Giải pháp về sắp xếp hình ảnh

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 93 - 96)

Chuyên gia S.Mark của học viện Làn sóng Đức (Cộng hịa Liên bang Đức) quan niệm: Đối với tin tức thời sự, phóng viên cần phải nhận định được đâu là

những hình ảnh quan trọng nhất, có giá trị nhất, được nhiều người quan tâm nhất để đưa lên đầu tiên nhằm tạo ấn tượng với khán giả. Đó thực sự là những hình ảnh quan trọng nhất mà người xem muốn quan tâm đầu tiên.

Cũng về vấn đề này, phóng viên Phương Nam – Phịng thời sự, Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Định cho rằng: Hình ảnh đặc sắc nhất được đặt ở đầu

phóng sự phải truyền tải được thơng điệp chính yếu mà phóng viên định nói tới. Việc đưa ra những chi tiết điển hình ở đầu phóng sự giúp người xem dễ tiếp nhận, vừa tạo được sức nặng và độ hấp dẫn của thơng tin.

Cịn theo phóng viên Duy Phương- kênh Truyền hình Quốc Hội thì: Những

hình ảnh đắt nhất thường được ưu tiên “cài đặt” một cách hợp lý vào ngay phần mở đầu của phóng sự. Mục đích là gây chú ý đối với người xem ngay từ những giây đầu tiên. Lựa chọn cách thể hiện này giống như người bán hàng giới thiệu những mặt hàng đặc sắc để lơi kéo người mua vào quầy hàng của mình.

Đối với việc sắp xếp hình ảnh là cách phóng viên xâu chuỗi những chi tiết đã có được trong q trình tác nghiệp tại hiện trường. Khi làm hậu kỳ của tác phẩm, phóng viên cần xem lại hình ảnh, nghe lại các phỏng vấn của các nhân vật, lục lại những thông tin thu thập được, kết hợp với đề cương nội dung chuẩn bị trước để kết nối các hình ảnh thành tác phẩm. Rõ ràng, để thơng điệp của phóng sự gây ân tượng, thu hút sự chú ý của người xem nên đưa ngay vào đầu phóng sự. Hình ảnh đầu tiên phải ngay lập tức gây ấn tượng hoặc phải lột tả được mức độ cao nhất của thông tin. Với những hình tồn cảnh, hay cận cảnh, đặc tả về khung cảnh, về sự vật, hoặc về con người. Thậm chí trong nhiều trường hợp, hình ảnh đầu tiên,

quan trọng nhất khơng phải là hình mà là chi tiết âm thanh tiếng động. Rõ ràng, mục tiêu sắp xếp hình ảnh nào đầu tiên nằm trong ý đồ của tác giả và nó phải phục vụ cho việc truyền tải thơng điệp.

Việc sắp xếp hình ảnh rất quan trọng, nó đóng vai trị quyết định sự chú ý của người xem vào tác phẩm cũng như thể hiện rõ điểm nhấn cần chú trọng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm đó. Xét với những hình ảnh được lựa chọn sắp xếp ở ngay phần đầu tác phẩm ta sẽ thấy rõ sự quan trọng này. Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng – Giám khảo Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35 cho biết: “ Với tơi,

mở đầu trong mỗi phóng sự được coi là phần quan trọng nhất của tồn bộ phóng sự. Nó sẽ quyết định sự chú ý của khán giả tới tác phẩm. Nếu mở đầu khơng hấp dẫn ta có thể sẽ bỏ lỡ khán giả ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên, họ sẽ chuyển kênh hoặc tắt tivi mà không theo dõi tác phẩm của ta nữa. Vậy nên tôi ln nhắc những đồng nghiệp của mình chú ý tới yếu tố hàng đầu này. Thêm vào đó, trong phóng sự, cần phải ln duy trì điểm nhấn”

