MỘT SỐ VỤ TAI NẠN ĐIỂN HÌNH TRONG NĂM 2007

Một phần của tài liệu khảo sát một chuyến biển trên tàu câu cá ngừ đại dương 150 - 200 cv, xác định nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất (Trang 91 - 107)

2. Phương pháp điều tra số liệu

3.9.MỘT SỐ VỤ TAI NẠN ĐIỂN HÌNH TRONG NĂM 2007

3.9.1. Tàu mang số đăng ký: KH96446TS

Chủ tàu: Đỗ thị Diệt

Địa chỉ : 45 Hà Ra – Vĩnh Phước – TP Nha Trang. Ngày xảy ra tai nạn: 20/03/2007

Địa điểm xay ra tai nạn: Vùng biển Bình Định

Diễn biến tai nạn: Ngày 22/02/2007 tàu xuất bến tại bến Tam Quan – Bình Định đi câu cá ngừ đại dương, đến ngày 20/03/2007 nhận được tin có bão trên radio thuyền trưởng điều tàu chạy vào vị trí núp gió. Khi chạy tới vị trí có toạ độ ( 14º30’ N; 115º30’ E ) thì bị hỏng máy do nhiệt độ làm mát tăng vượt qúa giới hạn cho phép làm đứt don chân sơ mi máy số 1. Nước làm mát chảy vào cac-te pha lẫn dầu bôi trơn gây hư hỏng các chi tiết liên quan.

Nguyên nhân: Do nhiệt độ nước làm mát vượt quá giới hạn.

3.9.2. Tàu mang số đăng ký: KH6328TS

Chủ tàu: Tô Đình Hảo

Địa chỉ : Phương Mai – Vĩnh Phước – TP Nha Trang. Ngày xảy ra tai nạn: 25/11/2007

87

Diễn biến tai nạn: Tàu đang hoạt động kéo lưới tại vùng biển Vũng Tàu thì lò xo côn đầu cốt máy bị bung ra khỏi vị trí làm cho côn và đầu côn cốt máy bị hỏng, máy không hoạt động được thuyền trưởng đã liên lạc qua máy đàm thoại và thuê tàu KH4456TS kéo về Phan Rang sửa chữa.

Nguyên nhân: Do máy cũ kém chất lượng

3.9.3. Tàu mang số đăng ký: KH6436TS

Chủ tàu: Huỳnh Văn Ký.

Địa chỉ : 47 cồn Tân Lập – Duy Thanh – Xương Huân – TP Nha Trang. Ngày xảy ra tai nạn : 16/08/2007. Thuyền trưởng : Nguyễn Ngọc Tuấn Địa điểm xảy ra tai nạn: Vùng biển Ninh Thuận

Diễn biến tai nạn: Vào lúc 11h000 ngày 16/08/2007 tàu đang hoạt động tại vùng biển Ninh Thuận do thời tiết xấu, vỏ tàu bị phá nước làm nước chảy vào nhiều không bơm kịp, thuyền trưởng gọi tàu KH96741TS và KH69480TS cứu hộ. Đến 15h cùng ngày thuyền viên lặn nhét giẻ vào khe vỏ bị thủng và dùng máy bơm hút song rồi kéo về Nha Trang sửa chữa.

Nguyên nhân tai nạn: Do vỏ tàu bằng gỗ đã quá cũ đồng thời là điều kiện thời tiết xấu.

3.9.4. Tàu mang số đăng ký: KH945852TS

Chủ tàu: Nguyễn Thanh Luyện

Địa chỉ: 137 Đường 2/4 – TP Nha Trang. Ngày xảy ra tai nạn: 20/02/2007

Địa điểm xảy ra tai nạn: Vùng biển Khánh Hoà (chân cầu Trần Phú )

Diễn biến tai nạn: Sáng ngày 20/02/2007 thuyền trưởng Bùi Tiến Mót cho tàu chạy ra cửa biển gần chân cầu Trần Phú thì chân vịt bị va chạm phải lòng sông làm hư hỏng.

