Xử lý hình ảnh như là khâu cuối của quá trình đưa chi tiết vào phóng sự truyền hình. Từ khâu “dự kiến” khai thác hình ảnh; thâm nhập và thực tiễn để tìm hiểu về hình ảnh; khai thác hình ảnh; sàng lọc để lựa chọn chi tiết, phóng viên sẽ có nhiều hình ảnh có ý nghĩa, có giá trị với chủ đề tư tưởng của tác phẩm và cần phải sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Phóng viên Hồng Lâm – Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận khi chia sẻ về q trình xử lí hình ảnh trong tác phẩm đoạt giải Bạc “ Điểm sáng vùng cao” cho biết: “ Xử lí hình ảnh là 1 khâu đặc biệt
quan trọng, không phải quay phim quay như thé nào là bạn sử dụng nguyên như thế mà bạn cần phải xử lí nó sao cho phù hợp nhất với tiết tấu tác phẩm, câu hình, âm nhạc và thẩm mĩ. Điều đó sẽ nâng giá trị của hình ảnh và tồn bộ tác phẩm lên. Việc xử lí hình ảnh này u cầu bạn kiên nhẫn vì có thể bạn phải xử lí thủ cơng với từng frame hình, làm sao cho nó thực sự ấn tượng nhất. Với tác phẩm “Điểm sáng vùng cao” bản thân tơi khi tiến hành xử lí hậu kì đã khá ưng ý với những hình ảnh đặc sắc, đẹp và đầu tư nhiều công sức do quay phim Văn Tùng thực hiện, nhưng trong quá trình dựng tơi vẫn phải xử lí thêm cho phù hợp hơn nữa với yêu cầu của mình để mong muốn tác phẩm hồn thiện nhất có thể.”
Đó hồn tồn là việc trong tầm tay với các phóng viên thời sự, nhưng làm thế nào để có phương án tối ưu nhất, có hiệu quả nhất thì khơng hề đơn giản. Theo tác giả, để sử dụng hình ảnh hợp lý nhất, có ý nghĩa nhất cần chú ý tới các giải pháp sau:
Đương nhiên yếu tố này ở khâu công việc nào cũng rất cần, nhưng đối với cơng việc làm báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng thì u cầu đổi mới, sáng tạo phải được nhấn mạnh. Từ sự khuyến khích này sẽ hình thành nên phong cách của nhà báo với những nét riêng hấp dẫn trong bức tranh phong phú của cả chương trình thời sự. Cùng một vấn đề nhưng mỗi nhà báo lại khai thác những hình ảnh khác nhau và sử dụng nó cho những thơng điệp đích nhất định. Thơng điệp ấy cần được khuyến khích mức độ sáng tạo, miễn sao nó có ích với sự nghiệp, với cộng đồng, dân tộc, đất nước, phù hợp với tình hình thực tại và có tính thời sự. Chẳng hạn, có những phóng viên ln có thế mạnh trong việc khai thác chủ đề chống tiêu cực xã hội; có phóng viên lại rất giỏi tìm và khai thác đề tài về nhân tố điển hình tiên tiến; có tác giả thì làm về đề tài nơng nghiệp, nông thôn hay những mảng đề tài khác,…
- Khơng ngừng đổi mới hình thức và phong cách thể hiện
Một thực tế hiện nay là rất nhiều phóng viên được cơng chúng nhờ đến từ khả năng sử dụng hình ảnh. Những tác phẩm hay từ phương diện sử dụng hình ảnh có hàm chứa lượng thơng tin cao, gây cảm xúc mạnh cho người xem cần được biểu dương và tổng kết thực tiễn. Sáng tạo và khơng ngừng đổi mới để trình bày, xâu chuỗi hình ảnh trong câu chuyện mà phóng sự đang kể sẽ tạo ra được sự lơi cuốn đối với cơng chúng. Trong mỗi phóng sự, ngồi nội dung thơng điệp có ý nghĩa xã hội nhưng phóng viên phải có thủ pháp để đưa thơng điệp đó đến cơng chúng hiệu quả nhất, dễ hiểu nhất. Đề làm được điều đó địi hỏi phóng viên phải khơng ngừng sáng tạo, “biến ảo” trong sử dụng hình ảnh. Sử dụng, lắp ghép các hình ảnh đã có chính là năng lực thể hiện tác phẩm của phóng viên. Nên mạnh dạn thử nghiệm để tạo ra dấu ấn riêng trong việc xử lý.