Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội ppt (Trang 55 - 115)

3. Sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút thị trường

1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

1.2.1 Nhiệm vụ

- Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh trên giao để xây dựng kế hoạch kinh doanh kể cả các kế hoạch khác có liên quan (dài hạn và từng năm) của Công ty và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước khách hàng việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã kí kết.

- Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch. Trực tiếp giao dịch và kí kết hợp đồng với các tổ chức, hãng du lịch nước ngoài. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã kí. Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển,khách sạn và các dịch vụ bổ sung đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và các đối tượng khach quốc tế khác.

- Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ. Tham gia nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục các định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế quản lý của nghành.

- Căn cứ định hướng pháp triển du lịch trong từng thời kỳ, lập các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng sản xuất-kinh doanhcủa Công ty trong khuôn khổ luật pháp hiện hành.

- Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng cán bộ đúng chính sách của Nhà nước và của Nghành. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch công tác cán bộ. Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của Công ty.

- Căn cứ chính sách kinh tế và pháp lệnh kế toán-thống kê của Nhà nước, tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên.

1.2.2 Quyền hạn:

- Trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho công dân Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. Đựơc trực tiếp liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xuất nhập khẩu nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, yêu cầu về hàng hoá, vật tư chuyên dùng.

- Được tham gia các tổ chức du lịch mang tính chất thương mại của thế giới và khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết, phát triển và mở rộng thị trưòng quốc tế. Được đặt Đại diện công ty ở nước ngoài để tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch.

- Ra quyết định về sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, lên lương, khen thưởng, kỉ luật cán bộvà các mặt công tác khác.

- Được phép mở rộng các dịch vụ du lịch bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu chính đángcủa các đối tượng khách du lịch.

- Đựơc chủ động huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới kỹ thuật công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

1.3 Tổ chức bộ máy của công ty :

Đội xe Ban giám đốc Các bộ phận tổng hợp Các bộ phận nghiệp vụ du lịch Các bộ phận hỗ trợ và phát triển Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính và tổ chức Phòng điều hành Phòng hướng dẫn Chi nhánh tại TP Hồ Chí Chi nhánh tại Huế Phòng thị trườn g Phòng TT quốc tế I Phòng TT quốc tế II

Ban giám đốc bao gồm: - Giám đốc

- Phó giám đốc

+Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty lãnh đạo và quản lý công ty về mọi mặt công tác. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng cục du lịch và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của công ty.

+Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công ty du lịch phụ trách một hoặc một số mặt công ty du lịch tác của đơn vị đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật và nhà nước về hiệu quả của các lĩnh vực công tác do giám đốc uỷ nhiệm.

Phòng thị trường quốc tế

+ Phòng TTQT I: đảm nhiệm việc khai thác và phục vụ khách Pháp. Với 2 chức năng cơ

bản là giao dịch với các đối tác nước ngoài và nghiên cứu - khảo sát tạo chương trình và chào bán cho khách. Đây là nơi khai thác và tạo nguồn doanh thu lớn nhất cho công ty.

+ Phòng TTQT II:

* Đảm nhận việc khai thác khách từ các thị trường còn lại.

* Đưa người Việt Nam hoặc công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch. * Tổ chức tour du lịch cho người Việt Nam đi du lịch nội địa. - Phòng điều hành + Phân công theo từng công việc cho nhân viên như: bộ phận chuyên theo dõi về khách sạn (đặt phòng ở các nơi), bộ phận chuyên lo ăn uống cho khách trcng chương trình, bộ phận chuyên lo về các dịch vụ vui chơi giải trí, bộ phận chuyên đối chiếu chương trình cho hướng dẫn viên. Từng bộ phận phải chịu trách nhiệm về công việc của mình, ngày càng nâng cao chất lượng thông tin và khâu giao nhận thông tin dể đưa ra được các sản phẩm du lịch với chất lượng ngày càng hoàn hảo hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Chức năng:đặt, xác nhận, xác định, theo dõi, giám sát các dịch vụ mà mình chịu trách nhiệm, xử lý nhanh chóngcác trường hợp bất trắc xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình.

Nhiệm vụ :

- Đảm bảo chất lượng các dịch vụ, quản lý tốt chất lượng dịch vụ để

phục vụ khách. Phải nắm bắt được chất lượng dịch vụ cụ thể.Muốn vậy phải đi khảo sát nắm vững các tuyến điểm. Đồng thời nghiên cứu thêm một số tuyến điểm mới, nhằm phục vụ cho việc ra đời các sản phẩm mới thu hút khách.Phải có nghiệp vụ về du lịch vững vàng, biết được qui trình phục vụ khách, cơ cấu đoàn khách... Phải đọc kỹ và hiểu chương trình du lịch,đảm bảo không bị sai sót nhầm lẫn trong việc xác định các dịch vụ ở từng khu vực. -Luôn theo dõi, giám sát chương trình du lịch xem trong quá trình thực hiện có phát sinh vấn đề gì cần giải quyết hay không; kiểm tra xem xét các dịch vụ đặt trước có đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu trong chương trình hay không.

