Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 58 - 84)

2.3.1. Ưu điểm

Từ kết quả khảo sát các phóng sự đạt giải vàng và giải bạc trong “ Liên hoan

Truyền hình tồn quốc lần thứ 35” tác giả luận văn nhận thấy việc sử dụng hình

ảnh đã đạt được một số ưu điểm như sau:

2.3.1.1. Các hình ảnh trong phóng sự được khai thác, sử dụng tương đối đa dạng

Việc sử dụng đa dạng các loại hình ảnh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong các chương trình truyền hình. Cùng với lời bình trong tác phẩm đó, hình ảnh góp phần cung cấp một lượng thơng tin nhất định, tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn, giúp người xem dễ dàng hình dung ra sự kiện đang được nói đến.

Tùy từng loại phóng sự, tùy theo thời điểm và cách thức thực hiện mà hình ảnh được lựa chọn sử dụng trong các phóng sự cũng trở nên nhiều màu sắc. Các phóng sự đạt giải trong “ Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35” là tập hợp những tác phẩm xuất sắc của các cá nhân, tập thể đến từ nhiều đơn vị truyền hình trên cả nước, nên việc đa dạng hình ảnh trước hết được thể hiện ở sự phong phú trong các hình ảnh mang tính đặc trưng địa phương, vùng miền.

Tiêu biểu như trong 2 tác phẩm đạt giải Bạc đó là “ Dịng sơng khơng trở

lại” – Đài PT – TH Đăk Lăk, “ Điểm sáng vùng cao” – Đài PT – TH Bình Thuận,

những hình ảnh đặc trưng của Đăk Lăk, hay những hình ảnh đậm chất dân tộc sống tại Bình Thuận là những hình ảnh xuyên suốt làm nên bản sắc cho phóng sự

Bên cạnh đó, những hình ảnh được sử dụng trong các phóng sự cịn đa dạng ở dạng hình ành. Các phóng sự tận dụng tối đa các nguồn hình ảnh như tư liệu, hình ảnh phỏng vấn, hình quay bí mật để giúp khán giả có cái nhìn đầy đủ, chân thực cũng như thuyết phục nhất khi xem phóng sự. Trong phóng sự đạt giải Bạc “

Cảnh giác với sản phẩm yến sào” do Trung tâm tin tức VTV24 – Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, chúng ta sẽ thấy rõ việc tận dụng, khai thác hiệu quả hình ảnh để làm nên phóng sự. Khơng chỉ là những hình ảnh quay mới hồn tồn, mà những hình ảnh trích dẫn tư liệu về các tổ chim Yến tự nhiên, con người khai thác tổ chim Yến cũng được nhóm tác giả tận dụng một cách tối đa để cơng chúng có thể hình dung được tổ chim Yến nhà có hình dáng như thế nào, tổ chim Yến tự nhiên có hình dạng ra sao.

Không chỉ dừng lại ở việc sử dựng những hình quay chính thống, những hình quay bí mật bằng những camera chuyên dụng cũng được sử dụng khá đắt và hiệu quả trong những tác phẩm này. Đó là những hình ảnh phóng viên bí mật sử dụng camera giấu kín nhằm ghi lại những hình ảnh, âm thanh của những người tổ Yến chia sẻ về mức giá cũng như các loại tổ chim Yến. Rất nhiều trường hợp, với các phóng sự điều tra hay phóng sự phản ánh, để cơng chúng đến được gần hơn với sự thật, phóng viên phải cố gắng thu lại cho bằng được những hình ảnh mang tính thực tế như thế để làm rõ vấn đề một cách triệt để nhất

Bên cạnh việc sử dụng hình ảnh quay, hình ảnh tư liệu… thì khai thác và sử dụng hình ảnh hiện thị dưới dạng biểu đồ cũng thực sự rất hiệu quả với những nội dung thơng tin mang tính thống kê, so sánh. Hai tác phẩm đạt giải Bạc, “Lửa ấm trong mưa” của Đài PT – TH Quảng Ninh hay tác phẩm“ Dịng sơng khơng trở

lại” của Đài PT – TH Đăk Lăk là những ví dụ đại diện sử dụng tốt hình ảnh biểu

Đồ họa trong tác phẩm lửa ấm trong mưa

Bảng 2.1: Đánh giá sự đa dạng, hấp dẫn của hình ảnh thơng tin trong các phóng sự đạt giải vàng và giải bạc trong “ Liên hoan truyền hình tồn quốc

lần thứ 35” (năm 2015)

