Giải pháp về lựa chọn hình ảnh

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 91 - 93)

Khai thác được hình ảnh rồi, nhưng lựa chọn hình ảnh nào để đưa vào phóng sự cũng khơng hề đơn giản. Nếu không thẩm định kỹ và dễ dãi trong việc chọn lựa hình ảnh sẽ lãng phí cơng sức tìm tịi và khai thác hình ảnh trước đó. Do đó, để chọn được những hình ảnh tốt cần chủ yếu là thường xuyên thẩm định, sàng lọc, phân tích, chọn lựa phương án tối ưu nhất đối với những chi tiết đang có. Khơng thể có cách nào khác tối ưu hơn việc nhà báo phải sử dụng trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp cùng độ nhạy cảm để xem xét, đánh giá xem chi tiết nào là quan trọng và có ý nghĩa với câu chuyện mình đang kể.

Nhà báo phải thường xun đóng vai là người xem truyền hình để tự thẩm định xem liệu sử dụng những hình ảnh đó có đủ sức lay động và thuyết phục người

xem khơng. Hoặc cũng phải tính đến việc thử một vài phương án về hình ảnh để đánh giá hiệu quả trên cảm quan của mình và quyết định lựa chọn hình ảnh nào. Tất nhiên việc lựa chọn hình ảnh phải tuân thủ các yêu cầu như đã nêu ở phần trên.

Muốn có khả năng sàng lọc và thẩm định hình ảnh tốt, đương nhiên phóng viên phải có trình độ hiểu biết chính trị, có kỹ năng nghề nghiệp, có vốn sống, vốn hiểu biết. Vì vậy, giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ phóng viên về những lĩnh vực này hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, duy trì sinh hoạt nghiệp vụ trong nội bộ của các bộ phận công tác luôn là giải pháp hiệu quả. Đó là những bài học thực tế khi những người làm báo truyền hình nhiều kinh nghiệm có dịp chia sẻ với các phóng viên trẻ để cùng rút ra những bài học nghề nghiệp trong việc lựa chọn hình ảnh.

Ví dụ như trong phóng sự đoạt giải Bạc trong Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35, tác phẩm “ Biến tướng mãi lộ đường thủy” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam thực hiện, phóng viên Chu Sen chia sẻ: “ Khi thực hiện

phóng sự này, bản thân ekip gồm quay phim và tôi đã phải đi lại rất nhiều lần xunh quanh bãi sơng này để tìm hiểu và tiến hành ghi hình trong vài ngày. Số lượng dữ liệu hình ảnh thu được tương đối nhiều. Khi về nhà xử lí, chúng tơi phải xem lại tất cả và sàng lọc cẩn thận trước khi tiến hành xử lí để đảm bảo những hình ảnh được lựa chọn thực sự là những hình ảnh đắt giá nhẩt.”

Việc thực hiện công việc xem lại dữ liệu quay là một việc quan trọng, nó giúp tiếp kiệm thời gian trong quá trình làm hậu kì và đặc biệt là đảm bảo cho người phóng viên sử dụng hình ảnh một cách hiệu quả nhất trong tác phẩm của mình. Nó cũng sẽ giải quyết tốt cho hạn chế mà có những tác phẩm gặp phải trong việc lúng túng khi chọn hình ảnh, sử dụng lặp lại hình ảnh nhiều lần trong một phóng sự…

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w