Thực trạng pháp luật điều chỉnh về hoạt động yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 36 - 38)

tổ chức cung cấp chứng cứ

Trên cơ sở Điều 7 BLTTDS 2015 về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu,

chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhà lập pháp Việt Nam đã cụ thể hóa nguyên tắc này tại Điều 106 về biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tài liệu. Theo đó, trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn khơng thể tự mình thu thập được thì có thể u cầu Tồ

án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đương sự yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình khơng thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó. Tồ án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo u cầu của Tịa án thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo hướng dẫn tại điều 12 Nghị quyết 04/2012 ngày 03/12/2012 về “Chứng minh và chứng cứ” thì chỉ trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ (đã sử dụng mọi cách thức và khả năng cho phép để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cung cấp cho mình chứng cứ mà vẫn khơng được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp), thì mới có quyền làm đơn u cầu Tồ án tiến hành thu thập chứng cứ. Khi xét thấy yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ của đương sự là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định u cầu cung cấp chứng cứ.

Thư ký Toà án hoặc cán bộ Tồ án được Chánh án phân cơng có thể trực tiếp u cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Người trực tiếp yêu cầu phải có giấy giới thiệu của Tồ án và quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có u cầu thì người trực tiếp u cầu cung cấp chứng cứ phải xuất trình Giấy chứng minh Thẩm phán hoặc Thẻ công chức hoặc một loại giấy tờ tuỳ thân khác.

Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ thực hiện được việc giao nộp ngay chứng cứ, thì lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của BLTTDS 2015, trừ việc đóng dấu của Tồ án sẽ được thực hiện sau. Nếu cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ có dấu thì đề nghị đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu xác nhận. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ từ chối việc giao nộp chứng cứ thì lập biên bản về việc đó và ghi rõ lý do của việc từ chối đó. Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ chưa thực hiện được việc giao nộp chứng cứ ngay, thì lập biên bản về việc đó và yêu cầu họ cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án trong thời hạn được ghi trong quyết định (trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định). Ngồi ra, thì theo quy định tại khoản 3

điều 106 BLTTDS 2015 theo hướng nếu cơ quan,tổ chức,cá nhân phải cung cấp chứng cứ cho Tòa án trong thời hạn 15 ngày,”trường hợp không cung cấp đầy đủ,kịp thời

chứng cứ theo yêu cầu của Tịa án thì theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan,tổ chức,cá

nhân lưu giữ chứng cứ trong việc tạo điều kiện cho việc thu thập của Tòa án, hạn chế hành vi cố tình gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, làm chậm hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết các vụ việc dân sự.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w