Việc chọn lọc sắp xếp hình ảnh nào sẽ là mở đầu, đâu sẽ là những hình ảnh mang tính điểm nhấn … thực sự là một công việc hết sức quan trọng. Giống như tạo ra khung xương cho mỗi tác phẩm, đảm bảo liên kết chặt chẽ và tính hấp dẫn của các tác phẩm. Xét trong các tác phẩm đoạt giải vang và giải bạc trong Liên hoan truyền hình Tồn quốc lần thứ 35 ta cũng sẽ thấy rõ điều đó. Với những tác phẩm như “ Sống giữa lòng dân” – Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, “Dịng sơng khơng trở lại” –Đài Phát thanh và Truyền hình Đăk Lăk, những hình ảnh đầu tiên đã gây ấn tượng và lưu khán giả lại với tác phẩm. Những hình ảnh tả thực nhất, đánh trúng vào sự quan tâm của khán giả sẽ là những hình ảnh được đặt lên hàng đầu. Khác với những cách tư duy thơng thường, những hình ảnh nổi bật, đặc sắc sẽ khiến tác phẩm trở nên dễ nhớ và dễ gây ấn tượng hơn.

Chia sẻ về điều này, phóng viên Trường Giang – Đài Phát thanh và truyền hình Lào Cai cho biết: “ Với tác phẩm “Tuổi 13 dựng vợ gả chồng” dự thi Liên

hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35 này điều khiến chúng tôi trăn trở nhất là làm thế nào để thể hiện được rõ nhất những yéu kém về nhận thức dẫn theo những hệ lụy cho các em nhỏ sớm đã phải lập gia đình. Tôi đã băn khoăn rất nhiều, nên bắt đầu như thế nào, sử dụng hình ảnh nào để gây ấn tượng nhất. Trăn trở rất nhiều, cuối cùng tôi quyết định, sẽ bắt đầu rất đơn giản ngay bằng 1 cảnh toàn hoang sơ của rừng núi nơi các nhân vật của tơi đang sống và sau đó là một cảnh phóng vấn để đánh thẳng vào vấn đề tơi cần nói đến một cách trực diện nhất”

Rõ ràng, việc lựa chọn sắp xếp hình ảnh là điều phóng viên cơ bản đều nắm được sự quan trọng của nó nhưng do kinh nghiệm và sự nhạy bén mà mỗi phóng viên lại có cách thực hiện và lựa chọn khác nhau. Phóng viên cũng cần xác định hình ảnh chủ chốt, hình ảnh nền, kém quan trọng hơn. Vì trong tổng thể những hình ảnh được cho là quan trọng thì cần phải xác định hình ảnh nào là chính yếu nhất, quan trọng nhất và được nhấn mạnh nhiều nhất. Hình ảnh đó được đặt ở đầu phóng sự, vậy những hình ảnh theo nó được đặt ở ngay sau, bổ sung, hỗ trợ để cùng làm rõ chủ đề tư tưởng của phóng sự.

Dẫn chương trình của phóng viên tại hiện trường cũng là đặc trưng riêng của phóng sự truyền hình. Nó vừa cung cấp thơng tin, vừa luận bàn thể hiện quan điểm vừa thể hiện được phần nào cái tôi cảm xúc của nhà báo. Việc sắp xếp hình ảnh này ln ln địi hỏi sự sáng tạo. Khơng có khn mẫu nào cho việc sử dụng hình ảnh này, tuy nhiên có sử dụng hay khơng và nếu sử dụng thì đặt ở vị trí nào là vấn đề mà phóng viên cần phải tính tốn.

Như vậy, sắp xếp hình ảnh cần đạt các yêu cầu: Hình ảnh chủ chốt xếp trước, hình ảnh kém chủ chốt xếp sau, cuối cùng là những hình ảnh nền.Việc sắp

xếp hình ảnh phải theo nguyên tắc đảm bảo logic câu chuyện, phát huy sức mạnh và biểu đạt thông tin chi tiết.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w