Các nguồn hình ảnh sử dụng cho phóng sự

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 25 - 28)

- Hình ảnh về sự kiện:

Là những hình ảnh liên quan trực tiếp đến con người, sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, hay cịn gọi là “hình ảnh sống”. Những hình ảnh này được quay phim ghi lại trong khi sự kiện, sự việc đang diễn ra. Ví dụ như hình ảnh về các hoạt động trong buổi mít tinh, các tiết mục biểu diễn văn nghệ… hay về lĩnh vực an ninh trật tự đó là các các hình ảnh liên quan đến tội phạm như truy bắt, điều tra, xét xử tội phạm… Hình ảnh về sự kiện - đó là những hình ảnh sống, mang nhiều giá trị thông tin - trực tiếp thể hiện nội dung thông tin về sự kiện. Đặc điểm của một tác phẩm phóng sự truyền hình phải phản ánh chân thực, khách quan những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và được cơng chúng quan tâm. Vì vậy, hình ảnh trực tiếp từ sự kiện là nguồn hình ảnh được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm truyền hình.

- Hình ảnh phóng viên khai thác từ các nguồn khác:

Là những hình ảnh mà nhóm phóng viên khơng tự khai thác được mà phải khai thác từ những nguồn khác như:

+ Hình ảnh tư liệu quá khứ: Là những hình ảnh về những sự việc, hiện tượng con người đã diễn ra trong quá khứ, được các phương tiện ghi lại ở thời điểm diễn ra sự kiện đó. Khi một sự kiện ở hiện tại được thơng tin, nó gắn với một sự kiện đã qua thì người ta thường sử dụng hình ảnh tư liệu liên quan nhằm làm rõ, bổ sung thêm thơng tin cho hiện tại.

Hình ảnh tư liệu quá khứ thường được sử dụng với mục đích nhằm giúp cơng chúng hình dung, nhớ lại sự kiện đã diễn ra trước đó, góp phần làm tăng giá trị thơng tin và giá trị biểu cảm của sự kiện đang được nói tới. Thường thì, các hình ảnh tư liệu hay được sử dụng vào những sự kiện liên quan đến lịch sử, đến các lễ kỷ niệm nào đó. Hình ảnh tư liệu q khứ trong nhiều trường hợp có giá trị thơng tin lớn mà khơng có loại hình ảnh hiện tại nào có thể thay thế được. Ví dụ như hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, hình ảnh con người lần đầu tiên bay vào vũ trụ…Với tầm quan trọng của hình ảnh tư liệu như vậy nên việc lưu trữ loại hình ảnh này rất cần thiết, là chất liệu quan trọng trong sản xuất các tác phẩm báo chí truyền hình trong một số trường hợp. Khi sử dụng nguồn hình ảnh này, phóng viên cần xin phép chủ nhân của nguồn hình ảnh và trích dẫn đây là nguồn hình ảnh tư liệu quá khứ.

+ Hình ảnh tư liệu từ đồng nghiệp

Là những hình ảnh mà phóng viên thực hiện tác phẩm đó khơng trực tiếp ghi lại được mà phải “mượn”, “vay” hình ảnh mà đồng nghiệp đã ghi hình được để sử dụng trong tác phẩm của mình. Thực tế cho thấy, phóng viên khơng phải lúc nào cũng có thể có mặt tại đúng khơng gian, thời gian nơi sự việc diễn ra để khai thác hình ảnh mình cần. Những hình ảnh về sự kiện quan trọng khi đó được những đồng nghiệp khác ghi lại được mà phóng viên lại cần khai thác để sử dụng trong phóng sự của mình thì khi đó, phóng viên sẽ liên hệ với đồng nghiệp để xin khai thác và sử dụng những hình ảnh đó. Khi sử dụng nguồn hình ảnh này, phóng viên cần xin phép chủ nguồn hình ảnh và trích dẫn tư liệu này từ nguồn nào.