-Ký kết hợp đồng với tất cả các dịch vụ phát sinh trong chương trình

-Xác nhận hoặc đặt chỗ dịch vụ cho các đoàn khách đến Việt Nam trong những thời gian cụ thể theo nhữnh chương trình cụ thể.

-Tìm hiểu thị trường du lịch, xác định nhu cầu của từng thị trường về dịch vụ du lịch -Xác nhận ngày hướng dẫn viên phải đi đón khách và thực hiện chương trình du lịch. -Sau mỗi chuyến du lịch phải làm báo cáo và tổng kết, thu lại phiếu nhận xét của khách về từng dịch vụ cụ thể từ đó kết hợp với những nơi cung cấp dịch vụ nhằm phát huy những ưu nhược điểm. Phối hợp với các bộ phận kế toán để thực thanh toán với công ty đối tác và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

Phòng hướng dẫn:

+ Cung cấp theo yêu cầu của từng đoàn khách. Hiện nay đối tượng khách phục vụ chủ yếu của công ty là khách du lịch Pháp, do đó số lượng hướng dẫn viên sử dụng tiếng Pháp chiếm tỷ trọng lớn,còn lại là hướng dẫn viên sử dụng các ngoại ngữ khác. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty lữ hành,việc tuyển chọn và sử dụng hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ cao, thành thạo chuyên môn, giỏi giao tiêp ứng xử nắm bắt tốt

tâm lý khách, trở thành một khâu quan trọng trong công tác đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ khách quốc tế tại công ty du lịch Việt Nam.

+ Tổ chức mạng lưới cộng tác viên có năng lực và trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngay càng phong phú và đa dạng của du khách. Hiện nay khách quốc tế vào Việt Nam đang tăng lên rõ rệt một phần bởi cơ chế mở cửa thị trường các nước có nhu cầu giao lưu văn hoá với nhau, một phần bởi các thủ tục xuất nhập cảnh đã có những cải biến đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.Cùng với nhịp độ phát triển đó Công ty du lịch Việt Nam- Hà Nội hàng năm đón được một lượng khách tương đối lớn. Do vậy lượng hướng dẫn viên của Công ty không đủ đáp ứng được nhu cầu của du khách.Nhu cầu tìm kiếm cộng tác viên pháp sinh như một tất yếu khách quan. Khi đó phòng hướng dẫn có nhiệm vụ phải tìm cho được các cộng tác viên giỏi có năng lực đáp ứng được nhu cầu của khách và mức độ phức tạp của công việc. Để duy trì được đội ngũ hướng dẫn viên của mình một cách kịp thời và có hiệu quả, phòng hướng dẫn viên còn có nhiệm vụ phân loại nhằm có chế độ sử dụng và trả lương thích đáng.Hiện nay công ty có khoảng 150 đến 200 cộng tác viên.Trong tương lai công ty sẽ mở rộng hơn nữa mạng lưới cộng tác viên với phương châm “ chất lượng là số một”.

Phòng tổ chức hành chính:

+ Giúp giám đốc trong việc tuyển dụng cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ của công ty. + Có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ.

+ Đề bạt cán bộ trong phòng ban.

+ Nghiên cứu phương án tiền lương, tiền thưởng để động viên khuyến khích kịp thời những cán bộ công nhân viên có thành tích cao trong lao động, có những ý kiến hay góp phần nâng cao hiệu quả của công ty.

+ Chuẩn bị các văn phòng phẩm và các thiết bị cho công ty. + Đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên

Thúc đẩy phong trào thi đua, thể thao văn hoá tạo sự phấn khởi cho công nhân viên và tăng cường tình đoàn kết nội bộ. Thực hiện chính sách đối với cônh nhân viên là đối tượng bộ

đội, thương binh, gia đình liệt sỹ, trợ cấp thăm hỏi ốm đau, hưu trí. Tham gia các phong trào ủng hộ các địa chỉ từ thiện, ủng hộ khắc phục thiên tai.

Phòng tài chính-kế toán.

Cũng như các doanh nghiệp khác tồn tại trong cơ chế thị trường. Bộ phận tài chính kế toán luôn được coi là bộ phận quan trọng trong việc phối hợp các bộ phận khác trong công ty thực hiện mục tiêu kinh doanh do công ty đặt ra. Đặc biệt đối với việc hạch toán kết quả kinh doanh thông qua những con số thống kê phán ánh chính xác tình hình hoạt động của công ty. Điều quan trọng đặt ra đối vối bộ phận tài chính-kế toán là không chỉ có trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn huy động của công ty mà còn góp phần nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể.

Nhiệm vụ:

+ Tổ chức hạch toán, mở sổ theo dõi ghi chép thu chi của doanh nghiệp một cách chính xác kịp thời.Trên cơ sở theo dõi thường xuyên việc thu chi, tiên phát sinh trong quá trình mua bán dịch vụ của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp, với khách du lịch và các bạn hàng.

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về kế toán và tài chính của công ty theo từng năm. Thông qua đó đánh giá lại thực trạng của công ty, tình hình thực tế của từng phòng, rút ra những vấn đề cốt lõi về xu hướng phát triển sắp tới của công ty, cũng từ đó xác định mục tiêu cụ thể của hoạt động kinh doanh.

