động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự
Để tăng cường hiệu quả cho hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án trong TTDS, ngồi mục những kiến nghị về hồn thiện pháp luật cịn cần phải chú trọng đến những giải pháp sau:
Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về thu thập và đánh giá chứng cứ cần có biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và Hội thẩm nhân dân. Đặc biệt nâng cao kỹ năng của Thẩm phán trong thu thập và đánh giá chứng cứ nhằm đảm bảo cho việc thu thập và đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết vụ án được chính xác, khách quan đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án, cần xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bài bản, nghiêm túc. Cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn BLTTDS và các luật nội dung để việc hiểu và áp dụng pháp luật được thống nhất. Bên cạnh đó, cần tạo điều cho họ có thời gian tự nghiên cứu và định kỳ được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tăng cường tập huấn, trao đổi về nghiệp vụ và kinh nghiệm thu thập chứng cứ, tài liệu trong các vụ việc dân sự.
Tăng cường công tác rút kinh nghiệm xét xử trong giải quyết các vụ việc dân sự, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, vướng mắc khi Tòa án thực hiện hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ; đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký phải thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật và kiến thức về các lĩnh vực chuyên môn khác phục vụ cho công tác giải quyết án.
- Thực hiện và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân trên cả nước nói chung và huyện Hàm n,tỉnh Tun Quang nói riêng.
Tịa án nhân dân hai cấp trong tỉnh cần phối hợp tốt với UBND cùng cấp triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do các sở, ban, ngành, cơ quan chun mơn thuộc UBND quản lý, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, trong việc thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Thông qua công tác xét xử và tiếp công dân, TAND hai cấp, các sở, ban, ngành, UBND các cấp và cơ quan thông tin đại chúng phổ biến, tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân quyền và nghĩa vụ của công dân trong hoạt động tố tụng được quy định tại BLTTDS và các văn bản pháp luật khác có liên quan khác để đương sự, cơng dân, cơ quan, tổ chức thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho công tác giải quyết án đạt hiệu quả cao, giảm bớt khiếu nại.
- Nâng cao nhận thức pháp luật và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tố chức trên cả nước nói chung và huyện Hàm Yên,tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
Như đã phân tích trên, một trong các nguyên nhân khiến hoạt động thu thập chứng của Tòa án gặp nhiều hạn chế, vướng mắc, vướng mắc là do nhận thức pháp luật còn hạn chế. Để thay đổi thực tế này cần có biện pháp nâng cao nhận thức pháp luật và trách nhiệm pháp luật cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Muốn làm được điều đó thì Tịa
án cần phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân, trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là phải nâng cao trình độ luật cho những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, từ đó giúp họ hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp chứng cứ cho đương sự và Tịa án khi có yêu cầu. Từ đó tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của các tổ chức chính trị và quần chúng nhân dân để có sự phối kết hợp thật chặt chẽ và hỗ trợ nhau nhằm hồn thành nhiệm vụ.
- Chú trọng đến cơng tác quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ ở các cơ quan chức năng trên cả nước nói chung và huyện Hàm Yên,tỉnh Tuyên Quang nói riêng;
Các tài liệu, hồ sơ được các cơ quan chức năng quản lý, lưu trữ nhất là hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nguồn chứng cứ quan trọng, giúp ích rất nhiều cho việc giải quyết các tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp đất đai. Phần lớn các tranh chấp về thừa kế, đất đai thì Tịa án đều phải thu thập chứng cứ về nguồn gốc đất, quá trình quản lý, sử dụng thể hiện trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại bản đồ, trích thửa mà chỉ các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai mới có. Nhiều trường hợp việc giải quyết vụ án đi vào ngõ cụt khi các hồ sơ nêu trên bị hủy hoại, thất lạc, khơng cịn lưu giữ được đầy đủ. Do đó, cần phải có các giải pháp về việc thực hiện tốt công tác lưu trữ tài liệu của các cơ quan chức năng và bổ sung kiến nghị này vào quy chế phối hợp giữa TAND và UBND các cấp.
Tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, ban ngành là một biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ việc dân sự.
Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh cần phối hợp với UBND các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện Quy chế phối hợp với UBND cùng cấp đến cán bộ, công chức, viên chức của UBND các cấp và các sở, ban, ngành trực thuộc, và cán bộ, công chức TAND hai cấp để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ. Khi thụ lý vụ án, TAND chủ động trao đổi thông tin với UBND, các sở, ban, ngành, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND về các vụ án có UBND, các sở, ban, ngành tham gia tố tụng, các vụ án cần thu thập, tài liệu chứng cứ do UBND, các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn cung cấp; phối hợp thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ như xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, giám định vv...
Tòa án nhân dân hai cấp đặc biệt là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án khi yêu cầu các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ cần ghi rõ nội dung yêu cầu, bảo đảm đúng các nội dung cần thiết liên quan đến việc giải quyết vụ án. Văn bản yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu hoặc cử người tham gia tố tụng đối với các cơ quan hữu quan cần phải bảo đảm thời hạn theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho các cơ quan thu thập tài liệu, chứng cứ, xây dựng văn bản trả lời, nêu ý kiến. Tăng
cường công tác phối hợp trong việc xem xét thẩm định, định giá, tống đạt văn bản tố tụng.
Trên đây là những ý kiến,kiến nghị của bản thân em rút ra được trong quá trình nghiên cứu,tìm hiểu thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ của TAND nói chung và TAND huyện Hàm Yên riêng trong vài năm gần đây, cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ của TAND huyện Hàm Yên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập. Qua nghiên cứu, tìm hiểu em thấy rằng nguyên nhân của những hạn chế này là do quy định của pháp luật TTDS hiện này còn thiếu cụ thể, chưa hợp lý và thiếu cơ chế cần thiết để đảm bảo hiệu quả thực hiện trên thực tiễn như quy định về thời hạn thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ, biện pháp xác minh sự có mặt, vắng mặt của đương sự… Ngồi ra những vướng mắc trong thực tiễn cịn có ngun nhân từ sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của đương sự; công tác phối hợp giữa TAND và UBND các cấp chưa đạt hiệu quả cao. Tóm lại, dựa vào kết quả tìm hiểu, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn,đ ã đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ đối với TAND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nói riêng và các TAND ở các địa phương khác trong cả nước nói chung.