1.4.1. Tổ chức sản xuất
- Nghề câu cá ngừ đại dương nhìn chung là có hiệu quả kinh tế, đầu tư trang thiết bị ngư cụ không lớn, kỹ thuật khai thác không quá phức tạp, người lao động dễ thích nghi, giá sản phẩm cao hơn so với nghề khác.Tuy nhiên do sản lượng không ổn định, mùa vụ khai thác chính tương đối ngắn, kỹ thuật đánh bắt và công nghệ bảo quản chưa tốt, giá cả lên xuống thất thường đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả khai thác
- Chất lượng sản phẩm sau thu hoặch không cao, tỷ lệ khai thác cá đạt tương đối lớn, nguyên nhân là do kỹ thuật khai thác, công nghệ xử lý và bảo quản cá trên tàu sau đánh bắt của ngư dân chưa tốt.
1.4.2. Về trình độ công nghệ
- Mặc dù trình độ học vấn của ngư dân nhìn chung chưa cao, lực lượng thuỷ thủ chưa được đào tạo bài bản, huấn luyện về nghiệp vụ chưa cao nhưng trong quá trình sản xuất, ngư dân đã tự đào tạo tay nghề, tích luỹ dần kinh nghiệm nên số tay nghề thành thạo khá cao bên cạnh đó ngư dân cũng có những sáng kiến cải tiến kết cấu ngu cụ, tìm hiểu quy luật di cư của đàn, tìm kiếm các ngư trường khai thác mới sang chế ra máy tời thu câu, và trong thực tế đã đạt hiệu quả rất cao.
- Các thiết bị như máy định vị GPS, máy thông tin liên lạc được ngành thuỷ sản tập huấn nghiệp vụ, kết hợp với việc tự học và học lẫn nhau nên ngư dân đã sử dụng khá thành thạo nhất là các tính năng phục vụ cho quá trình sản xuất trên biển.
22
- Tuy bước đầu đã áp dụng máy tời thu dây triên câu có hiệu quả cao, giảm cưòng độ lao động cho ngư dân nhưng nhìn chin vẫn còn lao động cực nhọc. cường độ lao động cao, các khâu thả thu câu luôn khép kín thời gian trong ngày, nếu mà ngư dân trang bị thêm máy dò cá để hỗ trợ trong việc dò tìm và xác định độ sâu của chân rạn khi tổ chức khai thác các ngư trường mới, nhằm giảm thiểu rủi do khi có dòng nước trồi cho các vàng câu bị trôi vào các rạn làm đỡ tổn hao phí cho ngư dân
- Ngoài ra việc trang bị bảo hộ của ngư dân đề phòng những rủi do và những tai nạn bất ngờ xảy ra là không được tốt nên vẫn còn có những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, bên cạnh đó còn có một nguyên nhân nữa là do ý thức của người lao động không cao không nghiêm túc trong quá trình lao động nên nhiều vụ tai nạn đã xảy ra đây là một vấn đề không lạ lắm đối với người lao động ở Việt Nam khi mà tác phong lao động công nghiệp của ta không cao.
23
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu tổng quan về nghề cá tỉnh Khánh Hoà.
- Nghiên cứu các nguy cơ tiềm ẩn các tai nạn trong quá trình sản xuất trên tàu câu cá ngừ đại dương.
- Đưa ra mô hình sản xuất phù hợp với nghề khai thác cá ngừ của tỉnh Khánh Hoà.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian từ: 30/7/2007 đến ngày 10/11/2007 - Địa điểm nghiên cứu
+ Trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
+ Trên tàu khai thác cá ngừ đại dương của chủ tàu Trần Hoè Số đăng kí: KH96498TS Nơi thường trú: Số nhà 08 xóm Duy Thanh phường Xương Huân Thành Phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà.
2. 2.2. Phương pháp điều tra số liệu
Để số liệu điều tra đầy đủ, chính xác và có độ tin cậy cao, công tác điều tra phải tiến hành tổng quát, điều tra từ các ban ngành liên quan, điều tra từ những cuộc phỏng vấn trực tiếp thuyền trưởng Trần Hoè và những thủy thủ trên tàu.
Trong quá trình thực tập tôi thu thập số liệu theo các nguồn thông tin sau.