Nguyên nhân: Do thuyền trưởng thiếu kinh nghiệm về thuỷ triều

3.9.5. Tàu mang số đăng ký: KH0279TS

Chủ tàu: DNTN Bảo Sang

88

Ngày xảy ra tai nạn: 07/08/2007

Địa điểm xay ra tai nạn: Vùng biển Đầm Môn - Vạn Ninh

Diễn biến tai nạn: Trưa ngày 07/08/2007 thuyền trưởng Ngô Tùng Linh điều khiển rời cảng du lịch Hòn Ông về khu neo đậu gặp gió lớn đẩy tàu dạt vào đá ngầm làm chân vịt của tàu va phải đá ngầm gây hư hỏng.

Nguyên nhân: Do điều kiện thời tiết xấu.

3.10. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT 3.10.1 Về tiêu chí 3.10.1 Về tiêu chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng thời gian khai thác của tàu trên biển - Giảm chi phí cho hoạt động sản xuất

- Các tàu có thể trợ giúp nhau kịp thời mỗi lúc tàu có sự cố xảy ra

- Đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động, người lao động được chăm sóc sức khỏe

- Điều kiện và thời gian làm việc phải phù hợp để người lao động có thời gian tái tạo sức lao động

- Trang bị bảo hộ lao động, đồ bảo hộ lao động phải phù hợp với công việc của người lao động, tránh cho người lao động có thể bị lạnh và bị nước biển ngấm vào người gây cảm giác lạnh.

3.10.2 Xây dựng mô hình

“Mô hình đội tàu khai thác cá ngừ đại dương ở tỉnh Khánh Hoà”. Hiện trạng tàu cá của ngư dân tỉnh Khánh Hoà đang hoạt động đơn lẻ từng hộ gia đình, mạnh ai lấy làm vì nghề cá của ta là nghề cá nhân dân, hoặc đi theo cặp để có sự hỗ trợ nhau khi gặp sự cố xảy ra như hết lương thực, thực phẩm và khi gặp sự cố về máy chính, phải đưa tàu vào bờ khi mà máy chính hỏng, chính vì thế mà hiệu quả khai thác là không cao vì thời gian hoạt động trên biển của tàu không dài tuỳ theo từng chuyến mà mỗi chuyến có thời gian khai thác là khác nhau, nếu có cá thì chuyến biển đó có thể đi 9 ngày là vào bờ vì hết đá, nhưng ngược lại khi mà không có cá thì tàu có thể khai thác tối đa trên biển là 26 ngày trên biển. có một nghịch lý ở đây là những

89

chuyến biển có nhiều cá thì tàu lại hết đá, không có cơ hội để hoạt động tiếp, đây cũng là một điều đáng tiếc vì trong thời gian này cá đang ăn mồi và để có chuyến biển kế tiếp thì ít nhất phải nửa tháng sau, rất có thể lúc này cá lại không ăn mồi nữa và thực tế này đã xảy ra trên mà tàu tôi đã đi điều tra, và kết quả chuyến biển phải chịu thua nỗ. Chính vì vậy mà trong nghề câu cá ngừ hiện nay đang trông chờ vào may rủi nhiều vì không có thiết bị nào xác định được đàn cá di cư mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, nên ngư dân cứ thả câu rồi lại thu có nhiều mẻ không có đến một con cá nào. Vì vậy muốn có khả năng khai thác tối đa đàn cá ngừ tranh thủ lúc cá ăn mồi thì tàu phải hoạt động dài ngày trên biển muốn được như vậy thì phải có một tổ chức cụ thể về khai thác chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra mô hình “Đội tàu khai thác cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hoà” hoạt động theo mô hình hợp tác khoảng 5 đến 6 tàu cùng hoạt động có thể là do các tàu cùng xóm bảo nhau cùng hoạt động, hoặc do cá nhân đứng lên đóng tàu hoạt động. Mục đích lớn nhất của mô hình này là khai thác hiệu quả hơn bởi khi lập đội tàu này thì thời gian hoạt động trên biển của tàu là dài là 1,5 tháng vì khi các tàu có cá thì 1 tàu sẽ chịu trách nhiệm đưa cá về và chịu trách nhiệm cung cấp nhiên liệu, thưc phẩm cho các tàu đang hoạt động. Chính vì thế mà đội tàu tân dụng tối đa cỏ hội khai thác trên biển dẫn đến hiệu quả kinh tế cao.

