Định giá tài sản là một biện pháp thu thập chứng cứ rất quan trọng, được thực hiện trong hầu hết các vụ án tranh chấp tài sản, hơn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản. Tịa án có thể tiến hành định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự, nhưng trong một số trường hợp luật định thì Tịa án có thể chủ động tiến hành mà khơng cần có u cầu của đương sự:
- Tịa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 104 BLTTDS
Với quy định này thì có ba trường hợp mà Toà án phải ra quyết định định giá (khơng phụ thuộc vào ý chí của các đương sự) như sau:
- Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản. - Các đương sự đưa ra các mức giá tài sản khác nhau
- Các đương sự không thỏa thuận được giá tài sản.
Quy định này là mâu thuẫn với quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp của đương sự. Bởi vì, chỉ cần đương sự đưa ra một mức giá phù hợp với giá thị trường, thì cho dù cả hai bên đương sự đưa ra các mức giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản, thì Tịa án cũng khơng thể dựa vào đó để tiến hành định giá tài sản. Trước đây, theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC - BTP-BTC ngày 28/3/2014 hướng dẫn áp dụng Điều 92 BLTTDS quy định: “Trường hợp các bên đương sự không tự thỏa thuận được về việc xác định giá tài sản, nhưng khơng u cầu Tịa án u cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành định giá tài sản hoặc khơng u cầu Tồ án thành lập Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản thì Tịa án u cầu các bên đương sự đưa ra giá của tài sản nhưng không được vi phạm hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 của Thông tư liên tịch này. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đương sự nhận được yêu cầu của Toà án, nếu các bên đương sự đưa ra được một mức giá thống nhất, thì Tịa án lấy mức giá này làm giá tài sản. Trường hợp các đương sự đưa ra các mức giá khác nhau, thì Tịa án lấy mức giá trung
bình cộng của các mức giá do các đương sự đã đưa ra. Trường hợp chỉ có một đương sự đưa ra giá tài sản cịn các đương sự khác khơng đưa ra giá đối với tài sản đang tranh chấp thì Tồ án xác định giá tài sản theo mức giá của bên đương sự đã đưa ra” (Điều 17). Hướng dẫn trên là phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự.
- Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 BLTTDS
Điểm c khoản 3 Điều 104 BLTTDS quy định như sau: “Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc với người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá”.
Theo quy định này, cũng có ba trường hợp mà Toà án phải ra quyết định định giá (khơng phụ thuộc vào ý chí của các đương sự) như sau:
Một là, các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo
mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước.
Hai là, các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo
mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Ba là, có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi
thẩm định giá.
Trong cả ba trường hợp trên, nếu giá mà các bên thoả thuận với nhau hoặc thoả thuận với tổ chức thẩm định giá tài sản mà mức giá này thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước hoặc với người thứ ba, thì Tồ án khơng chấp nhận sự thoả thuận này và Toà án ra quyết định định giá tài sản.