Khai thác hình ảnh là bước đầu tiên nhằm tìm kiếm dữ liệu thông tin thực tế để xây dựng một logic sử dụng hình ảnh cho phóng viên. Nội dung của phóng sự đã được phác thảo qua, thơng điệp chính đã được định hình qua đề cương. Nhưng làm thế nào để nội dung phóng sự được sâu sắc, dễ hiểu, thông điệp đạt yêu cầu mong muốn lại phụ thuộc rất nhiều vào việc phóng viên có khai thác được những hình ảnh đắt giá hay khơng. Phóng viên Duy Huy – Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Thái Bình đã chia sẻ về những hạn chế về mặt khai thác hình ảnh trong phóng sự “ Ngát thiện tâm” – Phóng sự đoạt giải bạc trong Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35 như sau: “ Khi kĩ thuật viên Hồng Tú cùng tơi thực hiện dựng tác
phẩm tôi mới nhận ra có rất nhiều những cảnh quay đáng lẽ nên có để giúp phóng sự sinh động và hấp dẫm hơn. Nhưng đáng tiếc là trong quá trình thực hiện ghi hình tác phẩm tôi đã bỏ qua mất những chi tiết đắt như thế. Đây có lẽ là việc tơi
nên rút kinh nghiệm sâu sắc khi tác nghiệp tại hiện trường và phối hợp với quay phim.”
Đối với phóng sự truyền hình, để khai thác hình ảnh tốt cần phải xây dựng đề cương kịch bản trước khi quay tại hiện trường. Đó là bước đầu để “định hình” những việc cần làm và ít nhất bằng kinh nghiệm, nhiều phóng viên đã dự tính được những hình ảnh có thể khai thác được. Thứ nữa, trước khi tác nghiệp, phóng viên biên tập và phóng viên quay phim cần thảo luận kỹ về đề cương kịch bản, về nội dung câu chuyện cần đạt tới của phóng sự và nêu yêu cầu đối với phóng viên quay phim. Phóng viên quay phim cần phải được hiểu sâu về yêu cầu nội dung để có thể sáng tạo, tìm chi tiết đặc tả. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hoạt động nhóm theo ekip của phóng viên hiện nay đỏi hỏi phóng viên biên tập phải liên tục bám sát cơng việc của phóng viên quay phim, quan sát thường xuyên hiện thực để kịp thời đề nghị quay phim ghi lại những hình ảnh có giá trị. Thậm chí, để phù hợp với ý tưởng nội dung của mình, phóng viên biên tập cần theo sát để có thể đề nghị quay phim ghi hình chi tiết nào đó ở khn hình trung cảnh, toàn cảnh hay đặc tả.
Giải pháp ở đây đó là tăng cường thảo luận nhóm trong ê kíp làm việc, tích cực quan sát hiện thực và thẩm định nó qua lăng kính của nhà báo, kịp thời thay đổi và ứng biến trước tình huống hiện thực.
Đối với những phóng sự thời sự, nội dung đề cập thường là những vấn đề nóng bỏng, nhiều người quan tâm. Q trình tác nghiệp cũng mang tính thời sự cao, phóng viên ln đứng trước áp lực về thời gian để hoàn thành tác phẩm đưa đến công chúng. Việc thâm nhập thực tế trước để tìm hiểu sau đó mới triển khai ghi hình là điều ít xảy ra. Đa số các phóng viên nắm được thông tin và triển khai xuống thực địa ghi hình ngay. Áp lực đó đặt ra cho phóng viên việc phải thẩm định những chi tiết của hiện thực ngay lập tức xem có thể khai thác và sử dụng được hay khơng. Thậm chí cả tính chính xác, sự cảm nhận về mặt giá trị văn hóa, nhân
văn,… của mỗi chi tiết cũng được thẩm định rất nhanh chóng qua phóng viên. Do vậy, giải pháp về nâng cao trình độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp của phóng viên là hết sức quan trọng.
