.7 Bảng phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu Khóa luận quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính toàn cầu (Trang 42 - 43)

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013

1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

1.1 Bố trí cơ cấu tài sản ( % )

- Tài sản dài hạn / Tổng Tài sản 0.26 0.24

- Tài sản ngắn hạn / Tổng Tài sản 0.74 0.76

1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn ( % )

- Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 0.38 0.48

- nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 0.62 0.52

2. Khả năng thanh toán

2.1 Khả năng thanh toán tổng quát

(Tổng TS/Nợ phải trả) ( lần ) 2.64 2.08

2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( lần )

(Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn) 1.96 1.61

2.3 Khả năng thanh toán nhanh ( lần )

(Tiền/Nợ ngắn hạn) 0.00 0.08

3. Tỷ suất sinh lời

3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ( % )

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần 0.16 0.10

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 0.15 0.09

3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( % )

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên Tổng Tài sản 0.15 0.10

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Tổng Tài sản 0.14 0.09

3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu 0.23 0.18

Căn cứ theo kết quả đã phân tích ở Bảng 2.7, ta thấy:

 Tài sản dài hạn chiếm 0.26 trên tổng giá trị tài sản, trong khi đó tài sản ngắn hạn chiếm 0.74, tăng 0.02 so với năm trước do Tài sản ngắn hạn khác tăng khá cao.  VCSH chiếm 0.62 tồng giá trị nguồn vốn, tăng 0.1 và nợ phải trả giảm 0.1 so với

năm trước, chỉ chiếm 0.38 tổng nguồn vốn.

 Khả năng thanh tốn nhìn chung có tăng so với năm trước, trừ khả năng thanh toán nhanh đã giảm về 0.

 Các tỷ suất sinh lời đều tăng hơn so với năm 2013, cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang rất tốt.

Tóm lại: Qua việc phân tích sơ bộ BCTC bao gồm phân tích bảng CĐKT, KQHĐKD, và các tỷ số tài chính, KTV bước đầu nhận thấy số dư tiền năm 2014 tăng khá cao so với 2013. Vì vậy, KTV sẽ tiến hành kiểm tra vào các tài khoản chi tiết của tiền thông qua việc đối chiếu việc kết chuyển số dư giữa các sổ, xác nhận lại với ngân hàng, và kiểm tra mẫu các nghiệp vụ có số phát sinh lớn…

Sau khi phân tích sơ bộ BCTC, KTV tiến hành bước kế tiếp là tìm hiểu về hệ thống KSNB tại đơn vị.

2.2.1.5 Tìm hiểu về hệ thống KSNB

Mục đích: Thơng qua tìm hiểu vể hệ thống KSNB, KTV đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của KSNB nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoản mục. Trên cơ sở hiểu biết về KSNB, KTV tính tốn khối lượng và mức độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm sốt. Từ đó, KTV xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế thủ tục kiểm toán.

Để tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ và đánh giá sơ bộ về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa và phát hiện những gian lận sai sót. Theo một số nội dung như phỏng vấn một số nhân viên trong công ty và tham khảo kinh nghiệm của KTV tiền nhiệm. Sau đây là bảng câu hỏi về KSNB được chuẩn bị sẵn để tiến hành cuộc phỏng vấn:

Một phần của tài liệu Khóa luận quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính toàn cầu (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)