Nguồn thông tin thứ nhất:Được thu thập từ thuyền trưởng và những người thủy thủ trên tàu câu cá ngừ của chủ tàu Trần Hoè. Số đăng ký: KH96498TS. Nơi thường trú: Số nhà 08 xóm Duy Thanh phường Xương Huân Thành Phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà, dưới sự quan sát trực tiếp quy trình hoạt động sản xuất của các thuỷ thủ trên tàu câu cá ngừ, bằng phương pháp thống kê nhật ký hàng hải và nhật ký khai thác, và số liệu được ghi trong phiếu điều tra, và những cuộc phỏng
24
vấn để bổ xung vào thông tin về thực trạng an toàn trên tàu cá và từ đó xác định dược những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất.
Nguồn thông tin thứ hai: Được cung cấp nhờ các cơ quan chính quyền, các cơ
quan có chuyên môn như: Sở thủy sản Tp Nha Trang, Công ty BảoViệt Nhân Thọ Tp Nha Trang.
2.2.3. Các bước thu thập số liệu
Các bước thu thập số liệu dựa trên các nguồn số liêu sau.
- Sở Thủy Sản. Tôi qua phòng tổ chức hành chính trình giấy tờ, sau đó đến phòng kỹ thuật gặp anh Tiến nhờ liên hệ tàu thực tập tìm hiểu số lượng tàu hoạt động nghề cá của ngư dân Khánh Hoà.
- Công ty Bảo Việt Nhân Thọ. Thông qua hồ sơ lưu trữ của công ty ta có thể tìm hiểu các tai nạn xảy ra trong sản xuất (nếu có mua bảo hiểm) từ đó nắm được các nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục đối với các vụ tai nạn đã xảy ra trong năm 2007.
- Bằng phương pháp thu thập số liệu nhờ vào phiếu điều tra. Khi khảo sát trên tàu KH96498TS trên chuyến biển từ ngày 22/8 đến 15/9/2007 tôi đã thu thập số liệu như sau:
+ Theo mẫu điều tra được nhận từ phía thầy giáo hướng dẫn tôi tiến hành ghi chép tỉ mỉ những thông tin liên quan đến chuyến biển trong quá trình khai thác, do được trực tiếp trên tàu khai thác cùng ngư dân tôi đã quan sát những hành động và các thao tác trong quá trình thu, thả và ngâm câu của ngư dân. Từ đó tôi đã đấnh dấu lại các vị trí của từng người được phân công trên tàu trong quá trình khai thác và thống kê các trường hợp có nguy cơ và thường xẩy ra tai nạn nhất. Sau đó tính phần trăm số lần mà một thủy thủ gặp phải tai nạn hoặc có nguy cơ gây tai nạn để từ có biện pháp khắc phục và hạn chế tai nạn.
+ Dùng máy ảnh để chụp mô tả những công đoạn làm việc của ngư dân trong từng quá trình khai thác.
25
+ Tìm thông tin qua các bạn làm đề tài khác và khai thác nguồn thông tin trên mạng internet.
2.2.4. Xử lý số liệu
- Tàu thuyền. Sau khi thu thập số luợng tàu thuyền lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ nhờ quá trình xử lý Excel để so sánh sự gia tăng của tàu thuyền. Thông tin liên quan đến tàu khảo sát được liệt kê và phân tích.
- Số liệu tập hợp được từ phiếu điều tra được phân tích và lập bảng thống kê, từ đó đưa ra nhận xét những nguy cơ có khả năng gây tai nạn cho tàu thuyền và người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất trên biển. Ngoài ra qua phân tích còn đưa ra mô hình sản xuất an toàn cho tàu thuyền.
2.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát một chuyến biển trên tàu khai thác cá ngừ đại dương công suất 140CV của chủ tàu Trần Hoè. Số đăng kí KH96498TS Nơi thường trú: Số nhà 08 xóm Duy Thanh phường Xương Huân Thành Phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà. Để xác định nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong sản xuất.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Về con người. Nghiên cứu các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong hoạt động khai thác cá ngừ, sau đó đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tai nạn xảy ra
- Về máy móc. Nghiên cứu các thông số, hoạt động của máy trong quá trình sản xuất có gây ra sự cố tai nạn gì, từ đó đưa ra phương pháp lựa chọn phù hợp với quy trình sản xuất và đảm bảo an toàn cho người lao động.