Khai thác hình ảnh trong phóng sự truyền hình mang đặc trưng loại hình rõ rệt. Sự chi phối về thời điểm ghi hình và hồn cảnh tác nghiệp ảnh hưởng nhất định đến khai thác ảnh. Như ở những phần trên đã đề cập, thời điểm diễn ra sự kiện có khi phóng viên quay được, có khi khơng ghi hình được. Nếu khơng đến kịp thời hoặc khi tới hiện trường thì sự việc đã xảy ra xong rồi, thì đành phải khai thác những chi tiết cịn lại với “dấu vết”. Do đó, ở phần này, một giải pháp quan trọng đối với phóng viên là phải chủ động trong việc tiếp cận hiện trường, nắm bắt thơng tin chính xác để có thể tiếp cận và khai thác được hình ảnh. Ví dụ như với phóng sự Mua danh của Đài Phát thanh và Truyền hình Đăk Lăk, ngay từ khi lên ý tưởng 2 tác giả Quốc Bảo và Quốc Cường đã chủ động nghĩ đến việc sẽ phải sử dụng camera giấu kín để có thể ghi lại những hình ảnh khai thác từ nhân vật chính trong phóng sự. Tuy nhiên, dù đã ở trong tâm thế chủ động nhưng do quá trình tác nghiệp bị vội vàng và sợ lộ nên việc đặt máy quay vẫn chưa được chuẩn. Chia sẻ về điều này, tác giả Quốc Cường – Đài Phát thanh và truyền hình Đăk Lăk cho biết: “ Việc thực hiện những cảnh quay giấu kín chưa bao giờ là đơn giản, nó địi
hỏi người phóng viên phải sẵn sàng đối mặt với rất nhiều nguy cơ nếu như bị phát hiện. Và chính yếu tố đó đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới tâm lý của phóng viên khi tác nghiệp.”
Điều kiện ghi hình đơi khi cũng lời trở ngại với phóng viên trong q trình khai thác hình ảnh. Có nhiều yếu tố có thể cản trở cơng việc phóng viên đưa camera đến quay như thời tiết xấu, địa điểm hiểm trở, trời tối, đối tác không cho ghi hình… Trong những trường hợp như vậy, việc phóng viên chủ động sử dụng, tìm kiếm những hình ảnh theo hướng khách nhau là rất quan trọng. Hoặc phóng
viên có thể sáng tạo bằng cách dùng hình ảnh đồ họa để tái hiện lại hiện thực cho dễ hiểu hơn đối với người xem, đưa những chi tiết âm nhạc vào làm tăng hiệu quả thơng tin. Có nhiều giải pháp để khai thác chi tiết, nhưng quan trọng nhất vẫn là từ tài trí và khả năng phát hiện của phóng viên; đơi khi phóng viên cịn phải biến ảo trong kỹ năng xử lý để hình ảnh đạt được yêu cầu mong muốn (tất nhiên là phải biến ảo để tăng hiệu quả chứ khơng phải tìm cách “bịa” ra những hình ảnh)
Muốn khai thác hình ảnh phải chú ý tới sự mới lạ của nó: Cơng chúng ln đón chờ sự mới lạ từ thơng tin báo chí, thơng tin báo chí muốn đạt được u cầu đó thì hình ảnh phải thật sự hay, mới lạ, chứa đựng nhiều thông tin. Theo logic thông thường, biểu đạt một nội dung nào đó cần có những chi tiết để nói lên điều đó. Nhưng hãy chú ý vào những chi tiết “bất ngờ”. Cần quan sát và suy xét kỹ lưỡng để chọn khn hình nào, âm thanh tiếng động nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Hãy dũng cảm để đưa vào một cách tiếp cận mới, một các thể hiện mới với dung lượng thông tin phù hợp.
Mỗi nhà báo cần luôn chú ý tới khả năng biểu đạt thơng tin của hình ảnh: Khi đi tìm hiểu, khai thác hình ảnh, phóng viên bằng hiểu biết và kinh nghiệm của mình phải xác định được mức độ biểu đạt thơng tin của hình ảnh. Khơng dự liệu được yếu tố này, việc khai thác hình ảnh trở nên rất mơ hồ vào thiếu định hướng.
Phải khai thác những hình ảnh gần gũi với đời sống và mang tính thời sự. Bản chất của phóng sự thời sự truyền hình như đã đề cập ở trên là là phản ánh vấn đề mang tính thời sự, nhiều người quan tâm. Phóng viên phải chú ý sử dụng, khai thác các hình ảnh gần gũi với đời sống và dễ gây chú ý đối với nhiều người. Gần gũi với đời sống là những hình ảnh mà phần đơng cơng chúng có thể tiếp nhận và hiểu được thông điệp chuyển tải. Tránh việc khai thác những hình ảnh quá mới, quá xa lạ với khán giả trong khi lại khơng được giải thích rõ ràng.
