Vài nét về liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35 và các tác phẩm phóng sự đoạt giải vàng và bạc

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 37 - 58)

phóng sự đoạt giải vàng và bạc

2.1.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển Liên hoan Truyền hình tồn quốc

Liên hoan truyền hình tồn quốc là sự kiện thường niên của ngành truyền hình cả nước; là dịp để những người làm truyền hình gặp gỡ, trao đổi chương trình truyền hình, học hỏi nâng cao nghiệp vụ, là dịp để vinh danh các chương trình truyền hình xuất sắc nhất trong năm. Liên hoan Truyền hình tồn quốc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 và cho đến nay đã có 35 kỳ liên hoan được tổ chức thành cơng.

Hàng năm, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Liên hoan với nhiều thể loại dự thi như là: Chương trình dành cho thiếu nhi, Phim tài liệu, Phóng sự, Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo, Chương trình Giao lưu - Đối thoại - Tọa đàm, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Chương trình Ca múa nhạc, Chương trình Sân khấu, Phim truyện truyền hình,… Nhằm đề cao yếu tố thuần Việt, nên mặc dù các chương trình truyền hình thực tế, gameshow truyền hình dù mật độ phủ sóng trên truyền hình là rất lớn nhưng cũng khơng được tham dự Liên hoan. Theo ông Nguyễn Hà Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 33 cho hay: “Hiện nay, các chương trình game show, truyền hình thực tế chỉ là thế mạnh của một số Đài Truyền hình lớn. Bên cạnh đó, đa số các chương trình này đều mua bản quyền và fomat từ nước ngồi. Chính vì vậy, Ban Tổ chức quyết định không đưa gameshow vào Liên hoan.

Yếu tố thuần Việt cũng được áp dụng vào thể loại phim truyện truyền hình. Theo đó, BTC cũng chỉ cho phép các tác phẩm của các tác giả Việt Nam, có nội dung thuần Việt mới được dự thi. Nhiều phim có kịch bản hấp dẫn nhưng là phim chuyển thể từ kịch bản nước ngồi cũng sẽ khơng được lựa chọn dự thi”.

Do điều kiện khác nhau về kinh phí, năng lực sản xuất mà các Đài thường chọn lựa thể loại dự thi phù hợp. Thường các Đài địa phương ít có điều kiện để tham gia các thể loại như Phim truyện truyền hình, chương trình Sân khấu. Thể loại các Đài địa phương tham gia nhiều là Phóng sự, Phim tài liệu, chương trình Chuyên đề - Khoa giáo. Đây là các thể loại chủ lực của báo hình, có tính thời sự, chính luận, bám sát thực tế, mang đậm hơi thở của cuộc sống và có tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức và hành động của các đối tượng xã hội.

Đặc biệt, phóng sự ln là thể loại chiếm số lượng tác phẩm nhiều nhất tại các kỳ Liên hoan. Hầu hết, các Đài địa phương trong tồn quốc đều có tác phẩm tham gia ở thể loại này và đều có sự lựa chọn đề tài khá độc đáo, hấp dẫn; nội dung chủ đề phong phú, đa dạng. Bởi vậy, mặt bằng thể loại Phóng sự của các Đài địa phương qua các kỳ Liên hoan không thua kém so với Đài Truyền hình Trung ương và các Đài Truyền hình lớn. Đây là điều đáng mừng về sự trưởng thành của các Đài Truyền hình địa phương trong đội ngũ báo hình cả nước.

Mỗi kỳ liên hoan Truyền hình Tồn quốc sẽ được một tỉnh, thành phố tổ chức đăng cai. Qua nhiều năm Ban Tổ chức đã rút ra được những bài học để cái tiến hoạt động cho những năm tiếp theo. Trong những kỳ liên hoan gần đây, hàng loạt những hoạt động mới mẻ, hấp dẫn và bổ ích đã được tổ chức như Triển lãm ảnh, các hội thảo khoa học bổ ích, giao lưu với khán giả, các hoạt động tham quan ngoại khóa, tạo mơi trường để dành cho các phóng viên, các đồn đại biểu của các tỉnh về dự có cơ hội tìm hiểu, giao lưu, học hỏi với nhau nhiều hơn nữa.

