Thực trạng pháp luật điều chỉnh về hoạt động đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 32)

sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng

Đối chất là biện pháp thu thập chứng cứ nhằm hóa giải các xung đột trong các lời khai và tài liệu đang có trong hồ sơ. Biện pháp này có thể được Tịa án chủ động tiến hành hoặc tiến hành theo yêu cầu của đương sự. Theo quy định tại Điều 100 BLTTDS 2015 thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

Việc đối chất phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất. Theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 về Chứng minh và chứng cứ thì Thẩm phán tự mình tiến hành đối chất. Thư ký ghi biên bản đối chất và đóng dấu của Tịa án.

Đặc trưng cơ bản của đối chất là hỏi hai người cùng một lúc và hỏi về cùng một vấn đề của sự việc mà giữa lời khai của họ có tồn tại mâu thuẫn. Thẩm phán có thể cho đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng, hoặc giữa những người làm chứng với nhau. Tùy từng trường hợp cụ thể mà tiến hành đối chất từng vấn đề một hoặc để từng người trình bày về các vấn đề cần đối chất theo thứ tự. Việc hỏi đồng thời hai người trong cùng bối cảnh không gian, thời gian sẽ thiết lập những điều kiện để hai người được tri giác trực tiếp nội dung lời khai và thái độ của nhau trong quá trình đối chất, là động lực thúc đẩy tác động tâm lý nhiều chiều đối với những người được đưa ra đối chất. Sự tác động lẫn nhau giữa hai người bằng chính sự hiện diện của họ đối với nhau thơng qua cử chỉ, lời khai...trong cuộc đối chất có ý nghĩa như một loại phương tiện tác động tâm lý đặc biệt, riêng có của đối chất mà những hình thức thu thập chứng cứ khác khơng có được.

Mục đích của đối chất là làm rõ mâu thuẫn tồn tại trong lời khai giữa những người được đưa ra đối chất, nghĩa là làm rõ nguyên nhân, nội dung cụ thể của mâu thuẫn; tính đúng đắn, sự tin cậy của những căn cứ mà mỗi người đưa ra chứng minh cho lời khai của mình trong quá trình đối chất và những vấn đề khác có liên quan đến mâu thuẫn. Qua đó sự thực khách quan được làm sáng tỏ, mâu thuẫn trong lời khai giữa họ được loại trừ, một hoặc hai người được đưa ra đối chất từ bỏ quan điểm cũ, đưa ra lời khai mới đúng sự thật.

Khi Thẩm phán tiến hành đối chất, việc tổ chức phải được tiến hành chặt chẽ, chủ động và khoa học. Tiến hành đối chất không đúng phương pháp chẳng những không đưa lại tác dụng thiết thực mà còn làm cho những người tham gia đối chất dễ dàng lợi dụng những điểm yếu của đối chất để hợp thức hoá việc khai man, cung cấp chứng cứ

khơng chính xác làm Tịa án càng bị rối trong việc xác định sự thật khách quan của vụ việc.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 32)

w