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ %

a. Có 81 80

b. Không 19 20

c. Ý kiến khác 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát

Khi nhận xét về việc sử dụng hình ảnh trong các phóng sự đạt giải trong “Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35” Nhà báo Trần Thị Hồng Hiếu, Ủy viên của Ban giám khảo chấm thi tác phẩm phóng sự Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35 nhận xét: “Các phóng sự tham dự và có giải trong Liên hoan lần

này có đặc điểm chung là rất đa dạng trong việc khai thác hình ảnh và tận dụng những ưu thế do hình ảnh mang lại. Ngồi ra, việc sử dụng biểu đồ, và hình ảnh

tư liệu cũng bổ sung và cung cấp thêm rất nhiều thơng tin cho chương trình và thu hút sự chú ý theo dõi của khán giả nhiều hơn. Đó là một điểm mạnh”.

2.3.1.2. Chất lượng hình ảnh được khai thác và sử dụng tương đối đảm bảo, nhiều hình ảnh đắt giá.

Chất lượng hình ảnh ở đây được hiểu là chất lượng về mặt nội dung, thầm mĩ của hình ảnh và chất lượng đáp ứng yêu cầu kĩ thuật của các thiết bị phát.

Với các tác phẩm được khảo sát là các tác phẩm đoạt giải trong Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35 thì đa số các hình ảnh đều được chọn lọc, đẹp, mang cả yếu tố thẩm mĩ và nội dung. Đó là những hình ảnh có nội dung bao phủ, mang tính chất đặc trưng, hỗ trợ cho nội dung tác phẩm và phù hợp với lời bình. Đơi khi với những hình ảnh đắt giá, thì chỉ ngun hình ảnh đó cũng có giá trị hơn tất thảy mọi lời nói. Hình ảnh dịng sông cạn khô với 2 bên là những hàng cây mà chỉ chờ 1 mồi lửa là có thể cháy rụi trong phóng sự “ Dịng sơng khơng trở lại” của Đài PT – TH Đăk Lăk là 1 ví dụ như thế. Hình ảnh đấy cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn khốc của con người đã tác động và làm hủy hoại dòng sơng đáng sợ đến mức nào….Bên cạnh những hình ảnh có góc máy đẹp, những cú máy cũng dường như làm cho hình ảnh trở nên có hồn hơn. Một hình zoom nhẹ từ bờ sơng trơ sỏi đá cho đến tồn cảnh một dịng sơng cạn cháy đủ làm người ta thấy e ngại về một “Dịng sơng khơng trở lại”.

Cũng tương tự như vậy, với hình ảnh một vách núi cheo leo và cái cách mà người ta cố để lấy được những tổ yến quý giá trong phóng sự “ Cảnh giác với sản phầm yến sao” – Trung tâm tin tức VTV 24 cũng đủ cho người ta rùng mình về sự nguy hiểm của cơng việc này. Nó cũng phần nào giải thích cho lí do của việc giá của sản phầm này vì sao lại đắt đến vậy và vì sao cần phải cảnh giác với những sản phẩm có giá trơi nổi hiện đang bán tràn lan trên thị trường.

Bên cạnh những hình ảnh đẹp có nội dung thì chất lượng kĩ thuật của hình ảnh đó cũng có ý nghĩa quan trọng khơng kém. Khi các thiết bị thu phát ngày càng hiện đại, đặc biệt trong thời kì khi cơng nghệ ngày càng phát triển và phát triển không ngừng, những chiếc tivi cũng ngày càng hiện đại hơn để phục vụ khán giả. Truyền hình chỉ vài năm trỏa lại đây đã liên tục thay đổi để thích nghi và phục vụ cơng chúng tốt hơn. Chất lượng hình ảnh từ SD đã chuyển dần qua HD 720p, HD 1080p và sắp sửa tiến tới chất lượng 4K. Với độ phân giải mạnh của các thiết bị phát hình như tivi hay màn hình máy tính, máy tính bảng thì chất lượng hình ảnh cũng địi hỏi có sự tương đồng nhất định.