2.1.2. Vài nét về Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35 - Các hoạt động của liên hoan

Liên hoan Truyền hình tồn quốc là một hoạt động truyền thống mang tầm quốc gia, là sự kiện văn hóa lớn nhất của ngành Truyền hình cả nước. Năm 2015, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Liên hoan Truyền hình lần thứ 35. Tỉnh Quảng Bình là đơn vị đăng cai, Đài PT-TH Quảng Bình là đầu mối phối hợp tổ chức Liên hoan. Trong đó, lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 20h ngày 16-12 tại Hội trường Sun Spa Resort và được truyền hình trực tiếp trên VTV1; lễ bế mạc lúc 20h ngày 19 tháng 12 và được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quảng Bình.

Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35 quy tụ gần 500 tác phẩm dự thi ở 9 thể loại: Chương trình dành cho thiếu nhi, Phim tài liệu, Phóng sự, Chương trình Chun đề - Khoa giáo, Chương trình Giao lưu - Đối thoại - Tọa đàm, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Chương trình Ca múa nhạc, Chương trình Sân khấu, Phim truyện truyền hình; có gần 100 đơn vị với gần 1.000 nhà báo khắp cả nước đăng ký tham gia.

Các hoạt động bên lề liên hoan được tổ chức gắn liền với những vấn đề thời sự, mối quan tâm của những người làm truyền hình Việt Nam và khán giả cũng như xu hướng phát triển của truyền hình thế giới với mục đích truyền cảm hứng, gợi ý tưởng mới và tăng cường hợp tác, đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của truyền hình như: Hội thảo quốc tế về “Tương tác với khán giả trong các chương trình truyền hình”; hội thảo “Nâng cao chất lượng sản xuất các chương trình Thể thao” và diễn đàn “Tuyên truyền biển đảo trên truyền hình”. Bên cạnh đó là cuộc giao lưu giữa những người làm truyền hình với khán giả Quảng Bình.

Triển lãm Ảnh của các tác giả là những người làm truyền hình trong cả nước tiếp tục được tổ chức trong LHTHTQ lần thứ 35. Điểm đặc biệt, tại không gian triển lãm ảnh năm nay, mơ hình lịng hang Sơn Đng của Việt Nam - hang động tự nhiên lớn nhất thế giới - sẽ được tạo dựng, giúp các đại biểu và khách tham quan

có được hình dung và trải nghiệm thú vị với hang động kỳ vĩ này. Mơ hình lịng hang Sơn Đng được xây dựng theo các số liệu thực tế đã được đo bằng thiết bị chuyên dụng trong quá trình Ban Khoa giáo thực hiện bộ phim tài liệu đặc biệt Bản hòa tấu Sơn Đoòng hồi đầu năm 2015.

Các hoạt động bên lề liên hoan được tổ chức gắn liền với những vấn đề thời sự, mối quan tâm của những người làm truyền hình Việt Nam và khán giả cũng như xu hướng phát triển của truyền hình thế giới với mục đích truyền cảm hứng, gợi ý tưởng mới và tăng cường hợp tác, đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của truyền hình như: Hội thảo quốc tế về “Tương tác với khán giả trong các chương trình truyền hình”; hội thảo “Nâng cao chất lượng sản xuất các chương trình Thể thao” và diễn đàn “Tuyên truyền biển đảo trên truyền hình”. Bên cạnh đó là cuộc giao lưu giữa những người làm truyền hình với khán giả Quảng Bình.

Triển lãm Ảnh của các tác giả là những người làm truyền hình trong cả nước tiếp tục được tổ chức trong LHTHTQ lần thứ 35. Điểm đặc biệt, tại khơng gian triển lãm ảnh năm nay, mơ hình lịng hang Sơn Đoòng của Việt Nam - hang động tự nhiên lớn nhất thế giới - sẽ được tạo dựng, giúp các đại biểu và khách tham quan có được hình dung và trải nghiệm thú vị với hang động kỳ vĩ này. Mơ hình lịng hang Sơn Đng được xây dựng theo các số liệu thực tế đã được đo bằng thiết bị chuyên dụng trong quá trình Ban Khoa giáo thực hiện bộ phim tài liệu đặc biệt Bản hòa tấu Sơn Đoòng hồi đầu năm 2015.

- Quy định chung về Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35

Các tác phẩm dự thi cần bám sát các chủ trương tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phản ánh sâu sắc và sinh động các thành tựu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước; phản ánh các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống văn hố mới, trong xố đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai, bão, lũ, trong đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu

cực, bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an tồn xã hội, an tồn giao thơng, xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...

Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35 tiếp tục khuyến khích những cách thể hiện mới, sáng tạo, hấp dẫn, những tác phẩm mang tính phát hiện nhân tố mới trong thực tế sinh động ở các địa phương.

- Các thể loại tham dự liên hoan:

+ Chương trình dành cho thiếu nhi: Mỗi đơn vị tham gia 02 chương trình, mỗi chương trình có thời lượng từ 20 đến 27 phút.

+ Phim tài liệu: Mỗi đơn vị tham dự 02 phim, mỗi phim có thời lượng không quá 28 phút. Nếu tham gia 01 phim tài liệu thì có thể tối đa 55 phút.

+ Phóng sự: Mỗi đơn vị tham gia 02 phóng sự, mỗi phóng sự có thời lượng khơng q 14 phút.

+ Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo: Mỗi đơn vị tham dự tối đa 02 chương trình, thời lượng mỗi chương trình từ 25 đến 27 phút.

+ Chương trình Giao lưu - Đối thoại - Tọa đàm: Mỗi đơn vị tham dự 01 chương trình, thời lượng mỗi chương trình từ 45 đến 120 phút.

+ Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số: Mỗi đơn vị tham gia tối đa 02 chương trình ở 02 nội dung: 01 chương trình chun đề (khơng có phần thời sự), 01 chương trình văn hố văn nghệ. Thời lượng mỗi chương trình từ 25 đến 27 phút.

+ Chương trình ca múa nhạc: Mỗi đơn vị tham dự tối đa 02 chương trình với thời lượng mỗi chương trình từ 25 đến 27 phút. Nếu là Phim ca nhạc có thời lượng từ 40 đến 42 phút.

+ Chương trình Sân khấu: Mỗi đơn vị tham dự tối đa 02 chương trình, mỗi chương trình có thời lượng khơng q 97 phút.

+ Phim truyện truyền hình: Mỗi đơn vị tham dự tối đa 01 phim 1 tập, 02 phim ngắn tập và 01 phim dài tập. Thời lượng cụ thể như sau:

+ Phim 1 tập: không quá 105 phút.

+ Phim ngắn tập: Mỗi phim từ 2 đến 5 tập, mỗi tập 45 phút.

+ Phim dài tập: Mỗi phim từ 6 đến 60 tập, mỗi tập 45 phút. Các phim dài tập là phim thuần Việt, khơng dựa hoặc phỏng theo kịch bản phim nước ngồi. Phải có tóm tắt nội dung của toàn phim theo từng tập (06 bộ) để tạo điều kiện cho Ban Giám khảo làm việc.

Cùng với những quy định chung đó, Ban tổ chức cũng u cầu: Khơng gửi tác phẩm của đơn vị mình sang đơn vị khác để dự thi; cùng một đơn vị không dùng một nội dung đề tài dự thi ở các thể loại khác nhau.

- Cơ cấu và giá trị giải thưởng.

Số lượng tác phẩm đạt giải ở mỗi thể loại được tính trên tổng số tác phẩm dự thi theo tỉ lệ 5% Giải Vàng, 10% Giải Bạc, 25% Bằng khen. Trường hợp đặc biệt Chủ tịch Liên hoan sẽ quyết định. Riêng Phim truyện truyền hình có tối đa 02 Giải Vàng, 04 Giải Bạc, 06 Bằng khen (không chấm giải cá nhân).

Riêng thể loại phóng sự, trong kì liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35 đã có 5 giải vàng và 16 giải bạc.

Ban Tổ chức sẽ cơng bố chính thức các giải Vàng, Bạc và trao trong Lễ bế mạc. Các Bằng khen và Thông báo kết quả tổng hợp sẽ được Ban Tổ chức trao cho các đơn vị sau Lễ bế mạc, đồng thời với việc trả ổ cứng chứa tác phẩm dự thi.Tiền

thưởng kèm theo các giải sẽ được Ban Tổ chức chuyển khoản về đơn vị dự thi theo số tài khoản của đơn vị dự thi đăng ký trên phần mềm LHTHTQ.

