Bạn có biết kiến thức số học từ việc con kiến mang được vật nặng không?

Một phần của tài liệu 5937-bi-mat-toan-hoc-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 93 - 94)

khơng?

Bạn đã từng nhìn thấy dáng vẻ của một con kiến khi đ làm việc chưa? Nó mang theo một hạt đại mạch khơng tương xứng với thân hình nhỏ bé của nó, nhanh nhẹn leo xuống dưới theo các cọng thực vật. Điều này thật không thể tưởng tượng được, một con kiến nhỏ nhoi lấy đâu ra sức lực lớn như vậy có thể bê một vật nặng gấp 10 lần trọng lượng của nó như vậy, như bê một chiếc đàn thép lớn leo lên cầu thang, lẽ nào con kiến cịn có sức lực hơn con người?

Quả thật như vậy khơng? vấn đề này khơng có sự giúp đỡ của hình học, cũng khơng có cách nào giải đáp.

Để chúng tơi phân tích một chút về bắp thịt của động vật trước. Cắt lấy bắp thịt trên thân của một con ếch đã bị giết, làm thí nghiệm liên kết thịt bắp đùi, xương chân và vai của con ếch với nhau và treo lên, lấy một cái móc xuyên qua vai, trên móc treo một quả cân. Giả dụ lấy hai sợi dây điện liên kết hai đầu của bắp thịt, đồng thời nối dịng điện vào, thế thì bắp thịt này lập tức co lại và kéo quả cân lên. Tăng dần quả cân để đo được khả năng nâng vật nặng lớn nhất miếng thịt này có thể mang, bây giờ lần lượt hai, ba, hoặc bốn bắp thịt giống nhau liên kết lại, nối dòng điện, thế là quả cân nâng lên đến bội số tương ứng của số bắp thịt. Thiết tưởng, nếu những bắp thịt này đều sinh trưởng cùng nhau, cũng có thể đạt được kết quả giống nhau. Vì vậy chúng ta biết độ lớn nhỏ của năng lực nâng của bắp thịt không quyết định ở độ dài hay độ nặng của bắp thịt, mà quyết định ở sự thô mảnh của nó, cũng chính là quyết định ở tiết diện lớn nhỏ của nó.

Giả thiết có hai động vật, kích cỡ thẳng của động vật thứ 2 gấp hai lần động vật thứ nhất, như vậy thể tích, thể trọng của động vật thứ hai gấp 8 lần động vật thứ nhất; nhưng trên độ đo bề mặt, tiết diện của bắp thịt động vật thứ hai lại chỉ gấp 4 lần động vậtứ nhất. Như vậy, tuy thân thể của một động vật đã lớn gấp 2 lần trước, thể trọng đã gấp 8 lần trước, nhưng sức lực cơ bắp của nó chỉ tăng 4 lần trước. Cũng vậy, so sánh thể lực và thể trọng của động vật ngược lại yếu đi một nửa. Căn cứ vào lí do đó, độ lớn của một động vật gấp 3 lần động vật khác thì thể lực lại yếu hơn 1/3 lần.

Điều này giải thích vì sao các loại cơn trùng như kiến có thể mang vác được vật nặng gấp 30, 40 lần cơ thể, mà con người trong tình trạng bình thường - ngồi vận động viên và cơng nhân vận chuyển vật nặng, chi có thể chịu được 9/10 trọng lượng cơ thể. Ngay cả ngựa cũng chỉ chịu được 7/10 trọng lượng so với cơ thể.

https://thuviensach.vn

Một phần của tài liệu 5937-bi-mat-toan-hoc-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)