàu câu cá ngừ đại dương 150 - 200 cv, xác định nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất (Trang 56 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)