hiện đại
Yếu tố này cũng có tác động nhất định đến q trình sử dụng hình ảnh của phóng viên, bởi bên cạnh những hình ảnh đã được khai thác tại hiện trường, có những hình ảnh được phóng viên sáng tạo hậu kỳ như sử dụng đồ họa, nhạc nền nhằm tăng giá trị của thông điệp muốn chuyển tải. Trong khi phóng viên ln bị áp lực “chạy đua” với thời gian để đảm bảo tính thời sự việc có những thiết bị tốt và hiện đại sẽ có những ý nghĩa nhất định. Tại nhiều đài Truyền hình địa phương, cơng nghệ quay camera và phát sóng bằng băng từ vẫn cịn khá phổ biến. Muốn dựng hình, phóng viên phải nạp băng vào máy tính, nếu băng dựng hình lả 60 phút, phóng viên sẽ mất 60 phút để thu băng.
Trả lời phỏng vấn, phóng viên Chu Sen, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nam, tác giả phóng sự đạt giải Bạc “Biến tướng mãi lộ đường thủy” cho biết: “Hiện nay đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nam vẫn đang sử dụng tồn bộ máy
quay băng khiến cho chúng tơi gặp ít nhiều những khó khăn trong khi đi tác nghiệp. Khó khăn lớn nhất đó chính là việc mỗi lần quay băng về chúng tơi phải mất rất nhiều thời gian để lấy dữ liệu từ băng. Hay có những lần băng quay về nhưng bị xước băng hay bị hỏng băng, dữ liệu của ngày hơm đó bị mất một ít hay mất tồn bộ khiến chúng tơi phải tổ chức quay lại từ đầu”
Thật vậy, nếu công nghệ quay dùng bằng thẻ nhớ, phóng viên sẽ mất ít thời gian để copy dữ liệu đó và máy tính và dựng. Thời gian tiết kiệm được sẽ dành cho
tính tốn và sử dụng hình ảnh hợp lí, hiệu quả. Rõ ràng, cơng nghệ truyền hình hiện đại sẽ có tác động ít nhiều đến hiệu quả sử dụng hình ảnh của phóng viên.
Bên cạnh đó, việc áp dụng những thiết bị cơng nghệ cao vào việc sản xuất cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng hình ảnh truyền hình. Phóng viên Chu Sen cũng
cho biết: “Trong quá trình thực hiện tác phẩm Biến tướng mãi lộ đường thủy”, để ghi lại được những hình ảnh chân thật nhất về nạn mãi lộ đường thủy, chúng tơi buộc phải phục kích và quay lại từ xa. Nhưng nếu lúc đó được trang bị máy quay
chất lượng cao và ống kính tốt, chúng tơi sẽ ghi lại cận cảnh hơn và rõ hơn hình ảnh cán bộ đường thủy nhận mãi lộ, từ đó, giá trị thơng tin, hình ảnh sẽ được nâng
cao hơn rất nhiều.”
Tiểu kết chương 3
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiếp cận thơng tin của cơng chúng ngày càng cao, địi hỏi những người làm truyền hình phải khơng ngừng nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình đặc biệt là phóng sự truyền hình, thể loại chủ lực của truyền hình.
Chương 3 là chương cuối cùng của luận văn đã tập trung đưa ra những vấn đề và sau đó là những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình. Cụ thể trong chương đã giải quyết được những nội dung sau:
Luận văn đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm làm cho chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền hình được tốt hơn như: Các giải pháp về (1) Khai thác hình ảnh, (2) Lựa chọn hình ảnh, (3) Sắp xếp hình ảnh, (4) Xử lý hình ảnh, (5) Nâng cao kĩ năng nghề nghiệp và đạo đức của phóng viên, (6) Tích cực đầu tư thiết bị kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ truyền hình hiện đại.
Nội dung của chương 3, hi vọng sẽ đóng góp cho những nghiên cứu và lý luận cụ thể với mục tiêu nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình.
KẾT LUẬN
Dưới sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn, với những kiến thức đã lĩnh hội sau hai năm học tập tại lớp Cao học Phát thanh – Truyền hình k20.2 kết hợp với với quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế, bằng những kinh nghiệm có được từ hoạt động nghiệp vụ của bản thân, tác giả đã nổ lực thực hiện đề tài “Sử
dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình” và những mục đích, nhiệm vụ cơ bản
đã được giải quyết..
Với 03 chương, luận văn đã hồn thành được mục đích nghiên cứu và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, kết quả được thể hiện như sau:
1. Tác giả đã khái quát và làm rõ về mặt lý luận những vấn đề liên quan đến sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình. Qua nghiên cứu các quan điểm và các góc độ tiếp cận khác nhau, tác giả đã đưa những khái niệm công cụ liên quan đến đề tài đó là:Sử dụng, hình ảnh, hình ảnh trong truyền hình, phóng sự truyền hình, sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình,… Đặc biệt trong chương này, luận văn đã đưa ra yêu cầu, nguyên tắc sử dụng hình ảnh sao. Các tiêu chí đó xoay quanh các vấn đề: (1) Hình ảnh được sử dụng phải có giá trị thơng tin, góp phần
làm rõ câu chuyện, (2) Hình ảnh được sử dụng phải đảm bảo tính chân thực, khách quan, (3) Hình ảnh được sử dụng phải mang giá trị thẩm mỹ, (4) Hình ảnh được sử dụng đảm bảo tính nhân văn, (5) Hình ảnh được sử dụng phải đa dạng, phong phú, (6) Hình ảnh được sử dụng phải phù hợp, logic, (8) Hình ảnh và âm thanh kết hợp nhuần nhuyễn
2. Chương 2 - phần khảo sát cụ thể, tác giả đã tìm hiểu và phân tích thực trạng việc sử dụng hình ảnh trong các tác phẩm phóng sự đạt giải vàng và bạc trong liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35. Bên cạnh đó tác giả cũng cố gắng
phân tích, chỉ ra nêu lên những mặt được, chưa được, nguyên nhân của những hạn chế việc sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình. Trên cơ sở phân tích đó, luận văn có căn cứ để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình.
3. Trên cơ sở phân tích đó, ở chương 3 tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao lượng việc sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình. Những giải pháp này cơ bản bám sát rút ra từ ưu, nhược điểm của quá trình khảo sát từ thực trạng, cùng với tiêu chí và yêu cầu trong sử dụng hình ảnh (đề cập chương 1). Trong luận văn đã nhấn mạnh một số giải pháp sau: (1) Khai thác hình ảnh, (2) Lựa chọn hình ảnh, (3) Sắp xếp hình ảnh, (4) Xử lý hình ảnh, (5) Nâng cao kĩ năng nghề nghiệp và đạo đức của phóng viên, (6) Tích cực đầu tư thiết bị kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ truyền hình hiện đại.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn đã cố gắng đề cập một cách toàn diện về các vấn đề mà đề tài đã đặt ra. Tuy nhiên, do phạm vi và thời gian nghiên cứu có giới hạn, chắc rằng luận văn sẽ cịn rất nhiều khiếm khuyết, thiếu xót nhất định. Với tinh thần cầu thị, tác giả luận văn sẽ tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp, để tác giả tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đề tài được hoàn thiện.