2.3.3. Tiêu chí để đánh giá lựa chọn Mô Hình
Qua việc đi thực tế trên tàu KH96498TS tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét sau
- Cần trang bị thêm các máy thả câu với mục đích sau + Giảm sức lao động của ngư dân
+ Giảm thời gian khai thác trong mẻ, tăng số lượng mẻ trên chuyến biển + Tăng thêm cơ hội đánh bắt
26
- Cải tiến sọt đựng dây triên và thẻo câu vì sọt đựng dây triên và thẻo câu được ngư dân làm bằng tre nên việc ngư dân bị dằm tre đâm vào tay hoặc người trong quá trình thả câu rất hay xảy ra do đó chúng ta cần cải tiến sọt tre bằng sọt làm bằng nhôm để thuận tiên trong sản xuất và tăng thời gian sử dụng.
- Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên tàu thì việc trang bị bảo hộ lao động cũng là một vấn đề cần được quan tâm qua thực tế cho thấy trên tàu của ngư dân thì việc trang bị bảo hộ lao động còn rất nhiều hạn chế, mặt khác do kinh tế hạn hẹp, xong việc trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động trên tàu thường là những vật dễ hỏng và chỉ sử dụng một đến hai lần như vải mưa, găng tay, ủng, mũ, quần áo bảo hộ khẩu trang gương lặnđược trang bị rất hạn chế áo mưa của thủy thủ dùng chủ yếu là áo mưa tự chế, được làm từ bao nylon và được cắt thành áo mưa dùng để thu câu và thu lưới rê. Vấn đề cấp bách nhất là việc bảo quản cá theo tôi cầm phải có hầm cấp đông để cho cá luôn đảm bảo ở nhiệt độ thích hợp thì sản phẩm luôn giữ được chất lượng tốt.
* Các tiêu chí để lựa chọn mô hình.
- Tăng thời gian khai thác của tàu trên biển - Giảm chi phí cho hoạt động sản xuất
- Các tàu có thể trợ giúp nhau kịp thời mỗi lúc tàu có sự cố xảy ra
- Đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động, người lao động được chăm sóc sức khỏe
- Điều kiện và thời gian làm việc phải phù hợp để người lao động có thời gian tái tạo sức lao động
- Trang bị bảo hộ lao động, đồ bảo hộ lao động phải phù hợp với công việc của người lao động, tránh cho người lao động có thể bị lạnh và bị nước biển ngấm vào người gây cảm giác lạnh.
27
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TÀU THUYỀN THỰC TẬP 3.1.1.Tổng quan về tàu thuyền 3.1.1.Tổng quan về tàu thuyền 3.1.1.Tổng quan về tàu thuyền
Trong quá trình đi thực tế trên tàu KH96498TS tôi đã tìm hiểu các đặc điểm của tàu, ngư trường hoạt động và các hoạt động khác của tàu.
< Bản vẽ tàu KH96498TS>
Trong quá trình đi khảo sát trên tàu mang số đăng ký KH96498TS. Tôi xin giới thiệu về tàu và thyền viên trên tàu mà tôi được tham gia bắt đầu từ ngày 22 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 2007.
Các thông số kỹ thuật như sau Chủ tàu: Trần Hoè
Địa chỉ: Số nhà 08 xóm Duy Thanh phường Xương Huân Thành Phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà. Thông số cơ bản: LxBxH = 14,4x4,4x2,15(m)
Nghề hoạt động: Câu Số lao động trên tàu: 9 người
28
Tàu có chiều dài là 14,4m và chiều rộng là 4,4m được chia làm 6 hầm theo thứ tự được tính tù mũi tàu đến lái của tàu. Ngoài ra nơi ăn ở của các thuyền viên cũng được thể hiện trên sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 3.1 các vị trí sắp đặt trên tàu KH96498TS
- Hầm số 1: Hầm dùng để chứa lưới đánh mồi câu ngoài ra còn chứa các dụng cụ khai thác phụ vụ cho quá trình khai thác
Nơi sinh hoạt
Vị trí đặt sọt đựng triên câu Vị trí đặt sọt đựng phao ganh 1 5 2 3 4 Vị trí đặt máy xay đá ddđđá Vị trí đặt sọt đựng thẻo câu Nơi để mồi câu Vị trí đặt máy thu câu Bếp Gas
29
- Hầm số 2: Hầm dùng để chứa các loại cá tạp trong quá trình khai thác
- Hầm số 3: Hầm chứa đá lạnh mang theo để bảo quản cá trong quá trình khai thác, trong chứa các loại rau quả mang theo
- Hầm số 4: Hầm chứa đá xay để bảo quản cá ngừ - Hầm số 5: Hầm chứa đá xay để bảo quản cá ngừ
- Hầm số 6: Hầm lớn nhất dùng để chứa máy chính và bình ắc quy phục vụ nhu cầu điện cho toàn tàu. Ngoài ra hầm còn dùng để chứa nước ngọt và chứa nhiên liệu (dầu máy)
- Ca bin được bố trí phía sau bên trên hầm số 6 như trên sơ đồ. Phòng ngủ và nhà bếp cũng được bố trí bên trên phần hầm số 6 với tổng diện tích khoảng 6m. Ngoài ra thì phần sau lái còn một khoảng trống là nơi để mọi người tắm rửa.
