Lịch sử mối quan hệ Pháp-Việt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội ppt (Trang 26 - 28)

-Ngày 20/12/1954, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã chấp nhận cho chính phủ Pháp lập cơ quan Tổng đại diện thương mại tại Hà Nội.

-Tháng 3/1956 Pháp đồng ý cho lập cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Paris.

-Tháng 8/1966 quan hệ 2 nước được xây dựng trên cơ sở bình đẳng ở cấp tổng đại diện ở thủ đô mỗi nước.

-Ngày 29/8/1963, tổng thống De Gaulle ra tuyên bố về lập trường của Pháp đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam với mong muốn được thấy: “Một Việt Nam độc lập với bên ngoài, hoà bình và thống nhất bên trong, hoà hợp với các nước láng giềng”.

-Tháng 4/1964, tại cuộc họp hội đồng của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam á (SEATO), Pháp đã đề nghị trung lập hoá Nam Việt Nam, trái với chính sách đang theo đuổi của Mỹ.

-Ngày 1/9/1966 Tổng thống Pháp De Gaulle, trong một tuyên bố tại Campuchia về chiến tranh tại Việt Nam đã cho rằng chính sự can thiệp của Mỹ là nguồn gốc gây ra chiến tranh và đòi Mỹ chấm dứt mọi hành động chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.

-Năm 1968 Chính phủ Pháp đã đồng ý cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Paris.

-Ngày 12/4/1973, 2 nước đã nâng mức quan hệ lên hàng đại sứ tại Hà Nội và Paris. Năm 1997, chuyến đi thăm chính thức đầu tiên của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng tại cộng hoà Pháp đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa 2

nước. Việt Nam và Pháp đã ký hiệp định hợp tác kinh tế và công nghiệp, hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học-kỹ thuật. Nhờ vậy, sự hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, giảng dậy tiếng Pháp bắt đầu được thúc đẩy, quan hệ kinh tế song phương cũng có những bước chuyển biến.

Từ năm 1977 đến năm 1979 quan hệ 2 nước tạm bị gián đoạn do có vấn đề Campuchia.

Hợp tác 2 nước được nối lại vào cuối năm 1980 và ngày càng phát triển đa dạng kể từ năm 1989, đặc biệt từ năm 1991, khi Việt Nam bước đầu dành được những thành tựu quan trọng trong chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Năm 1989, 2 nước đã ký hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế thay thế các hiệp định đã ký kết trước đây, làm cơ sở cho hợp tác song phương trong giai đoạn mới. Pháp đã thực hiện chính sách thúc đẩy quan hệ với Việt Nam coi đây là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại ở khu vực. Với chính sách đó Pháp mong muốn phát triển ảnh hưởng của mình tại bán đảo Đông Dương thuộc Pháp cũ và hy vọng Việt Nam đóng vai trò cầu nối về sự hợp tác giữa Pháp và các nước trong khu vực. Thủ tướng Pháp Alain Juppe’, trong một chuyến thăm Việt Nam tháng 11/1994 khi còn là bộ trưởng ngoại giao đã tuyên bố: “Nước Pháp nằm giữa lục địa Châu Âu đang ngày càng trở nên thống nhất và nước Việt Nam nằm giữa

lục địa Châu á đã được hoà giải và đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, 2 nước chúng ta có thể cùng nhau làm nền nhiều việc lớn”. Tháng 7/1995 chính phủ Pháp đã hoan nghênh việc Việt Nam ra nhập ASEAN.

Quan hệ giữa 2 nước về các mặt, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, tài chính, tín dụng, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, hành chính đã có những bước tiến chuyển mạnh nhất là sau chuyến đi thăm chính thức của tổng thống Pháp F.Mitterrand tại Việt Nam (3/93) và của thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Pháp (Tháng 6/93). Kể từ đó 2 nước đã thường xuyên trao đổi các đoàn đi thăm và làm việc cấp chính phủ và quốc hội nhằm triển khai và thúc đẩy quan hệ hợp tác về các mặt:

-Về phía Pháp phải kể tới chuyến thăm Việt Nam của thị trưởng thành phố Paris Jacques Chirac (nay là tổng thống Pháp) vào tháng 1/1994 và của nhiều bộ trưởng trong

chính phủ. Tháng 1/1996 2 đoàn nghị sỹ Pháp đã thăm và làm việc tại Việt Nam: Đoàn nghị sỹ quốc hội “Uỷ ban sản xuất và traođổi”,đoànthượngnghịsỹ... -Về phía Việt Nam, chủ tịch Lê Đức Anh đã nhận lời mời của Tổng thống Pháp F.Mitterrand đi dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng phát xít Đức và thăm Pháp vào đầu tháng 5/95. Phó thủ tướng Nguyễn Khánh thăm Pháp vào tháng 11/95 nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức UNESCO. Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh thăm chính thức Pháp tháng 10/1993. Gần đây nhất, tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhận lời mời chính thức của thủ tướng Pháp sang thăm và kí quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực vào ngày 21/5/2000.

Quan hệ hợp tác song phương giữa các ngành cũng đã phát triển trong đó đặc biệt là hợp tác về du lịch quốc phong, nội vụ, hải quan...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch là người Pháp của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội ppt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)