0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Chính sách phân phối

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI PHÁP CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI PPT (Trang 103 -107 )

Chính sách phân phối góp phần quan trọng tạo ra hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua việc kích thích tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thực tế, phần lớn các chương trình du lịch của công ty được bán thông qua 2 kênh: Hãng lữ hành quốc tế và bán lẻ cho du khách. Do đó, để nâng cao hiệu quả của chính sách phân phối, cần sử dụng các biện pháp sau:

-Tạo lập mối quan hệ với các hãng lữ hành quốc tế thông qua các hội chợ triển lãm du lịch, các cuộc hội thảo, hội nghị về du lịch...

-Thắt chặt mối quan hệ với các hãng du lịch lữ hành mà công ty đã và đang quan hệ bằng cách tổ chức các chuyến du lịch khảo sát, tìm hiểu về du lịch, tổ chức các hội nghị khách hàng của công ty.

-Đặc biệt có chính sách ưu đãi hợp lí đối với các hãng lữ hành có quan hệ lâu năm như chính sách giá. Cụ thể: giảm giá, kéo dài thời hạn thanh toán...

-Tăng cường kí kết hợp đồng ngắn và dài hạn với các hãng lữ hành gửi khách lớn tại thị trường Pháp trên cơ sở hợp tác nhằm xây dựng các tour du lịch hấp dẫn.

-Ngoài ra, công ty nên mở một van phòng đại diện tại Pháp, nhằm thông tin cho khách hàng, thực hiện các chương trình quảng bá và bán sản phẩm. Đây là giải pháp đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn nhưng hiệu qủa kinh tế cao, tạo dựng uy tín và hình ảnh của công ty trên thị trường Pháp.

Như vậy, chiến lược Marketing - Mix tập trung vào 3 phân đoạn thị trường: Khách công vụ, khách có tuổi đã nghỉ hưu và khách thăm thân... đã vạch ra cho công ty định hướng trong vấn đề duy trì và ngày càng mở rộng thị trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến thị trường khách Pháp. Tuy nhiên, muốn áp dụng thành công chiến lược này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, điều quan trọng hơn nữa là sự quan tâm của đảng và nhà nước, sự phối hợp cùng thực hiện giữa các ban ngành có liên quan.

Khuyến nghị.

Không thể phủ nhận rằng, trong mấy năm vừa qua, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, hiệu quả mà ngành du lịch đem lại vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của nước nhà. Để hoạt động du lịch lữ hành nói riêng và hoạt động kinh doanh du lịch nói chung thực sự đem lại hiệu quả cao, đòi hỏi các cấp, ngành có liên quan đưa ra những chính sách, cơ chế hợp lí, tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển. Sau một thời gian đi khảo sát thực tế và nghiên cứu đề tài: “Các biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp tại công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội” tôi xin mạnh dạn nêu ra một số khuyến nghị sau:

1. Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch. 1.1 Chính Phủ:

Nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 theo định hướng của đại hội lần thứ 8 của Đảng, chính phủ cần cụ thể những định hướng lớn thông qua cơ chế, chính sách và những giải pháp mà bản thân ngành không tự giải quyết được. Trước mắt, chính phủ cần tháo gỡ cơ chế về vốn. Đặc biệt là vấn đề cho ngành du lịch được vay vốn ưu đãi, dài hạn để xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch và nâng cấp đổi mới cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho ngành co phép ngành du lịch được trích một phần thu đáng kể từ hoạt động du lịch để ngành chủ động đầu tư trực tiếp phát triển du lịch, làm công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam, chính phủ có cơ chế, chính sách thông thoáng về thủ tục xuất nhập cảnh. Chẳng hạn cho phép cấp giấy visa tại các cửa khẩu, cho khách du lịch nước thứ 3 qua nước bạn, kéo dài tour sang Việt Nam để khách không phải quay lại xin visa tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, bỏ visa đối với khách du lịch đến từ các nước ASEAN như một số thành viên ASEAN thực hiện, được áp dụng chế độ “thẻ lên bờ” tạm giữ hộ chiếu đối với khách du lịch bằng tàu biển mà không cần visa.

