Nâng cao kĩ năng nghề nghiệp và đạo đức của phóng viên

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 97 - 99)

Trong giai đoạn phát triển của các chương trình truyền hình như hiện nay, một phóng viên vừa hồng vừa chun sẽ là tài sản quý giá của mỗi đài truyền hình. Phóng viên có kỹ năng nghề nghiệp tốt sẽ rất nhanh chóng và chun nghiệp trong việc tìm và khai thác chi tiết, có khả năng thẩm định chi tiết và có thể sử dụng nó hiểu quả nhất. Kĩ năng nghề nghiệp bao gồm khả năng hiểu biết tri thức lý luận để nhìn nhận và đánh giá vấn đề; đó là khả năng sử dụng các thủ pháp báo chí như tìm kiếm thơng tin, thể hiện tác phẩm; kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật báo chí truyền hình như camera, máy dựng hình; sử dụng hình ảnh, những kỹ năng nghề nghiệp khai thác hình ảnh, lựa chọn và sắp xếp hình ảnh,…

Hình ảnh được sử dụng dưới lăng kính của phóng viên vì vậy đạo đức nhà báo sẽ chi phối việc phóng viên có đưa hình ảnh đó vào tác phẩm hay khơng, hoặc nếu đưa thì mức độ như thế nào,… Ở Việt Nam, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp và các quy định đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp liên quan đến cả mỗi quá trình giáo dục, đào tạo, bôi dưỡng thông tin, định hướng thẩm mỹ,… Đó là một q trình nhận thức lâu dài và cần được quan tâm từ các cơ sở đào tạo báo chí, các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước, các hội nghề nghiệp, các đồn thể và từ chính sự lên tiếng của dư luận. Tất cả các yếu tố đó nhằm tác động tới quyết định sử dụng hình narh của phóng viên liên quan tới đạo đức nghề nghiệp. Một hình ảnh nếu khơng được sàng lọc, thẩm định kĩ khi đưa vào tác phẩm tạo ra những hệ lụy rất lớn đối với xã hội. Bản thân mỗi nhà báo cũng phải ln tìm ra cách nâng tầm hiểu biết của mình về chuẩn mực văn hóa xã hội, hiểu biết thêm về những giá trị đối với từng nhóm người, từng cộng đồng để có quyết định sử dụng chi tiết hiệu quả nhất. Chẳng hạn có những giá trị với nhóm này là điều bình thường nhưng với những nhóm khác, cộng đồng khác có nền văn hóa riêng thì điều đó lại khiếm nhã hoặc tội lỗi. Nếu nhà báo không tỉnh táo làm những nhân vật với những chi tiết ảnh hưởng đến danh dự, phẩm giá của nhân vật

với cơng đồng họ đang sinh sống thì vơ tình dưa nhân vật vào thể khó xử. Vấn đề đạo đức còn nghiêm trọng hơn nếu nhà báo biết về điều đó mà vẫn sử dụng những chi tiết đó. Do đó ở đây cần tăng cường các giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của phóng viên, biên tập viên trong tác phẩm phóng sự.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w