Đa phần các hình ảnh trong phóng sự được khảo sát đều có chất tốt, hình khơng bị rạn, khơng hỏng, không rung lắc, rất rõ nét và chi tiết, đặc biệt là hình ảnh trong các tác phẩm của những đài truyền hình lớn, có điều kiện đi đầu về cơng nghệ như Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng hay Đài Phát thanh – Truyền hình TP.HCM…

Bảng 2.2: Đánh giá của khán giả về chất lượng hình ảnh được khai thác, sử dụng trong các phóng sự đạt giải vàng và giải bạc trong “ Liên hoan truyền

hình tồn quốc lần thứ 35” (năm 2015)

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ %

a. Mang đến giá trị thông tin 22 22

b. Đem đến giá trị thẩm mỹ 14 14

c. Cả giá trị thông tin và thẩm mỹ 64 64.

d. Ý kiến khác 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát

Qua khảo sát ý kiến khán giả cho thấy, đã có 64% tổng số khán giả được hỏi (64/100 phiếu) cho rằng hình ảnh trong các phóng sự đạt giải vàng và giải bạc trong “ Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35” đã đem đến cả giá trị thông

tin và giá trị thẩm mỹ cao. Đó đều là những phóng sự có hình ảnh được chọn lọc, nắn nót từ khi quay cho đến khi biên tập hậu kì.

Đánh giá về chất lượng việc khai thác, sử dụng hình ảnh trong các phóng sự đạt giải, thành viên trong hội đồng ban giám khảo, đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng cho biết: “Hình ảnh trong các phóng sự đã phát huy được nhiều điểm mạnh như bố cục

hình ảnh tốt, linh hoạt trong khi quay và dựng hình, hình ảnh mang nhiều nội dung thơng tin, câu hình rõ ràng, khúc chiết; hình ảnh có nhiều thơng tin và mang tính chân thật, khách quan”.

2.3.1.3. Nhiều hình ảnh đảm bảo tính khách quan, chân thật và tính thời sự cao

Các phóng sự đạt giải chủ yếu là các phóng sự mang tính phản ánh, nêu vấn đề và là các phóng sự có tình thời sự cao nên hình ảnh trong phóng sự trước hết đều đáp ứng được các tiêu chí khách quan, chân thật và mang tính thời sự cao. Đây cũng là những tiêu chí rất cần đối với hoạt động báo chí, báo chí truyền hình nói chung và việc khai thác, sử dụng hình ảnh nói riêng.

Các phóng sự này sử dụng hình ảnh nhiều hơn lời bình nhưng cũng đủ truyền tải nội dung phóng sự bởi đó là những hình ảnh hết sức chân thực và có giá trị hơn lời nói gấp nhiều lần. Cịn sự miêu tả nào chân thực hơn về sự khơ cằn của những con sơng tại Đăk Lăk bằng hình ảnh những bờ sơng hoang phủ 1 màu cát và trơ cằn sỏi đá trong phóng sự “ Dịng sơng khơng trở lại” – Đài PT – TH Đăk Lăk hay cịn gì ấm áp và cảm kích hơn hình ảnh những hàng người nối dài đầy ở sân bay Đà Nẵng chờ đợi và hy vọng khi nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh trở về với sau những ngày khắc khoải mong tin. Và đó chính là những hình ảnh chân thực nhất, cảm động nhất mà những người phóng viên có thể ghi lại và truyền tải đến khán giả. Đó cũng chính là những hình ảnh thời sự nhất, bởi đó là những hình ảnh kịp thời, cũng là những điều mà mọi người chờ đợi, mong mỏi nhất. Sự khách quan,

chân thực đem tới cho khán giả thông tin sinh động và đặc biệt là sự tin tưởng ở khán giả.

Bảng 2.3: Đánh giá về tính khách quan, chân thật và tính thời sự của hình ảnh được khai thác, sử trong các phóng sự đạt giải vàng và giải bạc trong “ Liên

hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35” (năm 2015)

Sự khách quan, chân thật của hình ảnh Số phiếu Tỷ lệ %

d. Có 89 89

e. Khơng 11 11

f. Ý kiến khác 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát

Trả lời phỏng vấn, bạn Vũ Phương Thảo, sinh viên lớp Truyền hình 34a1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Em cảm thấy rất thích thú khi xem

những tác phẩm phóng sự đạt giải trong Liên hoan Truyền hình Tồn quốc lần thứ 35 đặc biệt là phóng sự “ Mua danh” do Đài PH – TH Đăk Lăk thực hiện. Tác phẩm đã sử dụng các hình ảnh camera giấu kín để ghi lại hình ảnh chân thực về những thủ đoạn của mình để “mua danh” do chính những người trong cuộc kể lại. Những hình ảnh đó có thể bố cục khơng đẹp, góc quay khơng rõ, chưa đủ nét… nhưng nội dung mà hình ảnh đó mang lại thực sự là q đủ để trở nên chân thực và quá đủ để hình dung về cách thức người ta đi “mua danh”.

