Biên giới trên khơng và biên giới trong lịng đất: Được LQT thừa nhận chung dưới dạng TQQT trên cơ

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế (Trang 34 - 35)

sở đường biên giới trên bộ, trên biển.

Câu 6: Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia trên biển?

* Nguyên tắc thỏa thuận: Thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản, có tính tập qn của luật quốc tế, trong

giải quyết các tranh chấp quốc tế. Khi hai quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau và có các danh nghĩa pháp lý chồng nhau thì họ phải có nghĩa vụ đàm phán một cách thiện chí và có ý định thực sự đạt tới một kết quả thực định. Các bên được tự do thỏa thuận với điều kiện các thỏa thuận đạt được không vi phạm các nguyên tắc mệnh lệnh của luật quốc tế (nguyên tắc jus cogens), hay làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của nước thứ ba.

* Nguyên tắc trung tuyến hay cách đều: Điều 15 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 quy

định việc áp dụng nguyên tắc này cho vùng lãnh hải vì tính chất gần bờ của chúng sẽ không làm sai lệch nhiều đường trung tuyến (cách đều), gây ra những kết quả không công bằng. Phương pháp đường trung tuyến được sử dụng để vạch một con đường xuất phát, đường đàm phán và xem xét. Sau đó, căn cứ vào các hồn cảnh hữu quan, đường trung tuyến thuần túy sẽ được điều chỉnh để đi đến một giải pháp công bằng.

* Nguyên tắc phân định công bằng: Công bằng trong phân định là xem xét, cân nhắc tất cả các hồn

cảnh hữu quan như: hình dạng bờ biển, đảo, luồng hàng hải, tài nguyên… để tìm ra một giải pháp mang lại công bằng chứ không phải là sự áp dụng máy móc, khắt khe một loại các quy tắc, nguyên tắc hình thức. Muốn đạt được kết quả công bằng cần phải áp dụng, điều chỉnh các quy tắc và nguyên tắc công bằng của luật phân định biển phù hợp với thực tế và các hoàn cảnh hữu quan của khu vực phân định, trong đó các yêu tố địa lý là trọng điểm xem xét của quá trình phân định.

* Nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời: Nguyên tắc này được quy định tại một số điều khoản

trong Công ước luật biển 1982. Tại khoản 3 Điều 74 về hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế

giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau quy định: “Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở

khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và khơng phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng”. Như

vậy, nguyên tắc này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ quá độ khi các quốc gia đang trong quá trình thỏa thuận để phân định các vùng biển.

7): Quá trình xác định biên giới quốc gia trên bộ?

* Hoạch định biên giới quốc gia.Là quá trình các bên cùng thỏa thuận xác định phương hướng, vị trí,

tính chất của đường biên giới trên văn bản điều ước, kèm theo các tài liệu cần thiết và bản đồ mô tả chi tiết đường biên giới theo thỏa thuận. Đây là giai đoạn quan trọng với n~ hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới và thống nhất các nguyên tắc xác định biên giới và lựa chọn các yếu tố tạo nên một đường biên giới hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w