Chính phủ tăng cường hỗ trợ tổng cục du lịch đặc các phòng, trung tâm du lịch tại các sân bay có nhiều khách quốc tế như: Nội bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Huế... để trực tiếp cung cấp thông tin phục vụ khách.

Chính phủ nên có cơ chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để tổng cục du lịch Việt Nam được mở van phòng đại diện ở những thị trường trọng điểm, đặc biệt tại thị trường Pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá du lịch Việt Nam ra nưcớ ngoài.

1.2 Tổng cục du lịch Việt Nam.

Là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, tổng cục du lịch cần thực hiện hơn nữa vai trò chức năng quản lí, cụ thể:

Có chính sách phát triển du lịch hợp lí, toàn diện và bền vững. Thông qua việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh như cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An...

Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thông tin bằng cách thường xuyên phát hành và phân phát các sách giới thiệu về du lịch Việt Nam, các tài liệu khác có liên quan, bằng tiếng Pháp, phát miễn phí cho khách du lịch khi họ đến Việt Nam. Tài liệu phải được in ấn rõ ràng, đẹp mắt, thông tin phải chính xác, cập nhập thay thế qua từng thời kỳ.

Đảm bảo môi trường pháp lí công bằng và thuận lợi cho công ty. Đặc biệt là việc đưa ra các văn bản pháp quy có nội dung hợp lý về quyền khai thác sản phẩm độc quyền đối với các chương trình do các công ty tự xây dựng, tránh sự mạo nhận giữa các công ty trên cùng một đơn vị sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các công ty lữ hành chuyên tâm hơn vào việc xây dựng các chương trình du lịch cho riêng mình.

Chủ động hơn nữa trong việc tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp hội du lịch... nhằm phát huy thế mạnh Việt Nam trên trường quốc tế, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam. Đặc biệt là việc tham gia các hội nghị, hội thảo các tổ chức du lịch của Pháp.

1.3 Đối với các ngành có liên quan. Ngành an ninh-ngoại giao: Ngành an ninh-ngoại giao:

Cải tiến, đơn giản hoá, thuận tiện nhanh chóng trong việc duyệt nhân sự,cấp hộ chiếu, visa cho khách nhập cảnh, xuất tại các cửa khẩu đường bộ.

Tăng cường, củng cố mối quan hệ hợp tác quan hệ hữu nghị Việt-Pháp.

Ngành giao thông vận tải:

Nâng cấp các tuyến đường sắt xuyên Việt, khẩn trương đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của nhân viên.

Ngành hàng không:

Tích cực tham gia quảng bá cho du lịch Việt Nam thông qua các chuyến bay, tuyến bay và các dịch vụ trên không cũng như dịch vụ mặt đất.

Nâng cao chất lượng phục vụ kết hợp với các công ty du lịch trong việc khai thác khách.Cải tiến và nâng cấp trật tự ở các sân bay quốc tế, cần có hệ thống chỉ dẫn thủ tục xuất nhập cảnh khi khách đến và dời khỏi Việt Nam.

Cho phép các hướng dẫn viên của các hãng lữ hành quốc tế thuận tiện trong việc đưa đón và tiễn khách tại sân bay.

Tăng cường hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng lữ hành Việt Nam tham gia mạng lưới đại lí vé, trong hệ thống đặt giữ chỗ. Đặc biệt là chính sách ưu tiên, ưu đãi phù hợp với những đoàn khách sang Việt Nam với mục đích hỗ trợ phát triển du lịch.

Ngành hải quan:

Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống trang thiết bị nhằm kiểm tra nhanh chóng, an toàn và tiện lợi cho khách.

Hoàn thiện hơn nữa về hành lang pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hàng hoá xuất nhập qua con đường du lịch. Ví dụ như: Quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian nhằm khuyến khích khách du lịch mua và mang ra dễ dàng. Cải tiến thủ tục và nâng cao trình độ chuyên môn, tác phong văn minh lịch sự của cán bộ kiểm tra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI PHÁP CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI PPT (Trang 103 -107 )

×