2.3.1.4. Phần nhiều tác phẩm xử lý khá nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh

Bên cạnh hình ảnh, âm thanh cũng đóng một vai trị khơng kém phần quan trọng. Âm thanh trong truyền hình bao gồm tiếng động tự nhiên, tiếng động nhân tạo, âm nhạc, lời (bao gồm lời nói và lời bình). Những yếu tố này cần được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, đúng lúc đúng chỗ nhằm làm tăng hiệu quả diễn đạt cho tác phẩm. Đây cũng chính là những yếu tố cung cấp thêm thơng tin, hỗ trợ lời bình

đem lại nhiều thơng điệp hơn cho nội dung mà chương trình truyền hình muốn gửi tới cơng chúng.

Bảng 2.4: Đánh giá về sự kết hợp nhuần nhuyễn của âm thanh và hình ảnh được sử trong các phóng sự đạt giải vàng và giải bạc trong “ Liên hoan truyền

hình tồn quốc lần thứ 35” (năm 2015)

Sự kết hợp nhuần nhuyễn của âm thanh và hình ảnh được sử dụng Số phiếu Tỷ lệ % e. Có 93 93 f. Không 07 07 g. Ý kiến khác 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát

Xét về mặt cấu trúc thơng tin, mỗi tác phẩm dù là hình ảnh được quay trong một khoảng thời gian ngắn hay dài, thông thường đều bao gồm hai thành phần. Đó là phần hình ảnh và phần âm thanh (lời bình). Hình ảnh làm nhiệm vụ cung cấp thơng tin chính, thơng tin cơ bản, cịn âm thanh làm nhiệm vụ gọi tên con người, sự vật, hiện tượng. Mặt khác âm thanh sẽ bổ sung những thơng tin mà hình ảnh khơng thể truyền đạt được, tránh tình trạng hiểu lầm vấn đề. Bên cạnh đó, âm thanh cịn làm nhiệm vụ giải thích, bình luận và xây dựng mối liên hệ giữa hình ảnh và âm thanh cho chặt chẽ, giúp người xem hiểu một cách đúng nhất về hình ảnh.

Nếu biết lựa chọn và sử dụng hợp lý, âm thanh sẽ làm cho chương trình truyền hình sinh động và giàu sức thuyết phục hơn. Một tiếng gà gáy sáng, một nét nhạc đồng quê gợi trong sâu thẳm miền ký ức của mỗi con người xa xứ nhớ quê hương…v.v. Sự kết hợp hài hịa giữa yếu tố hình ảnh và âm thanh khơng chỉ tạo nên chất lượng, hiệu quả của chương trình truyền hình mà cịn là cơ sở để cơng chúng nhận biết về năng lực chun mơn, cái tâm, cái tài của người làm truyền hình.

Lời bình giúp làm sáng rõ hơn ý đồ của tác phầm, bổ sung những nội dung mà hình ảnh cịn thiếu hụt. Âm nhạc trong các tác phẩm thì là một thành tố đưa đường dẫn lối, tăng thêm phần xúc cảm cho tác phẩm. Cịn tiếng động hiện trường thì giúp tác phầm trở nên thực hơn, gần gũi hơn và có hơi thở của cuộc sống hơn. Sự kết hợp tinh tế giữa những yếu tố này sẽ giúp tác phẩm sinh động, lơi cuốn và có điểm nhấn cũng như có thêm chiều sâu. Đặc biệt, với các phóng sự thấm đẫm hơi thở cuộc sống thì âm thanh của cuộc sống, âm thanh của con người thực tế sẽ gây ảnh hưởng khơng ít đến phóng viên tác nghiệp và nếu như phóng viên có khao khát truyền đạt được những âm thanh đó vào phóng sự thì phóng sự sẽ trở nên có hồn hơn rất nhiều bởi lúc đó nó khơng chỉ là 1 tác phẩm đơn thuần nữa mà nó sẽ trở thành một sản phẩm có tâm hồn và nhiệt huyết của người làm, gửi gắm tình cảm dành cho đối tượng được nhắc tới trong tác phầm. Đó cũng là 1 phần động lực để mỗi phóng viên khi tác nghiệp cố gắng chỉn chu và tâm huyết hơn cho tác phẩm của mình. Giống như tâm sự của nhà báo Thu Giang, chủ nhân của giải vàng với tác phẩm đạt giải bạc“Lửa ấm trong mưa” cho biết: "Khi tác nghiệp chúng tôi

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 58 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w