Các DNVT đều sử dụng hệ thống đại lý, kênh phân phối để mở rộng thị trường, để cung cấp DVVT đến với khách hàng đảm bảo thuận lợi nhất và để phát triển thuê thêm thuê bao, triển khai thêm nhiều các ứng dụng DVVT Tại thành phố Hà Nội. Hiện nay có 2 hình thức đại lý DVVT:
Thứ nhất là, các DVVT, cửa hàng kinh doanh thiết bị viễn thông và các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa viễn thơng. Các tổ chức này tận dụng lợi thế khách hàng đến mua bán các thiết bị như máy tính, điện thoại, Smartphone, đã tiến hành tư vấn, giới thiệu và ký hợp đồng cung cấp DVVT như dịch vụ internet băng rộng, sim, thẻ điện thoại. Còn đối với các tổ chức, cá nhân bán lẻ hàng hóa được triển khai có hệ thống rộng khắp trên địa bàn tồn thành phố, tại đây có tổ chức bán lại các sản
phẩm DVVT như sim, thẻ để hưởng % chiết khấu theo doanh số bán hàng. Việc quản lý loại hình dịch vụ này thực tế vẫn cịn chưa chặt chẽ, vẫn có tình trạng khai thác khuyến khích bán được nhiều sim cho khách hàng nhưng vấn đề khai thác sử dụng sau đó của khách hàng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp chưa cao.
Các cá nhân là đại lý phát triển dịch vụ hoặc cung cấp lại dịch vụ cho các DNVT. Đối với các đại lý cung cấp lại dịch vụ cho các DNVT, chủ yếu là các quán game online cơng cộng; cịn đối với cá nhân làm đại lý phát triển dịch vụ lại tập trung vào việc bán các sản phẩm như sim, thẻ điện thoại. Ngồi việc bán được dịch vụ của DNVT để có nguồn thu, thì mặt trái mang lại từ các dịch vụ này khơng phải ít. Ví dụ như nạn cờ bạc, điện tử làm mất an ninh chính trị, tội bảo kê, tham gia quấy phá hệ thống chính trị thuộc lĩnh vực này đang là vấn đề đặt ra trong công tác QLNN của thành phố.
Bảng 2.2. Số lượng đại lý dịch vụ viễn thông tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019 STT Diễn giải 2017 2018 2019 1 Đại lý tổ chức 1.500 1.483 1.447 Tốc độ tăng trưởng của đại lý tổ chức (%) 116,00 82,52 84,67 2 Đại lý cá nhân 165.000 177.960 217.050 Tốc độ tăng trưởng
của đại lý cá nhân (%) 107,00 105,67 108,24
Nguồn: Sở thông tin và truyền thông thành phố Hà Nội
Số đại lý DVVT trong giai đoạn 2017 – 2019 có sự sụt giảm do sự tiện lợi của thông tin liên lạc và tiêu biểu là dịch vụ thoại. Hiện tại đa số người dân khơng cịn sử dụng dịch vụ thoại tại các điểm cung cấp DVVT công cộng hay điện thoại cố định tại nhà mà thay vào đó là các điểm bán lẻ do cá nhân thực hiện và đây là loại hình phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn những năm gần đây.
Để siết chặt kỷ cương trong hoạt động viễn thơng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ–CP ngày 24/4/2017 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ–CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, CNTT và tần số vơ
tuyến điện. Tại đó quy định chi tiết việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp DVVT do DNVT thiết lập hoặc điểm cung cấp DVVT của các DNVT khác thiết lập được DNVT ký hợp đồng ủy quyền (khơng cịn hình thức điểm giao dịch được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh). Thuê bao di động của hai loại SIM di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp DVVT,… Sự phát triển của các điểm bán lẻ tại thời điểm cuối năm 2018 chỉ còn là các điểm bán lẻ điện thoại, không phải là điểm cung cấp DVVT được DNVT ủy quyền. Các đại lý DVVT đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vi phạm, điển hình là bán SIM di động khơng có thơng tin của khách hàng sử dụng.