Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 45)

Thu thập chứng cứ là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự. Mỗi vụ việc dâ sự phát sinh tại Tịa án thường chứa đựng những tình tiết, sự kiện cần phải làm sáng tỏ. Có những tình tiết, sự kiện thuộc khả năng làm sáng tỏ của đương sự, của người có u cầu Tịa án giải quyết vụ việc dân sự, nhưng có những tình tiết, sự kiện nằm ngồi khả năng làm sáng tỏ của họ, vì thế Tòa án cần giúp đỡ, hỗ trợ đương sự sáng tỏ tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự bằng hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của mình. Để có cơ sở pháp lý tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, các nhà làm luật đã xây dựng các quy định cụ thể về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong BLTTDS 2015. Các quy định này nhìn chung đã phát huy khá tốt vai trị của mình trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự tại TAND.

Tuy nhiên, việc áp dụng tốt các quy định của PLTTDS về thu thập, đánh giá chứng cứ còn phụ thuộc rất nhiều vào Thẩm phán, vào thành viên của Hội đồng xét xử bởi việc thu thập và đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết vụ việc dân sự là một vấn đề phức tạp. Thẩm phán, thành viên Hội đồng xét xử phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhất định và đặc biệt phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thì hoạt động thu thập chứng cứ mới đạt hiệu quả cao. Mặc dù về nguyên tắc, các đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp nhưng Tịa án có trách nhiệm xem xét các tình tiết của vụ án, căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu của đương sự. Khi xét thấy các tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cấp không đầy đủ cơ sở giải quyết hoặc các đương sự không thể cung cấp được các chứng cứ cần thiết thì trong các trường hợp quy định của pháp luật Thẩm phán sẽ tiến hành một số biện pháp để thu thập chứng cứ. Sau khi có các chứng cứ, Thẩm phán sẽ tiến hành nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Hoạt động này giúp cho Tòa án hiểu được bản chất của vụ việc và xác định được phương hướng giải quyết đúng đắn vụ án.

Các hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án được quy định tại các điều từ Điều 97 đến Điều 108 BLTTDS năm 2015. So với các quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ trước đây thì trong quy định của BLTTDS năm 2015 nhìn chung đã quy định về trình tự và cách thức Tịa án thu thập và đánh giá chứng cứ rõ ràng và đầy đủ hơn, tạo điều kiện cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w