+ Hình ảnh từ cơng chúng

Khơng ít những sự kiện, vấn đề phóng viên để ý và khai thác được bắt đầu từ những nguồn tin từ cơng chúng. Đó có thể là những nguồn hình ảnh cơng chúng gửi về hay những hình ảnh phóng viên bắt gặp được trong quá trình đọc, nghiên cứu tài liệu, tin tức,… Để tăng tính chân thực và thuyết phục cho phóng sự, nhiều

nhà báo, phóng viên đã sử dụng những nguồn hình ảnh từ cơng chúng để tăng thêm tính chân thực, thuyết phục cho tác phẩm. Ví dụ, trong tác phẩm phóng sự về Bạo lực học đường được phát sóng trong chương trình “Cuộc sống thường ngày”, VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. Phóng viên đã sử dụng các nguồn hình ảnh học sinh đánh nhau tại trường học, ngoài cổng trường mà cơng chúng quay lại được để tăng thêm tính chân thực, thuyết phục cho phóng sự của mình. Khi sử dụng nguồn hình ảnh này, phóng viên cần xin phép chủ nhân nguồn hình ảnh và trích dẫn hình ảnh từ nguồn nào.

- Hình ảnh đồ họa

Đồ hoạ là những hình ảnh được vẽ, thiết kế bằng các chương trình, phần mềm đồ hoạ ứng dụng trên máy vi tính để mơ tả, minh hoạ cho những chi tiết, ý tưởng nào đó. Sự kết hợp giữa hình khối và màu sắc trong đồ hoạ tạo ra những hình ảnh, khơng gian có chiều sâu.

Thơng tin đồ hoạ thực chất là hình thức diễn đạt thơng tin bằng đồ thị, biểu đồ, bảng, bản đồ, lược đồ… Theo PGS.TS Hà Huy Phượng (Học viện Báo Chí Tun truyền) thì : “Nhờ ngơn ngữ tạo hình riêng biệt, thơng tin đồ hoạ cịn có

khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hồ có ý đồ về nội dung và hình thức… Thơng tin đồ hoạ giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng”. [42; tr.224]. Việc sử dụng đồ hoạ sẽ giúp cho độc giả thấy được sự biến

thiên của số liệu và dễ dàng hình dung vấn đề mà tác giả đưa ra. Đồ họa có nhiều dạng thức, bao gồm: bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, hộp dữ liệu, hình ảnh 2D, hình ảnh 3D…

+ Bảng biểu: là số liệu, thông tin được sắp xếp, phân chia một cách rõ ràng theo các hàng, cột, và vẫn được thể hiện bằng văn bản, thích hợp cho việc thống kê.

+ Biểu đồ, đồ thị: là loại hình đồ họa thơng tin phức tạp và mang tính minh họa cao. Các đồ họa biểu đồ gồm lượng lớn các thông tin văn bản và các

minh họa chi tiết để phân tích các phần quan trọng của đối tượng hoặc ghi chép một chuỗi các sự kiện. Có các loại biểu đồ như: biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ điểm, biểu đồ miền. Biểu đồ và đồ thị là một trong những hình thức thơng tin phi văn tự được sử dụng khá nhiều trong tin, bài trong lĩnh vực kinh tế.

+Bản đồ: là hình ảnh thu nhỏ và khái qt hố của một phần mặt đất lên mặt giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Bản đồ được sử dụng nhằm giúp mọi người định vị, xác định phương hướng về mặt địa lý. Dạng thức này được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp thông tin cần giải đáp câu hỏi ở đâu. Đặc biệt thích hợp trong các tin tức sự kiện như chiến sự, thiên tai, dự báo thời tiết cần thông báo địa điểm. Bản đồ sử dụng trên báo chí thường khơng được thể hiện đầy đủ chi tiết mà chỉ là những nét phác thảo, rõ ràng, đơn giản mang tính khái quát.

+ Hình ảnh 2D: đơn thuần là những hình ảnh được phóng viên chụp lại trong q trình thực hiện tác phẩm hoặc có thể do kỹ thuật thể hiện lại bằng phần mềm đồ họa một cách đơn giản.

+ Hìnhh ảnh 3D: là hình ảnh được thể hiện bằng phần mềm đồ họa một cách trau chuốt và có chiều sâu hơn, trực quan hơn. Thông thườn đồ họa 3D sẽ được thể hiện thành đoạn video ngắn để tái hiện hoặc tưởng tượng một q trình, sự kiện nào đó, khơng được quay lại kịp thời lúc xảy ra hoặc chưa xảy ra.

Ngồi những hình thức trên, đồ họa cịn được thể hiện dưới dạng hộp dữ liệu. Nghĩa là các văn bản thu gọn, có nhiều chi tiết, nhưng chỉ nói về 1 hoặc 2 đối tượng trong đó. Tùy theo từng loại tin bài mà người ta sẽ áp dụng những kiểu thông tin đồ họa phù hợp.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w