Phóng viên phải bám sát hiện thực đời sống. Đây là yêu cầu luôn đặt ra với những người làm báo. Bám sát đời sống để có vốn sống, phát hiện được những đề tài hay, những chi tiết có giá trị. Bám sát hiện thực để có đủ vốn sống nhằm thẩm định việc có nên khai thác chi tiết này hay không; hay là khai thác những chi tiết mang giá trị thơng tin khác nữa. Phóng viên có vốn sống phong phú, kinh nghiệm thực tiễn nhiều sẽ đủ tỉnh táo để xem khai thác chi tiết theo khía cạnh nào là phù hợp, mức độ đến đâu là vừa.
Phóng viên phải chủ động tiếp cận với vấn đề định đề cập từ sớm, với nhiều góc cạnh thơng tin. Từ đó mới bao qt được vấn đề và có đủ thơng tin để đánh giá vấn đề định đề câp. Có thể tiếp cận qua phương tiện truyền thơng khác, qua các đồng nghiệp, qua tài liệu, qua ý kiến của các chuyên gia. Sự hiểu biết sâu về vấn đề cho phóng viên chủ động để hiểu và làm chủ tình huống. Do đó những chi tiết cần khai thác ít nhiều đã được thẩm định trong tâm trí và ý định của phóng viên. Đó là điều rất có ý nghĩa trong việc phác thảo đề cương kịch bản trước khi đi tác nghiệp; thậm chí có đủ thời gian để phóng vên quay phim và phóng viên biên tập ln có những khn hình ưng ý nhất.
Khơng nên qn việc kiểm tra, thẩm định khi khai thác hình ảnh. Bởi thực tiễn cho thấy, nghề báo rất đặc thù. Phóng viên lần đầu tiên tiếp xúc với hiện trường làm sao phải hiểu được đúng bản chất vấn đề. Làm sao nhìn sư việc “như nó vốn có” mà khơng bị một chút thiên kiến nào. Áp lực đối với nhà báo là có mặt tại hiện trường và phải nói đúng về nó, trong khi sức ép thời gian đưa thông tin nhanh luôn đè nặng lên vai. Những hình ảnh khai thác liệu đã đúng như mình nghĩ hay khơng? Có khi nào phóng viên hiểu sai ý nghĩa thơng tin của từng hình ảnh? Điều đó khơng thế biết chắc. Khơng loại trừ khả năng phóng viên bị đánh lừa bởi những chi tiết ngụy tạo của đối tượng được phản ánh trong phóng sự. Bài học trong phóng sự “Quét rau” của phóng viên Phạm Hương đã nêu trong chương I là một ví
dụ điển hình. Do đó, khai thác chi tiết phải chú ý ngay từ đâu, phải qua khâu kiểm tra, thẩm định bằng chính những “thủ pháp” riêng của phóng viên.
Khơng ngần ngại sáng tạo trong khai thác hình ảnh. Đó là điều tưởng như dễ thực hiện nhưng đòi hỏi bản lĩnh và sự trải nghiệm của phóng viên. Bình thường, phóng viên đứng bên ngồi và quan sát vấn đề, sự kiện. Nhưng có những trường hợp, phóng viên tham gia vào câu chuyện, di chuyển trong khn hình như một nhân vật chứng kiến sự kiện; hoặc diễn ta cảm xúc, thể hiện lời thoại trong phóng sự. Khi đó, phóng viên là một phần của sự kiện mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “nhân vật” thứ 2 trong phóng sự. Đó là một chi tiết phải do sáng tạo mới có. Trong khai thác hình ảnh địi hỏi phóng viên truyền hình phải khơng ngừng sáng tạo. Bởi “nhân vật thứ 2” ấy cũng có hành vi, cũng có ngoại hình, cũng có diện mạo, cảm xúc và tất cả những thứ đó đều hàm chứa những thơng điệp có giá trị với tác phẩm.
Coi trọng việc khai thác hình ảnh khi hồn thiện hậu kỳ. Nói tới yếu tố này có vẻ hơi mâu thuẫn, bởi khai thác hình ảnh phải quan sát từ hiện thực đời sống lúc tác nghiệp. Với những phóng sự truyền hình, hiện thực đời sống được thu lại qua camera. Nhưng hiểu chi tiết là phần nhỏ nhất cấu tọa nên tác phẩm báo chí thì những hình ảnh có được lúc làm hậu kì phóng sự truyền hình cũng rất có ý nghĩa. Chẳng hạn, vấn đề của hiện thực được phóng viên phản ánh và được dệt bởi các hệ thống các hình ảnh. Nhưng khi dựng hậu kì, phóng viên thấy nếu đoạn nào đó cần có những đoạn âm nhạc phù hợp thì giá trị biểu đạt thơng tin khác hẳn. Ví dụ như trong một phóng sự Nhảy cổ động của chương trình Cà phê sáng với VTV3, khi phóng viên muốn thể hiện sự sôi động và khỏe khoắn của các những điệu nhảy cổ động mà được lồng vào đó một tiếng nền của một bản nhạc sơi động thì cảm xúc người xem sẽ được tăng lên rất nhiều. Chỉ một đoạn nhạc nhưng cảm nhận của cơng chúng về hình ảnh nhảy cổ động sẽ được tăng lên theo hướng tích cực.
