Kế toán doanh thu trong chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Kế toán doanh thu tại Công ty cổ phần tập đoàn Nagakawa (Trang 29 - 33)

1.2 Kế toán doanh thu trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế

1.2.2 Kế toán doanh thu trong chuẩn mực kế toán Việt Nam

Kế toán doanh thu và cung cấp dịch vụ trong chuẩn mực kế toán Việt Nam phải tuân theo chuẩn mực chung VAS 01 và chuẩn mực về doanh thu và thu nhập khác VAS 14, chuẩn mực về hợp đồng xây dựng VAS 15, cụ thể như sau:

Chuẩn mực 01: Chuẩn mực chung

VAS 01 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc kế toán cơ bản ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp

Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến doanh thu phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong q khứ, hiện tại và tương lai.

Hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp khơng có ý định cũng như khơng buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mơ hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra

doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Nhất qn

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế tốn năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế tốn đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đốn cần thiết để lập các ước tính kế tốn trong các điều kiện khơng chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phịng nhưng khơng lập q lớn;

- Khơng đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, cịn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Trọng yếu

Thơng tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thơng tin hoặc thiếu chính xác của thơng tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thơng tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hồn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thơng tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế tốn và lập báo cáo tài chính.

Chuẩn mực này quy định doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba

không phải là nguồn lợi ích kinh tế, khơng làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đơng hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.

Xác định doanh thu

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó khơng được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác khơng tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.

Theo VAS 15, hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, cơng nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng. Theo đó, hợp đồng xây dựng bao gồm 2 loại:

Hợp đồng xây dựng với giá cố định: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp thuận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng.

Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu được hồn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một khoản được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khoản phí cố định.

Phần cơng việc đã hồn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính tốn thích hợp để xác định phần cơng việc đã hồn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong ba (3) phương pháp sau để xác định phần cơng việc hồn thành:

+ Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần cơng việc đã hồn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng;

+ Đánh giá phần cơng việc đã hồn thành; hoặc

+ Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hồn thành của hợp đồng.

Việc thanh tốn theo tiến độ và những khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh phần cơng việc đã hồn thành.

Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng khơng thể ước tính được một cách đáng tin cậy thì doanh thu chỉ được ghi nhận tương đương với chi phí của hợp đồng đã phát sinh mà việc được hồn trả là tương đối chắc chắn.

Một phần của tài liệu Luận văn Kế toán doanh thu tại Công ty cổ phần tập đoàn Nagakawa (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w