Tai nạn xảy ra trong quá trình khai thác

Một phần của tài liệu khảo sát một chuyến biển trên tàu câu cá ngừ đại dương 150 - 200 cv, xác định nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất (Trang 61 - 69)

2. Phương pháp điều tra số liệu

3.6.2.Tai nạn xảy ra trong quá trình khai thác

Tai nạn xảy ra trên tàu khai thác xuất phát từ những sự cố thường xuyên xảy ra trên tàu, những sự cố này một phần là do điều kiện ngoại cảnh các yếu tố sóng gió, tàu thuyền, trang bị bảo hộ còn lại nguyên nhân chính là do ý thức không nghiêm túc trong quá trình hoạtđộng sản xuất của ngư dân. Chính vì vậy mà tai nạn trong nghề câu vẫn xảy ra và có nguy cơ ngày một gia tăng. Trong chuyến biển khảo sát tôi đã ghi chép lại toàn bộ các tai nạn xảy ra trong sản xuất cụ thể như sau:

57

Bảng 3.7 Thống kê tai nạn do lưỡi câu quấn vào người Trong thời gian thả câu Trong thời gian thu câu Mẻ

Tần xuất Nguyên nhân Tần xuất Nguyên nhân

1 0 0 0 0

2 0 0 0 0

3 0 0 0 0

4 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

5 0 0 1 Do ý thức của thuyền viên

6 0 0 0 0

7 0 0 0 0

8 0 0 0 0

9 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

10 0 0 0 0

11 0 0 0 0

12 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

13 0 0 0 0

14 0 0 0 0

15 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

16 0 0 0 0

17 1 Do ý thức của thuyền viên 0 0

18 0 0 1 Do ý thức của thuyền viên

19 0 0 0 0

Nhận xét:

Theo tài liệu ghi chép thì tất cả có 7 lần lưỡi câu mắc vào người hậu quả để lại là những vết thương chủ yếu vào tay, vào vai thuyền viên. Tai nạn do lưỡi câu móc vào người nguyên do cơ bản là do thuyền viên không nghiêm túc trong công việc những sơ ý mải nói chuyện, đùa giỡn và do lưỡi câu để không đúng thứ tựđã

58

dẫn đễn tai nạn, tuy nhiên tai nạn này cũng rất ít xảy ra trong nhưng mức độ nguy hiểm của nó là rất cao

- Trong quá trình thả câu, tai nạn xảy ra thường do người mắc câu không chú ý mải nói chuyện, mải đùa giỡn lơđãng trong công việc đã để lưỡi câu móc vào tay cụ thể trong mẻ thứ 4 và mẻ thứ 9 có hai thuyền viên là Trần Bình và Trần Văn Tư do mải nói chuyện đã bị lưỡi câu mắc vào tay, hậu quả là vết thương đã chảy máu ngay lập tức hai thuyền viên đã được nghỉ để chăm sóc vết thương. Do lưỡi câu không mắc vào sâu nên hai thuyền viên đó vẫn làm việc được trong mẻ tiếp theo. Trường hợp tai nạn xảy ra khi quá trình thu câu người thu thẻo đã để lưỡi câu không đúng thứ tự nên khi thả câu đã bị lộn giữa dây triên và lưỡi câu làm cho lưỡi câu văng mạnh ra khỏi giỏ chứa đã gây ra tai nạn. Cụ thể trong trường hợp ở mẻ thứ 12, mẻ 15 và 17 các thuyền viên Trần Văn Quan, Lê Minh An đã bị lưỡi câu mắc vào áo trong quá trình đang thả dây triên và ngay lập tức các thuyền viên đã nhảy ngay xuống biển để tránh lực kéo của thẻo câu do tàu không dừng kịp, hậu quả là hai thuyền viên đã bị rách áo và vết thương chày da chảy máu do lưỡi câu mắc sượt vào da. Đây là trường hợp tai nạn rất nguy hiểm vì nếu mà không nhanh ý nhảy xuống biển để lưỡi câu mắc sâu vào vai thì hậu quả khó có thể lường trước được.

- Trong quá trình thu câu, tai nạn xảy ra khi lưỡi câu dính mồi phải cá hố và cá đuối, do hai loại cá này không có giá trị kinh tế nên đã thả ra không lấy, trong quá trình gỡ cá để gỡ nhanh các thuyền viên đã quăng mạnh thẻo vào mạn tàu mục đích làm cho cá rời khỏi lưỡi, vì quăng mạnh do lưỡi câu mắc không chặt cá chưa đập vào mạn tàu thì cá đã rời khỏi lưỡi sau khi cá tuột khỏi lưỡi lực quăng còn rất mạnh lưỡi câu đã đập mạnh vào người gỡ. Cụ thể trong mẻ câu thứ 5 và thứ 18 thuyền viên Lê Văn Hai trong quá trình gỡ cá đuốiđã bị lưỡi câu đập mạnh vào vai. Hậu quả vết thương bị bầm tím ngay lập tức thuyền viên đã nghỉ và được thay thế thuyền viên khác.Có rất nhiều cách để gỡ cá như kéo cá lên boong tàu và dùng tay móc lưỡi câu ra đôi lúc do thẻo câu bị cá cắn gần đứt nên dùng giao cắt luôn thì sẽ rất an toàn cho ngư dân, nhưng vì do thói quen làm việc vì tiện, nhanh nên ngư dân vẫn bất chấp tai nạn xảy ra.

