Đường cở sở quần đảo có thể do quốc gia quần đảo đơn phương vạch ra nhưng phải đáp ứng các điều kiện của LQT Theo Điều 47 Công ước luật biển 1982:

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế (Trang 44)

điều kiện của LQT. Theo Điều 47 Công ước luật biển 1982:

2/ Chế độ pháp lý.Trong vùng nước quần đảo:- Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tơn trọng các điều

ước hiện hành đã được ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống với những hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo.- Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tơn trọng các dây cáp ngầm hiện có do những quốc gia khác đặt và đi qua các vùng nước của quốc gia quần đảo mà khơng đụng đến bờ biển của mình.- Tàu thuyền của các quốc gia khác đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo. Chế độ pháp lý của quyền đi qua không gây hại này gần giống với chế độ pháp lý của quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế.

17): Eo biển quốc tế?1/ Khái niệm.Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế là eo biển giữa một bộ phân của

biển cả và một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.2/ Chế độ pháp lý.- Tại các eo biển quốc tế, tàu thuyền và phương tiện bay của các quốc gia được

hưởng quyền quá cảnh.- Quá cảnh là việc thực hiện quyền tự do hàng hải và tự do hàng khơng với mục

đích là đi quan liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

Địi hỏi q cảnh liên tục và nhanh chóng khơng ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo biển, để rời khỏi hoặc lại đến lảnh thổ đó, theo các điều kiện cho phép đến lãnh thổ của quốc gia đó. - Quyền quá cảnh không được áp dụng trong 3 trường hợp đối với:

+ Các eo biển mà việc đi lại đã được quy định toàn bộ hay từng phần trong công ước quốc tế đặc biệt nhằm vào các eo biển này đã có từ lâu đời và vẫn đang cịn hiệu lực. VD: eo biển của Thổ Nhỹ Kỳ, Đan Mạch, Magela…

+ Các eo biển có thể vượt qua nó bằng một con đường ở biển cả hay một con đường qua một vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy cạn. VD: các eo biển Môzămbic, eo biển Berin,…

+ Các eo biển được thành bởi lãnh thổ đất liền của một quốc gia và một đảo cùng thuộc quốc gia này và tồn tại ở phái ngoài đảo này một đường ở biển cả hay một con đường qua vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn hay các eo biển nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác. Đối với các eo biển này, áp dụng chế độ quyền qua lại không gây hại. VD: eo biển Corfu, Messine,…

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w