Sử dụng là việc con người dùng một cái gì đó để thực hiện một cơng việc nào đó có mục đích. Vậy nên, ta chỉ có thể sử dụng được hình ảnh khi có “nguồn hình ảnh”. “Nguồn hình ảnh” ở đây chính là những hình ảnh mà phóng viên khai
thác được sau quá trình tác nghiệp tại hiện trường hay những hình ảnh tư liệu trước đây mà phóng viên thu thập được hay những hình ảnh do cơng chúng gửi đến.
Hoạt động sử dụng hình ảnh để sáng tạo nên tác phẩm phóng sự được bắt đầu sau q trình khai thác và thu thập dữ liệu hình ảnh của nhóm phóng viên. Sau đó nhóm phóng viên sẽ trải qua một giai đoạn tiếp theo là giai đoạn hậu kì. Tại giai đoạn này, người phóng viên biên tập cùng với kỹ thuật hình sẽ tiếp tục sáng tạo sử dụng hình ảnh cho phóng sự truyền hình. Thực tế cho thấy sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình cơ bản cần phải trải qua các bước như sau:
- Lựa chọn hình ảnh: Sau khi khai thác và thu thập hình ảnh kết thúc, lúc
này nguồn hình ảnh để chuẩn bị cho sáng tạo tác phẩm phóng sự có được sẽ là rất nhiều. Thực tế cho thấy, khi đi khai thác hình ảnh tại hiện trường, nhóm phóng viên ln quay thừa hình ảnh để khi về biên tập, phóng viên có thêm sự lựa chọn để làm đa dạng, phong phú cho hình ảnh tác phẩm. Bên cạnh đó, ngồi hiện trường ln có những yếu tố khiến cho những đúp hình khơng phải lúc nào cũng đạt yêu cầu, cần phải làm lại. Vì vậy, trong giai đoạn này, người phóng viên biên tập cần xem lại, cùng kịch bản để loại bỏ những đúp hình hỏng, những đúp hình thừa và chọn lọc những hình ảnh “đắt” để chuẩn bị cho dựng phóng sự.
- Sắp xếp hình ảnh: Hay cịn cịn là dựng hình. Đây là cơng đoạn loại bỏ
những đúp hình thừa, hình hỏng và lựa chọn những đúp hình cần thiết, chất lượng, trên cơ sở kịch bản, phóng viên tư duy, sắp xếp những hình ảnh đã chọn lựa thành một câu chuyện logic, phù hợp
- Xử lý hình ảnh: Sau khi sắp xếp hình ảnh thành một câu chuyện hình ảnh
như mong muốn, phóng viên biên tập cùng kỹ thuật hình tiếp tục phải căn chỉnh lại bố cục, màu sắc, tốc độ từng khn hình theo ý đồ, cắt gọt những đoạn hình ảnh thừa khơng sử dụng đến.
Việc sắp xếp hình ảnh có thể dựa trên những thủ pháp: Khi đứng trước một sự kiện, một vấn đề mỗi một phóng viên ln có những cách tư duy sử dụng hình ảnh
khác nhau để phản ánh sự kiện, vấn đề đó. Tuy nhiên những cách thức sử dụng đó đều dựa trên một số thủ pháp sau đây:
+ Thủ pháp dựng nối tiếp: Cách này dùng để kể câu chuyện dựa theo trình
tự thời gian của sự việc. Người phóng viên sử dụng thủ pháp này chỉ cần dựng hình ảnh để trả lời 5 câu hỏi 5W + 1H, đó chính là Ai?, cái gì?, ở đâu?, khi nào?, tại sao? và diễn ra như thế nào?
Thủ pháp này là cách dựng chân phương, đơn giản và dễ hiểu nhất, giúp câu chuyện của phóng viên ln được liền mạch, dễ hiểu và đi theo một trình tự thời gian. Phần lớn phim truyện, phim tài liệu, phóng sự khoa giáo,… đều dựng theo thủ pháp này. Tuy nhiên, thủ pháp này khá nhàm chán, phóng sự được dựng theo thủ pháp này sẽ khơng tạo được tình huống, cao trào và nút thắt trong phóng sự.