- Ban giám khảo của Liên hoan

Mỗi thể loại dự thi có 01 Ban Giám khảo gồm 05 thành viên. Mỗi năm, Liên hoan truyền hình tồn quốc sẽ đổi mới 50% số lượng thành viên Ban Giám khảo. Ban Giám khảo là những người có kinh nghiệm, uy tín nghề nghiệp, trực tiếp làm nghề, được đồng nghiệp và khán giả thừa nhận, công tâm, không nhất thiết là lãnh đạo đơn vị. Ban Tổ chức đề nghị các đơn vị đề cử cá nhân có thể tham gia Ban Giám khảo để Ban Tổ chức lựa chọn.

Ở kì liên hoan này, riêng thể loại phóng sự bao gồm những Ban Giám khảo

sau”

1. Nhà báo Đặng Xuân Thu, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng - Trưởng ban;

2. Nhà báo Nguyễn Thanh Hòa, Giám đốc Trung tâm tin tức Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - Ủy viên;

3. Nhà báo Trần Thị Hồng Hiếu, Đài PT-TH Quảng Bình - Ủy viên; 4. Nhà báo Phan Quang Hưng, Giám đốc Đài PT-TH Lào Cai - Ủy viên; 5. Nhà báo, NSƯT Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm điện ảnh, phát thanh, truyền hình Cơng an nhân dân, Phó Tổng biên tập ANTV - Ủy viên;

6. Nhà báo Chu Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam - Ủy viên.

2.1.3. Vài nét về các tác phẩm phóng sự đạt giải vàng và bạc trong Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35

Liên hoan truyền hình tồn quốc lần thứ 35 có sự tham gia của hơn 100 đơn vị với 478 tác phẩm dự thi thuộc 9 thể loại, trong đó hai thể loại phóng sự và phim tài liệu chiếm số lượng lớn. Vượt qua gần 100 các tác phẩm phóng sự khác, đã có

21 tác phẩm phóng sự đạt giải vàng và bạc được vinh danh trong đêm Bế mạc Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 35, đó là:

- 05 tác phẩm phóng sự đạt giải vàng:

1. Chủ nhân của di sản, Đài PTTH Quảng Bình

2. Ai cứu người nơng dân, Truyền hình Cơng an Nhân dân 3. Lửa ấm trong mưa, Đài PTTH Quảng Ninh

4. Dược liệu nhập khẩu, ai đảm bảo chất lượng, Trung tâm phim tài liệu, Đài Truyền hình Việt Nam

5. Chờ đột phá, Đài PTTH tp Hồ Chí Minh

- 16 tác phẩm phóng sự đạt giải bạc:

1. Sống giữa lịng dân, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng 2. Thác mẹ, Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái

3. Trả nợ rừng, Trung tâm phim tài liệu, Đài Truyền hình Việt Nam 4. Người trở về từ Gạc Ma, Đài PTTH Hà Tĩnh

5. Điểm sáng vùng cao, Đài PTTH Bình Thuận

6. Biến tướng mãi lộ đường thủy, Đài PTTH Hà Nam 7. Mua danh, Đài PTTH Đắk lắk

8. Hai người đánh cá cuối cùng bên hồ Đá Bạc, Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam.

9. Dịng sơng khơng trở lại, Đài PTTH Đắk lắk 10. Nhát thiện tâm, Đài PTTH Thái Bình

11. Khi nước sạch xóa mịn niềm tin, Đài PTTH Hà Nội

13. Nghèo trên đất vàng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ 14. Chuyện buồn môn lịch sử, Đài PTTH Phú Thọ

15. Tuổi 13 dựng vợ gả chồng, Đài PTTH Lào Cai

16. Khát vọng từ làng quê, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế

Đây đều là những phóng sự dài, thời lượng trung bình từ 10 đến 14 phút. Đề tài các tác phẩm phóng sự đạt giải đa phần đều tập trung phản ánh phản ánh toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục một cách chân thực và có sức thuyết phục cao. Khơng ít tác phẩm được chú trọng đầu tư, tạo ra những câu chuyện hấp dẫn người xem.

2.2. Khảo sát chất lượng việc sử dụng hình ảnh trong các tác phẩm đoạt giải vàng lần thứ 35

2.2.1. Về dạng hình ảnh được lựa chọn sử dụng - Hình ảnh tĩnh

Hình ảnh tĩnh được hiểu là hình ảnh mà các chi tiết ở đó ở trạng thái đứng yên, không chuyển động. Qua khảo sát cho thấy, tất cả các phóng sự đạt giải vàng

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (Trang 37 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w