59

b, Tai nạn do chầy đập cá đập trượt vào chân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.8 Thống kê tai nạn do chầy đập cá đập trượt vào chân Trong thời gian thu câu

Mẻ

Tần xuất Nguyên nhân

1 0 0 2 0 0 3 0 0 4 1 Sóng gió và cá giẫy mạnh 5 0 0 6 0 0 7 1 Sóng gió và cá giẫy mạnh 8 0 0 9 0 0 10 0 0 11 1 Sóng gió và cá giẫy mạnh 12 0 0 13 0 0 14 0 0 15 0 0 16 0 0 17 1 Sóng gió và cá giẫy mạnh 18 0 0 19 0 0 Nhận xét:

- Tai nạn do chầy đập đập cá đập trượt vào chân chỉ xảy ra vào thời gian thu câu, khi cá được kéo lên tàu thì công việc xử lý cá đầu tiên là nhanh chóng làm cho cá chết vì vậy các thao tác đập cá phải nhanh, chính xác nhưng do các nguyên nhân sóng gió lớn làm tàu lắc mạnh làm cho người đập cá đứng không vững và sẽ đập

60

trượt, ngoài ra còn có lý do do cá quẫy mạnh làm cho người đập cá khó xác định được trọng tâm nên đã đập trượt do đầu cá cứng và trơn đã làm cho chầy đập cá đập trượt vào chân.

- Trường hợp xảy ra tai nạn, trong mẻ câu thứ 4 và 17, thuyền viên Trần Văn Tư có trách nhiệm đập chết cá và do tàu lắc, cá giãy mạnh, vì muốn đập chết cá nhanh nhất đã đập manh do đầu cá trơn chân trụ đứng không vững nên đã đập trượt vào chân. Hậu quả là chân của thuyền viên bị bầm tím gây đau đớn và phải nghỉ làm việc. Trường hợp tương tự xảy ra đối với các thuyền viên Lê Minh An, Trần Văn Quan trong các mẻ 7 và 11 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc sản xuất chung của tàu.

c, Tai nạn do bị sứa cắn

Bảng 3.9 Thống kê tai nạn do bị sứa cắn

Trong thời gian thả câu Trong thời gian ngâm câu Mẻ Tần xuất Nguyên nhân Tần xuất Nguyên nhân

1 1 Do triên câu quấn chân vịt 0 0

2 0 0 0 0

3 0 0 0 0

4 0 0 1 Do lưới chuồn quấn chân vịt

5 0 0 0 0

6 1 Do triên câu quấn chân vịt 0 0

7 0 0 0 0

8 0 0 0 0

9 0 0 0 0

10 0 0 0 0

11 0 0 1 Do lưới chuồn quấn chân vịt

12 0 0 0 0

61

14 0 0 0 0

15 0 0 0 0

16 0 0 0 0

17 1 Do triên câu quấn chân vịt 0 0

18 0 0 0 0

19 0 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét:

Đây là tai nạn gián tiếp xảy ra những lúc triên câu quấn chặt vào chân vịt thì không còn cách nào khác là ngư dân phải lặn xuống nước để cắt lưới và triên sau đó mới gỡ ra khỏi chân vịt, trong đó dưới biển thì có rất nhiều loại sứa trong đó ngư dân không được trang bị bất cứ bộ đồ lặn nào má cởi trần xuống biển nên ngư dân không thể tránh khỏi sứa cắn, bên cạnh đó có nhiều trường hợp đúng phải những lúc có sóng lớn thì ngư dân khó có thể tiếp xúc được với chân vịt vì do sóng đẩy đi đẩy lại chính vì thế mà ngư dân bị sóng đẩy mạnh vào tàu nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt là trong đêm tối lúc thu câu thì càng nguy hiểm. Ngoài ra trong vùng biển hoạt động của tàu câu có rất nhiều cá mập, nếu như không may cá mập xuất hiện thì tại nạn còn khủng kiếp hơn vì trên tàu không trang bị vũ khí gì mà khống chế được cá mập, đây cũng là vấn đề hết sức cần thiết để ngăn chặn tại nạn xảy ra.