+ Thủ pháp song hành: Cách này dùng để phản ánh hai sự việc xảy ra cùng lúc nhưng ở những địa điểm khác nhau, có mối liên quan mật thiệt với nhau. Thủ pháp này chỉ áp dụng cho các đoạn, trường đoạn quan trọng trong phóng sự chứ khơng sử dụng trong tồn bộ phóng sự. Nó có thể tạo, tăng cường thêm cảm xúc cho người xem
+ Thủ pháp dựng xen kẽ: Thủ pháp này cịn có một tên gọi khác là “luân
phiên”, đó là cách sử dụng đan xen hình ảnh hoạt động của các nhân vật khác nhau trên những địa điểm khác nhau cùng một thời khắc. Hoặc thủ pháp này cũng có thể dùng để so sánh sự vật, sự việc hiện thực với quá khứ. Tuy nhiên, nếu sử dụng thủ pháp này không tốt dễ gây hiểu lầm cho người xem, làm người xem nhầm lẫn không gian giữa thực tại và quá khứ. Thủ pháp này chỉ nên áp dụng trong một vài trường đoạn của phóng sự, khơng sẽ gây hiểu nhầm, khó hiểu cho người xem.
+ Thủ pháp dựng ẩn dụ: Là thủ pháp sử dụng một (hoặc một chuỗi) hình
ảnh để ám chỉ một ý đồ khác. Ví dụ khi phóng viên muốn nhắc đến một người cha đã già, thay vì nói về độ tuổi, phóng viên có thể sử dụng hình ảnh người cha với mái tóc bạc, hay đầu hai thứ tóc… Đơi khi, phóng viên có thể thêm những hình ảnh
mang tính biểu tưởng để thể hiện được ẩn ý của mình. Ví dụ, phóng viên lấy hình ảnh mầm cây để thể hiện cho sức sống, sự hi vọng của người dân sau những mất mát, thiệt hại do bão lũ gây ra.
+ Thủ pháp dựng tích lũy: Là thủ pháp sử dụng nhiều hình ảnh hoặc nhiều
chuỗi hình ảnh có nội dung giống nhau, lặp đi lăp lại để thể hiện sự tích lũy về hình ảnh, tạo cho người xem cảm giác dồn nén, thấp thỏm, chờ đợi sự bùng nổ của tác phẩm. Phóng viên sử dụng thủ pháp này để tạo cao trào cho tác phẩm phóng sự rồi sau đó sử dụng những hình ảnh để mở nút thắt, từ đó chuyển tải nội dung, tư tưởng của mình đến với cơng chúng.
Đó là những thủ pháp sử dụng hình ảnh cơ bản trong truyền hình nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng. Phóng viên có thể linh hoạt áp dụng một hay tất cả những thủ pháp này cho tác phẩm phóng sự của mình.
- Bổ sung hiệu ứng đồ họa và hiệu ứng chuyển cảnh: Có phóng sự hẩm sử dụng tới bước này, nhưng cũng có tác phẩm khơng. Sử dụng hay khơng tùy thuộc vào ý đồ của tác giả phóng sự. Nếu sự dụng, đây là bước cuối cùng của việc sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình. Cùng với kỹ thuật hình, người phóng viên biên tập có thể thêm vào những hiệu ứng đồ họa cho hình ảnh hoặc số liệu để chất lượng hình ảnh được đa dạng, phong phú và có tính thẩm mỹ. Sau đó, cùng với kỹ thuật hình, phóng viên biên tập có thể thêm vào những hiệu ứng chuyển cảnh cũng để làm tăng tính thẩm mỹ cho hình ảnh của phóng sự hay để thể hiện ý đồ của mình.