Với phương châm đưa sản phẩm cá ngừ tốt hơn và khi các mô hình này hoạt động thì các chủ nậu cá không thể ép giá được vì hợp tác làm ăn lâu dài giữa chủ nậu và chủ tàu.

3.10.3. Về quy mô mỗi con tàu

+ Tàu có chiều dài Lmax = 20m, Bmax = 5,5m vật liệu đóng tàu là gỗ, kết cấu liên kết bằng bulông các loại và chốt gỗ, tàu thiết kế theo kiểu dân gian phù hợp với quy phạm Việt Nam.

+ Tàu có một máy chính có công suất 450CV và một máy phụ có công suất 90CV tàu lắp máy mới sản xuất tại Nhật máy chính hiệu YANMAR, máy phụ hiệu HUYNDAI của Hàn Quốc.

+ Tàu có ca bin kích thước LxBxH= 5,2x3x2,7m phục vụ cho sinh hoạt nghỉ ngơi của thuyền viên, loại tàu này có thể hoạt động an toàn với bán kính hoạt

90

động cách bờ khoảng 800km hoạt động tới vĩ độ 117oE, trong điều kiện thời tiết xấu, biển động và có thể chịu được gió cấp 10, chi phí đóng con tàu này khoảng 2,5 tỷ đồng, một năm tàu phải hoạt động hơn 10 chuyến, tốc độ hàng hải trung bình đạt 8 - 10 hải lý.

+ Tàu có 5 hầm có thiết bị lạnh bảo quản sản phẩm, dung tích tổng cộng 30- 70 tấn. Hầm nước từ 10 - 15 tấn.

 Áp suất nén: 12-20 Kg/cm2  Tác nhân lạnh: F22

 Bình ngưng áp suất: 12-14Kgcm2 + Tàu thiết kế chỗ vệ sinh ở phía đuôi tàu

a, Các thiết bị của tàu - Thiết bị buồng máy

91

Bảng 3.21 các thiết bị tàu mô hình

TT Tên thiết bị Ký hiệu Số lượng Quy cách Xuất xứ

1 Máy chính YANMAR 1 450CV Nhật Bản

2 Máy phụ HUYNDAI 1 90CV Hàn Quốc

3 Máy phát điện 3 pha 1 25KVA Nhật Bản

4 Máy phát điện một chiều 2 24V-80W “

5 Bơm dùng chung 1 18m3 /giờ Thái lan

6 Bơm cứu hoả 1 30m3/giờ “

7 Bơm tay nhiên liệu JAPY 1 1,5m3/giờ “ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Bơm tay hút khô JAPY 1 1,5m3/giờ “

9 bảng điện chính 1 gỗ Việt Nam

10 Bình ắc quy 8 12v-200Ah “

11 Bình cứu hoả 2 CO2 “

12 Hộp tời trích lực 1 “ 13 Ly hợp vấu 1 “ 14 Két dầu dự trữ 6 1500lit/két “ 15 Két dầu trực nhật 1 500lít/két “ 16 Két nhớt dự trữ 1 400lít/két “ 17 Két dầu bẩn 1 400 lít/két “ 18 Tủ đồ nghề 1 gỗ “

92

- Hệ thống khai thác

Bảng 3.22 Hệ thống khai thác

TT Tên thiết bị Ký hiệu Số lượng Quy cách Xuất xứ 1 Động cơ thu - thả dây chính 1 380v-7.5KW Đài loan

2 Động cơ thu thẻo 1 380v-1,1KW “

3 Dây câu chính(dây triên) 60km Cước(d=5mm) Việt Nam

4 Dây thẻo 1300 sợi Cước(d=3,8mm) “

5 Lưỡi câu 1300 Chiều rộng b=30 “

6 Phao ganh 600 chiếc “

7 Phao radio 2 chiếc Nhật Bản

- Trang bị hàng hải.