3.1.2. Cách bố trí cabin và các hệ thống trên tàu a, Bố trí cabin a, Bố trí cabin a, Bố trí cabin
Cabin được bố trí ở phần sau của tàu, bên trên của hầm số 6 (như trong sơ đồ). Bên trong được bố trí như sau: Chính giữa là vô lăng dùng để điều khiển tàu có ghế ngồi cho thuyền trưởng, bên trái của chiếc ghế là tủ đựng máy đàm thoại tầm xa, bên phải của chiếc ghế là bảng điều khiển hệ thống điện. Phía trước trên góc trái treo máy định vị, phía bên phải góc ca bin treo máy đàm thoại tầm gần, phía trước thuyền trưởng là la bàn dùng để xác định phương hướng trong hành trình của tàu, bên phải là một bàn thờ nhỏ. Phía sau thuyền trưởng là phần dành làm nơi ngủ của thuyền viên. Phía cuối của ca bin là bố trí bếp gas phục vụ sinh hoạt của thuyền viên.
b, Các hệ thống trên tàu
- Hệ thống lái: Tàu KH96498TS sử dụng hệ thống lái chuyền động cơ bao gồm vô lăng, dây cáp chuyền động và bánh lái.
- Hệ thống điện trên tàu: Tàu sử dụng hệ thống điện nguồn lấy từ ắc quy gồm có bốn bình loại lớn được sạc điện từ máy chính qua một chiếc dinamo loại nhỏ, bóng đèn sử dụng chủ yếu là loại bóng có nguồn 24V và 12V. Đèn hành trình được bố trí gồm có đèn mạn phải, mạn trái, đèn cột trước, cột sau. Ngoài ra còn có
30
các bóng đèn được bố trí ở mặt boong khai thác phục vụ cho quá trình khai thác vào ban đêm.
- Máy khai thác trên tàu chỉ có máy thu câu đựơc đặt phía trước mũi tàu bên phải mạn tàu
3.1.3. Thuyền viên
Trong chuyến biển ngày 22/8/2007 trên tàu khai thác xa bờ mang số KH96498TS bao gồm 8 người và tôi là sinh viên thực tập đi khảo sát làm đồ án với độ tuổi trong khoảng từ 17 tuổi đến 48 tuổi. Danh sách thuyền viên trên tàu trong chuyến biển ngày 22 tháng 8 năm 2007 bao gồm.
Bảng 3.1 Danh sách thuyền viên trên tàu
STT Họ và tên Tuổi Nơi ở hiện nay Học
vấn Chức danh 1 Trần Hoè 48 Số nhà 08 phường Xương Huân 4/10 T Trưởng 2 Lê Văn Hai 46 Số nhà 06 phường Xương Huân 0 Thuyền viên 3 Nguyễn Văn Dũng 38 Số nhà 02 phường Xương Huân 5/10 Thuyền viên 4 Lê Minh An 36 Số nhà 10 phường Xương Huân 7/10 Thuyền viên 5 Trần Văn Quan 35 Số nhà 12 phường Xương Huân 5/10 Thuyền viên 6 Trần Bình 20 Số nhà 08 phường Xương Huân 7/12 Thuyền viên 7 Trần Nghĩa 18 Số nhà 08 phường Xương Huân 5/12 Thuyền viên