1. 4. Điều kiệ n ki nh doa nh và các lĩ nh vực ki nh doa nh ch ủ yếu của công ty. ty.

1.4.1. Điều kiện kinh doanh của Công ty.

Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội đóng tại 30A Lý Thường Kiệt- Hà Nội, thộc trung tâm văn hoá-xã hội của cả nước. Là đầu mối giao thông liên lạc trong nước và quốc tế, nơi tập trung phần lớn các cơ quan ngoại giao, thương mại và các tổ chức quốc tế. Đồng thời nơi đây còn hội tụ nhiều di tích lịch sử hào hùng của dân tộc, rất thuận lợi cho việc thu hút khách vào Việt Nam.

Hiện nay công ty có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối thuận lợi: một toà nhà 4 tầng tại 30A Lý Thường Kiệt, trang bị 40 máy vi tính, 3 máy fax, 40 máy điện thoại cùng nhiều trang thiết bị văn phòng khác.

V ốn: + Vốn cố định: 2.113331.264 đồng + Vốn lưu động: 2.000.264.689 đồng + Tài sản có : 3.060.267.032 đồng Đội ngũ lao động: + Tổng số: 135 người

+ Trong đó n ữ chiếm: 59/135 n gười

Phòng ban Tổng số Nữ Trưởng phó phòng Đại học Đảng viên Dưới 25 tuổi 25-35 tuổi 35-45 tuổi 45-55 tuổi Trên 55 tuổi Ban giám đốc 3 1 0 3 3 0 0 0 2 1 Thị trường quốc tế I 13 8 2 13 8 1 6 3 1 2 Thị trường quốc tế II 21 11 3 21 13 0 3 10 7 1 Hướng dẫn 22 5 2 22 6 3 9 7 2 1 Điều hành 13 9 1 11 13 0 1 5 7 0 Kế toán 11 8 2 9 7 0 0 5 6 0 Tổ chức hành chính 19 8 2 8 15 0 0 8 8 3 Tổ xe 14 1 1 2 4 0 2 9 3 0 Chi nhánh tại TP HCM 12 6 1 10 4 0 9 3 0 0

Chi nhánh tại Huế 7 2 2 6 3 0 2 5 0 0 Tổng 135 59 16 105 76 4 32 55 36 8 Uy tín c ủa C ông ty

Có thể nói Công ty du lịch Việt Nam-Hà Nội tồn tại gắn liền với lịch sử nghành du lịch. Là một Công ty có uy tín và danh tiếng trên thị trường du lịch Việt Nam, hàng năm công ty đón được số lượng khách tương đối lớn. Công ty luôn quan tâm đến việc bảo đảm chất lượng các dịch vụ trong chương trình. Bất kỳ ý kiến phàn nàn nào của du khách Công ty đều xem như tiếng chuông báo động để kịp thời xem xét chấn chỉnh lại mình. Thông qua đó kiểm điểm rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời gây ấn tượng tốt cho du khách trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty luôn được đánh gia là một trong những Công ty lữ hành đứng đầu Việt Nam.

Hoạt động liên doanh, liên kết:

Công ty liên doanh với Công ty Du lịch Quảng Ninh xây dựng khách sạn Vịnh Hạ Long có 44 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao. Điều này giúp công ty đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của du khách trong quá trình phục vụ kinh doanh.

Quan hệ với các hãng, đại lý du lịch

Công ty có quan hệ với 50 hãng du lịch quốc tế trong phạm vi 30 nước, trong đó có quan hệ truyền thống với các hãng, đại lý du lịch lớn trên thế giới: ASIA, MAISON,AKIO... Đây là nguồn cung cấp một lượng lớn khách du lịch và ổn định cho Công ty.

1.4.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty.

- Nội dung hoạt động kinh doanh của công ty: + Nghiên cứu thị trường du lịch

+ Xây dựng và bán các chương trình du lịch

+ Trực tiếp giao dịch và kí kết với các hãng du lịch nước ngoài. + Điều hành chương trình du lịch.

+ Hướng dẫn du lịch.

+ Kinh doanh khách sạn du lịch.

+ Dịch vụ quảng cáo thông tin du lịch. + Bán hàng lưu niệm.

+ Dịch vụ về thị thực xuất, nhập cảnh, gia hạn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch. + Dịch vụ thương mại tổng hợp.

+ Các dịch vụ bổ xung khác đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách du lịch. - Nghiệp vụ chính của công ty:

+ Kinh doanh lữ hành quốc tế, tổ chức đónvà phục vụ khách sạn đến Việt Nam. Hiện nay thị trường chính mà công ty đang hướng tới là thị trường Pháp, trong đó phải kể đến một số bạn hàng chính như: ASIA, AKIOU, MDI...Ngoài ra thị trường Âu-Mỹ(trừ Pháp) và Châu á Thái Bình Dương với các nguồn khách từ Nhật, Tây Ban Nha, áo.. cũng là những thị trường mà công ty du lịch hướng tới do phòng thị trường quốc tế 2 đảm nhiệm việc khai thác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội ppt (Trang 55 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)