Đối với thể loại phóng sự, hình ảnh phóng viên khai thác tại hiện trường rất phổ biến. Sự xuất hiện của phóng viên trong phóng sự, dù khơng phải lúc nào cũng
hồn toàn đắt giá và hợp lý hoàn toàn, nhưng tạo nên sự đa dạng, phong phú, và mới mẻ cho bản tin. Sự xuất hiện của phóng viên tại hiện trường tạo sự tin cậy cho thơng tin trong phóng sự, tính tương tác với khán giả, và mới mẻ bên cạnh những gương mặt phát thanh viên quen thuộc tại trường quay.
Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa, hấp dẫn hơn nữa, vẫn cần trả lời câu hỏi khi nào dẫn hiện trường là hợp lý nhất? Nói cách khác những tình huống nào khơng nên bỏ lỡ việc dẫn hiện trường? Tác giả xin đề xuất một số tình huống khơng nên bỏ qua như sau:
- Thiên tai thảm họa như bão, lũ, động đất… Việc xuất hiện tại hiện trường sẽ thuyết phục khán giả về tính chân thực của thơng tin và hình ảnh, sự cảm phục của họ đối với mức độ dấn thân của phóng viên, từ đó trân trọng hơn những gì chúng ta mang tới cho họ qua màn ảnh nhỏ (phóng viên dẫn trong bão)
- Những địa bàn đặc biệt: vùng sâu vùng xa, nơi khó tới, các địa bàn ở nước ngồi (phóng viên dẫn ở nước ngồi)
- Những sự kiện đặc biệt quan trọng, như các Hội nghị quốc tế lớn, Thế vận hội , Lễ hội lớn…hoặc những sự kiện có khơng khí (phóng viên thể thao dẫn tại Manchester)
- Hiện trường đặc biệt, ví dụ như hiện trường vụ tai nạn, hiện trường vụ án, hiện trường vụ khai thác gỗ, khai thác khống sản trái phép, cơng trường khai thác đá nguy hiểm…(phóng viên dẫn tại nơi phá rừng)…
Như vậy, ta có thể thấy việc sử dụng hình ảnh dẫn hiện trường trong một số tác phẩm phóng sự như “Khi nước sạch xóa mịn niềm tin” hay “Trả nợ rừng”,… đều có thể xuất hiện hình ảnh phóng viên dẫn hiện trường, tuy nhiên nhóm tác giả lại khơng sử dụng dạng hình ảnh này. Tại sao lại như vậy, tác giả sẽ phân tích trong các tiết sau.
Đối với thể loại phóng sự, hình ảnh phóng viên khai thác tại hiện trường rất phổ biến. Sự xuất hiện của phóng viên trong phóng sự, dù khơng phải lúc nào cũng hồn tồn đắt giá và hợp lý hoàn toàn, nhưng tạo nên sự đa dạng, phong phú, và mới mẻ cho bản tin. Sự xuất hiện của phóng viên tại hiện trường tạo sự tin cậy cho thơng tin trong phóng sự, tính tương tác với khán giả, và mới mẻ bên cạnh những gương mặt phát thanh viên quen thuộc tại trường quay.
- Hiện trường đặc biệt, ví dụ như hiện trường vụ tai nạn, hiện trường vụ án, hiện trường vụ khai thác gỗ, khai thác khống sản trái phép, cơng trường khai thác đá nguy hiểm…(phóng viên dẫn tại nơi phá rừng)…
Như vậy, ta có thể thấy việc sử dụng hình ảnh dẫn hiện trường trong một số tác phẩm phóng sự như “Khi nước sạch xóa mịn niềm tin” hay “Trả nợ rừng”,… đều có thể xuất hiện hình ảnh phóng viên dẫn hiện trường, tuy nhiên nhóm tác giả lại khơng sử dụng dạng hình ảnh này. Tại sao lại như vậy, tác giả sẽ phân tích trong các tiết sau.