Hợp tác dulịch Việt-Pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội ppt (Trang 33 - 36)

Hợp tác du lịch Việt-Pháp đã được khởi thảo từ những năm đầu đổi mới và thu được những kết quả đáng khích lệ. Sự bùng nổ khách du lịch Pháp những năm đầu thập niên 90 cho thấy các doanh nghiệp lữ hành hai nước đã có quan hệ làm ăn chặt chẽ với nhau. Chính trong thời điểm này, du lịch Việt Nam đã có những khởi sắc ban đầu, từ chỗ năm 1988 mới đón được lượng khách quốc tế chỉ bằng 1/40 của Thái Lan, năm 1994 đã đón trên một triệu khách quốc tế ( trong đó khách Pháp chiếm tới 11% ) bằng 1/6 của Thái Lan. Một số hãng lữ hành Pháp được nhiều người Việt Nam biết tới như: Nouvelles Frontieres, Art & Vie, Tour du Monde, Havas Voyages...

Trên cơ sở Hiệp định hợp tác du lịch Việt-Pháp đã được kí kết từ tháng 01-1996, hai bên đã sớm tổ chức kí chương trình hành động cụ thể đến năm 2000. Qua trao đổi đoàn các cấp, trao đổi thông tin, Du lịch Việt Nam tiếp thu được những kinh nghiệm bổ ích trong quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt trong quảng bá-xúc tiến và kỹ năng tổ chức đón tiếp-cung ứng dịch vụ của công nghệ du lịch Pháp. Sau chuyến tham quan khảo sát của đoàn Hiệp hội Văn phòng du lịch Quốc gia các nước tại Paris (ADONET) hình ảnh du lịch Việt Nam được cải thiện, tạo điều kiện đẩy mạnh xúc tiến du lịch Việt Nam ra nước ngoài, không ngừng tăng cường quan hệ với một số quốc gia có công nghệ du lịch phát triển cao trên Thế giới.

Trong lĩnh vực quy hoạch, Viện quy hoạch du lịch Pháp (AFIT) giúp Việt Nam khảo sát khu du lịch Hạ Long-Cát Bà-Hải Phòng và tổ chức cho đoàn cán bộ cao cấp của du lịch

Việt Nam sang Pháp tìm hiểu trao đổi về quy hoạch du lịch vùng ven biển và giá trị hoá các sản phẩm du lịch. Pháp cử chuyên gia giúp Việt Nam đào tạo tại chỗ về nghiệp vụ du lịch và tiếng Pháp cho 768 cán bộ, nhân viên du lịch và tổ chức cho trên 80 thực tập sinh của một số đơn vị, doanh nghiệp du lịch Việt Nam sang Pháp thực tập chuyên ngành. Ngoài ra hai bên còn tạo điều kiện cho các cấp du lịch địa phương hai nước (vùng, tỉnh) xúc tiến mở rộng giao lưu tìm hiểu cơ hội khai thác...

Về đầu tư, Pháp là nước có số dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đứng đầu các nước Châu Âu, với 12 dự án đã được cấp giấy phép có tổng số vốn đăng kí trên 235 triệu USD Mỹ, chiếm khoảng 7% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nước ta. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả như khách sạn Sofiter ở Hà Nội.

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASSEM II tại Luân Đôn vừa qua, sáng kiến Việt-Pháp về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá” đã mở ra hướng hợp tác mới giữa hai Châu lục á-Âu. Cụ thể Việt Nam và Pháp đã phối hợp cùng tổ chức Lễ hội văn hoá-Du lịch tại Huế, trong đó tập trung vào các hoạt động Văn hoá-Nghệ thuật đặc trưng của hai dân tộc và một số nước khác trên thế giới. Sự kiện này đã thu hút nhiều đối tác A-Âu và du khách tham gia, góp phần duy tu và phát huy giá trị Di sản Văn hoá thế giới Huế, đấy mạnh xúc tiến cho “Năm du lịch Việt Nam”.

Đẩy mạnh hợp tác du lịch với một quốc gia có thị trường gửi khách và nhận khách đứng vào loại cao trên thế giới như Pháp đặc biệt có tác dụng tích cực trong việc mở rộng xúc tiến tuyên truyền và quảng bá du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác, Việt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của Pháp góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập trong khu vực. Đối với Pháp, cùng với các lĩnh vực hợp tác khác với Việt Nam, hợp tác du lịch là con đường lý tưởng để phát huy và duy trì ảnh hưởng giá trị văn hoá Pháp ở Đông Dương, thâm nhập khối ASEAN và Châu á. Trong năm nay ngành du lịch hai nước tiếp tục triển khai tốt các nội dung còn lại trong chương trình hợp tác du lịch Việt-Pháp giai đoạn 1997- 2000. Cụ thể:

- Thúc đẩy thực hiện các dự án quy hoạch du lịch ở một số vùng trọng điểm, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, ưu tiên các dự án xây dựng khu du lịch lớn đã được quy hoạch.

- Xúc tiến thành lập Trung tâm đào tạo thường xuyên bằng tiếng Pháp tại Hà Nội, do chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam giảng dậy, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên du lịch Việt Nam. Triển khai dự án xây dựng cơ sở đào tạo du lịch cho các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ. Đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước ở trình độ đại học và trên đại học tại Pháp.

- Tăng cường khai thác thị trường du lịch Pháp, coi là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Xúc tiến mở văn phòng đại diện du lịch quốc gia của Việt Nam tại Paris. Hợp tác chặt chẽ với các hãng lữ hành Pháp để tăng cường thêm lượng khách đến Việt Nam.

Tiếp tục trao đổi đoàn các cấp để học hỏi kinh nghiệm về quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh, quản lý các tuyến điểm du lịch và thường xuyên trao đổi thông tin. Đẩy mạnh việc phối hợp hoạt động trong khuôn khổ hợp tác á-Âu (ASSEM).

- Kết luận : Quan điểm và chiến lược đối ngoại của Pháp rõ ràng như vậy cùng với sự giao lưu về kinh tế và văn hoá, đã giúp cho nhân dân hai nước hiểu biết sâu sắc về văn hoá, ngôn ngữ, thói quen và phong tục, tập quán của nhau, dẫn tới sự đồng cảm của hai dân tộc Việt-Pháp và là tiền đề cho sự phát triển ngay nay của các quan hệ hợp tác nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để quan hệ hai nước được củng cố và mở rộng. Đó là điều kiện thuận lợi thu hút luồng khách Pháp tới Việt Nam. Thị trường khách Pháp trong tương lai nhất định sẽ là thị trường đầy triển vọng đối với các nhà kinh doanh du lịch Việt Nam. Đặc biệt là đoạn thị trường khách du lịch là người Việt kiều. Do vậy việc duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty Du lịch Việt Nam-Hà nội nói riêng trong bối cảnh hiện nay là điều hết sức cần thiết và quan trọng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội ppt (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)