- Trong quá trình thả câu: Tai nạn xảy ra khi triên câu quấn vào chân vịt do dây quấn nhiều lên thuyền viên phải xuống biển để gỡ, ngay trong mẻ đầu tiên thuyền viên Trần Bình đã bị sứa cắn do cởi trần xuống biển không có áo bảo hộ, sứa cắn để lại những vết bầm nhỏ rất đau và ngứa, khi tôi hỏi thuyền viên bị nạn thì họ cho rằng bị sứa cắn thì rất khó chịu khoảng 3 tiếng sau thì mới hết đau và ngứa các trường hợp ở mẻ thứ 6, mẻ 13 và mẻ 17 thuyền viên bị nạn cũng là Trần Bình đây là thuyền viên thường xuyên xuống biển trong các trường hợp gặp sự cố về triên câu quấn chân vịt.

- Trong quá trình ngâm câu: Do khi thả xong mẻ câu tàu phảiđánh lưới chuồn nên trong khi thu lưới chuồn do tàu vận tảiđi lại qua khu vực đó làm đứt lưới chuồn vì vậy mà thuyền trưởng phải điều động tàu đi tìm lưới do đặc tính lưới chuồn nhẹ

62

nên khi bị đứt thì trôi rất nhanh, trong các mẻ 7 và mẻ 11 sự cố lưới chuồn quấn chân vịt xảy ra do lưới quấn vào chân vịt quá nhiều làm tàu không chạy được, thuyền trưởng đã lệnh cho thuyền viên Trần Văn Tư xuống biển để cắt lưới, cũng do không có quần áo bảo hộ khi xuống biển nên thuyền viên Trần Văn Tưđã bị sứa cắn, cũng biết là trong thời gian đó biển rất lắm sứa nhưng không còn cách nào khác thuyền viên phải chấp nhận chịu đau để sử lý sự cố trên.

d, Tai nạn do bị đá cứa

Bảng 3.10 Thống kê tai nạn bị đá cứa

Trong thời gian ngâm câu Trong thời gian thu câu Mẻ Tần xuất Nguyên nhân Tần xuất Nguyên nhân 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0

5 1 Sóng gió và trang bị bảo hộ 0 0

6 0 0 1 Sóng gió và trang bị bảo hộ

7 0 0 0 0

8 0 0 0 0

9 0 0 0 0

10 0 0 1 Sóng gió và trang bị bảo hộ

11 0 0 0 0 12 0 0 0 0 13 0 0 0 0 14 0 0 0 0 15 0 0 0 0 16 0 0 0 0 17 0 0 0 0 18 0 0 0 0

63

Nhận xét: Tai nạn do đá cứa vào tay xảy ra trong quá trình ngâm câu thường thì các thuyền viên phải xay đá dự trữ cho mẻ thu câu tới hoặc trong quá trình thu câu do thiếu đá xay thì phải xay tiếp, do đá có cấu tạo rất cứng trong quá trình lấy đá bỏ vào máy xay do sóng lớn làm tàu lắc mạnh thì công việc lấy đá là rất khó khăn khi thuyền viên lấy đá bỏ vào máy xay ngư dân không đeo bao tay nên đã bị đá cứa rách tay. Tai nạn xảy ra do hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người lao động vì chủ quan tưởng chừng như không có gì nhưng thực tế đi vào sản xuất thì nó phát sinh rất nhiều. Cụ thể có những tai nạn sau:

-Trong mẻ thứ 5 và mẻ 19 trong quá trình ngâm câu thuyền viên lấy đá lên xay do sóng lớn, tàu lắc rất mạn thuyền viên Lê Minh An trong lúc bê đá vào máy do chủ quan không đeo bao tay nên đã bị đá cứa vào tay. Hậu quả vết thương dài 2cm và chảy rất nhiều máu ngay lập tức thuyền viên đã kịp thời băng bó và cầm máu. Do đá vỡ nên cạnh nó rất sắc và bén vì phải giữ thăng bằng cho người nên tay thuyền viên phải xiết chặt vào đá đây là trường hợp đáng tiếc xảy ra vì nếu thuyền viên có đeo bao tay thì tai nạn chắc chắn không xảy ra.

- Trong quá trình thu câu thì có 2 trường hợp xảy ra với trường hợp của thuyền viên Trần Bình ở các mẻ 6 và mẻ 11 tuy nhiên vết cứa nhẹ dài 1cm và máu ít chảy, sau khi băng lại thì thuyền viên vẫn tiếp tục làm việc được. Qua đây tôi thấy trên tàu phải trang bị đồ bảo hộ lao động để tránh những tai nạn cho thuyền viên và để họ yên tâm sản xuất.

Trên đây là toàn bộ những tai nạn, sự cố đã xảy ra trong quá trình khai thác mà tôi chứng kiến được dựa vào nhật ký (phiếu điều tra, đã ghi chép từng mẻ) tôi thống kê ra các tai nạn, sự cố trên.

64

Một phần của tài liệu khảo sát một chuyến biển trên tàu câu cá ngừ đại dương 150 - 200 cv, xác định nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất (Trang 61 - 69)