Bảng 3.23 Trang bị hàng hải

TT Tên thiết bị Số lượng Các loại thông dụng

1 Thiết bị vô tuyến điện

Máy thông tin tầm trung + nguồn Máy thông tin tầm xa + nguồn Máy thu thông tin thời tiết + nguồn Hệ thống truyền thông chỉ huy Phản xạ radar 1 1 1 1 1 SS-4800 IC-718 FX-220 MH-02 RT-9 2 Thiết bị hàng hải

Máy đinh vị hải đồ (GPS) + nguồn La bàn lái

Radar hàng hải + nguồn

1 1 1 NP-2082,V-6802 T-150 FURUNO1832, JMA-2343 3 Thiết bị điện tử phục vụ khai thác

Máy đo sâu dò cá + nguồn

Máy thu vô tuyến tầm phương + nguồn Phao vô tuyến tầm phương

1 1 1 V-6202 DF-2701 KTR-18

93

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tàu đã trang bị tất cả các phương tiện hiện đại cho một tàu khai thác cá ngừ đại dương, tàu hoạt động với tất cả các tính năng hàng hải phục vụ cho việc khai thác cá đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời đảm bảo an toàn tính mạng cho thuyền viên ở trên tàu.

3.10.4. Sự khác biệt: Giữa mô hình sản xuất trên với mô hình sản xuất hiện trạng nghề câu tỉnh Khánh Hoà. nghề câu tỉnh Khánh Hoà.

- Về máy móc: Tàu lớn hơn tàu ngư dân đang hoạt động tàu có chiều dài 20m, có trang bị máy móc tốt hơn, công suất máy vượt trội so với tàu ngư dân cụ thể là tàu có công suất 450CV. Đặc biệt tàu có trang bị máy phụ, tàu có thể chịu được sóng cấp 10 đây là điều kiện rất tốt để tàu hoạt động được xa bờ, so với tàu của ngư dân thì tàu có trang bị thêm máy đo sâu dò cá, radar hàng hải đây là hai thiết bị quan trọng cho tàu hoạt động vì máy dò cá có thể biết vị trí cũng như hướng di chuyển của đàn cá, còn hiện tại ngư dân thường sử dụng vào kinh nghiệm khai thác nên không đạt hiệu quả cao. Radar thì có thể theo dõi được hệ thống vàng câu rõ nhất tránh được sự mất câu, ngoài ra còn có tác dụng tránh va rất hiệu quả, đây là hai thiết bị mà hiên tại 100% tàu của ngư dân là không có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngoài ra tàu còn trang bị máy thả cậu máy thu triên câu, máy thu thẻo câu, làm giảm tối đa sức lao động của ngư dân và đảm bảo sự an toàn đồng thời giảm thời gian của mẻ câu nên đã tăng số lượng mẻ câu trong chuyến biển.

- Về trang thiết bị: Thiết bị đánh bắt tàu đã tăng số lượng thẻo câu lên 1200 thẻo câu, chiều dài vàng câu là 60km, vùng hoạt động của tàu cũng rộng hơn, đã làm tăng cơ hội đánh bắt của chuyến biển.

+ Thiết bị bảo quản: Thay đổi vật liệu hầm cách nhiệt trên tàu cá ngư dân sử dụng vật liệu mới là polyuanythan và composite thay cho xốp cách nhiệt thông thường. Thay đổi phương pháp bảo quản cá phải xử lý loại bỏ nội tạng và ngâm hạ nhiệt cá trước khi đưa vào bảo quản trong hầm cách nhiệt.

+ Tàu còn trang bị các phương tiện cứư hoả, trang bị bộ đò lặn làm hạn chế tới mức thấp nhất khả năng xảy ra những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

94

+ Về chi phi cho mỗi chuyến biển: Lấy thí điểm thời gian một chuyến biển là 20 ngày.

Khấu hao: 15 triệu đồng

Nhiên liệu: 6.000 lít x 9.000đ/lít = 54 triệu đồng

Nước đá: 400 cây (50kg/cây) x 10.000 đ/cây = 4 triệu đồng Tiền ăn thuỷ thủ:12 x 20 ngày x 40.000 đ/ngày = 9,6 triệu đồng Chi phí khác: 6,4 triệu đồng

Tổng cộng: 89 triệu đồng

Nếu tàu khai thác bình quân 890kg/chuyến là: 890 x 100.000đ/kg = 89 triệu đồng thì chuyến biển đó hoà vốn. Như vậy tàu khai thác được > 0,89 tấn cá là chủ tàu có lãi và thủ thủ có lương.

So với tàu ngư dân cũng hoạt động 20 ngày thì chi phí chuyến biển của họ là 70 triệu đồng, trong đó chi phí bình quân cho 1 con tàu trong đội tàu là 89 triệu đồng hơn 19 triệu đồng, theo tính toán bởi lẽ như vậy là do số lượng tiêu hao dầu của đội câu là lớn hơn vì tàu có công suất lớn hơn, tính về số lượng sản phẩm cá ngừ thì tàu của mô hình phải đánh bắt đượ 190kg cá ngừ (khoảng 4 con) thì chi phí chuyến biển là bằng chi phí của ngư dân, theo tôi điều này cũng không có gì là khó khăn vì cơ hội khai thác của tàu mô hình là lớn hơn, số thẻo câu trong vàng lớn hơn 400 thẻo cơ hội đó sẽ lớn hơn rất nhiều, so với tàu của ngư dân.

+ Về chi phí hoàn thiện một con tàu mô hình là 2,5 tỷ đồng trong đó chi phí hoàn thiện 1 con tàu của ngư dân chỉ tốn có 1,3 tỷ đồng. Đây là vấn đề rất lớn vì chi phí đóng tàu mô hình là lớn gấp đôi, và theo tôi đây là sự đầu tư đúng đắn.

Qua đợt thực tập trên tàu KH96498TS và xuống theo dõi tình trạng hoạt động tàu câu phường Xương Huân. Tôi mạnh dạn đưa ra mô hình sản xuất trên, mô hình này cải tiến hơn hẳn tàu ngư dân đang hoạt động hơn nữa khai thác dựa trên mô hình sản xuất đội tàu nên rất thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển cá đồng thời hạn chế tối đa những tai nạn xảy ra trên tàu. Qua mô hình này tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong khoa cùng các bạn sinh viên để mô hình của tôi hoàn thiện hơn, tôi xin chân thành cảm ơn.

95

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đặc biệt khi đi khảo sát chuyến biển tôi đã thấy được thực trạng hoạt động sản xuất cá ngừ đại dương trên địa bàn tỉnh như sau.

- Thực trạng hoạt động sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hoà có khoảng 200 tàu. Chủ yếu là ở các phường Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước và Xương Huân của thầnh phố Nha Trang, nghề nà mới phát triển khoảng hơn 10 năm nay, đối tượng đánh bắt là các loài cá ngư vây vàng và cá ngừ mắt to, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Mỹ và Nhật Bản, đa số ngư dân làm nghề câu đều có kinh nghiệm đánh bắt và thường xuất thân từ các gia đình có truyền thống nghề biển, thu nhập của họ

Một phần của tài liệu khảo sát một chuyến biển trên tàu câu cá ngừ đại dương 150 - 200 cv, xác định nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất (Trang 91 - 107)