Các tác động của KCN trong tiến trình CNH-HĐH đất nước

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh. (Trang 35 - 39)

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Khu công nghiệp

2.1.3. Các tác động của KCN trong tiến trình CNH-HĐH đất nước

* Các tác động tích cực của KCN

Kể từ khi xuất hiện cho đến nay KCN ln có vai trị quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương. Vai trị và lợi ích mà các KCN mang lại cho nền kinh tế là rất rõ ràng thông qua các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội tại các địa

phương có KCN đặt trên địa bàn nói riêng và cho sự phát triển của đất nước nói chung. (1) Đầu tiên KCN góp phần quan trọng trong cơng cuộc thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. KCN là nơi nghiên cứu, chuyển giao công nghệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN. Đây cũng là nơi tiếp nhận, đào tạo, chuyển giao công nghệ mới, các phương pháp quản lý khoa học, hiệu quả và gia tăng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN. KCN giúp cho việc tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội; là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiêp từ nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp nước ngồi đã tác động tích cực thúc đẩy sự lưu thơng và hoạt động của đồng vốn trong nước.

(2) Tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Việc đầu tư xây dựng và phát triển các KCN được coi là phương thức chủ yếu làm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng cơng nghiệp, giảm tỷ trọng nơng

nghiệp. Hình thành và đưa vào hoạt động các KCN làm tăng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chung tại địa phương; đồng thời thu hút lực lượng lớn lao động tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp. Thực tế trong những năm qua cho thấy các địa phương có nhiều KCN như Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai, Phú Thọ...tỷ trọng công nghiệp tăng, nông nghiệp giảm trong cơ cấu ngành kinh tế, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh.

(3) Kích thích phát triển các loại hình dịch vụ: các KCN giúp thúc đẩy các loại hình dịch vụ sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ, như: dịch vụ vận tải, dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện nước, cung ứng lao động, văn hóa giải trí. Các loại hình dịch vụ này ra đời và cùng phát triển với hoạt động của các KCN, tạo nên một sự đồng bộ về tiện ích khơng chỉ cho các thành phần trong các KCN mà cịn góp phần thúc đẩy môi trường kinh tế - xã hội quanh KCN dần được cải thiện.

(4) Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đơ thị mới. Xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi từng tỉnh, thành phố, vùng kinh tế và quốc gia là hạt nhân thúc đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN tại các địa phương, cụ thể: Cùng với quá trình hình thành và phát triển KCN, kết cấu hạ tầng của các KCN được hồn thiện; kích thích phát triển kinh tế địa phương thơng qua việc cải thiện các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực, gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngồi hàng rào KCN cịn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đơ

thị vệ tinh, hình thành các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, dịch vụ... các cơng trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư vào các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển thị trường địa ốc đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN.

Phát triển KCN là hạt nhân hình thành đơ thị mới, mang lại văn minh đơ thị góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực rộng lớn được đơ thị hóa.

(5) Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Sự phát triển của các KCN có tác động dịch chuyển rất lớn đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

Hàng hóa sản xuất ra từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu của địa phương và của cả nước. Ngồi ra, các KCN cũng góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách của các địa phương và đóng góp cho nguồn thu của quốc gia. Ngồi xuất khẩu, các DN cịn tăng doanh thu thơng qua hoạt động cung ứng nguyên liệu cho các DN trong KCN theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở thị trường trong nước. Các hoạt động này có vai trị tích cực trong việc tăng nguồn thu ngân sách.

(6) Các KCN là cơ sở tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp trong nước. Cùng với sự hoạt động của các KCN, một lượng không nhỏ các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất đồng bộ, kỹ năng quản lý hiện đại... đã được chuyển giao và áp dụng thành công trong các ngành công nghiệp. Việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới các doanh nghiệp trong nước đã thúc đẩy tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành cơng nghiệp. KCN góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự có mặt của các tập đồn cơng nghiệp, các tập đồn đa quốc gia, các cơng ty có uy tín lớn trên thế giới trong các KCN là một tác nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng liên doanh, liên kết.

(7) Tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng và phát triển KCN đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc tại các KCN và đã có tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư đồng thời góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng chất xám cao. Quan hệ cung cầu lao động ở thị trường này diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Như vậy, KCN đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế và hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp

hiện đại thông qua việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, liên kết gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm giữa các doanh nghiệp KCN với nhà trường.

(8) Phát triển các KCN góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế. Phát triển KCN giúp thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngồi hoạt động trong KCN. Điều này làm cho q trình thương mại quốc tế được phát triển, hoạt động chuyển giao cơng nghệ diễn ra thường xun và nhanh chóng hơn, học tập được trình độ quản lý của các

doanh nghiệp trình độ cao; đồng thời rút ngắn được khoảng cách công nghệ với các nước tiên tiến bằng việc lao động trong nước được tiếp cận với các công nghệ mới tại các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong các KCN.

*Tác động tiêu cực

Bên cạnh những lợi ích rõ ràng từ việc phát triển các KCN mang lại là những tác động không mong muốn khi việc quản lý các KCN không gắn với phát triển bền vững gây ra cho môi trường, xã hội, tăng trưởng thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng chung của nền kinh tế.

Đầu tiên, việc phát triển các KCN ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư nơi đặt KCN

làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Thông thường, khi các KCN được xây dựng tại các địa phương, một bộ phận dân cư địa phương sẽ bị thu hồi đất sản xuất dẫn đến khơng có việc làm, việc sử dụng nguồn kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khơng hợp lý gây ra tình trạng thất nghiệp và mắc phải các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, tỷ lệ lao động địa phương được tuyển dụng vào làm việc tại các KCN thường không được đào tạo nghề nên hiệu suất làm việc thấp, tác phong công nghiệp yếu kém dẫn đến giá trị gia tăng thấp.

Thứ hai, quá trình phát triển các KCN ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện và môi

trường phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển ồ ạt về số lượng mà thiếu sự quan tâm về chất lượng các KCN, quy hoạch thiếu đồng bộ, khơng phù hợp với tầm nhìn chiến lược địa phương tạo ra sự chênh lệch giữa mơi trường bên trong và bên ngồi KCN. Quy hoạch KCN không thuận lợi cho giao thông, không kết nối được với công nghiệp dịch vụ, nguồn nhân lực làm giảm khả năng thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động tại KCN, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của KCN, lãng phí tài nguyên đất.

Thứ ba, phát triển các KCN gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường. Rất nhiều

báo cáo, hội thảo, nghiên cứu được thực hiện xoay quanh vấn đề ô nhiễm môi trường KCN như: ơ nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí, rác thải độc hại được đăng tải trong những năm gần đây. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho những tác động tiêu cực từ các KCN mang lại. Các ảnh hưởng tiêu cực này là nguyên nhân của mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm mơi trường, gây ra hiệu ứng nhà kính và trái đất nóng lên. Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân khu vực có KCN hoạt động.

Trong những năm qua, KCN đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và quốc gia. Bên cạnh những thế mạnh và lợi ích mang lại thì các vấn đề về phát triển không bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường đang làm đau đầu các nhà quản lý và nghiên cứu. Do đó quản lý sự phát triển các KCN theo hướng bền vững để đảm bảo hài

hịa cả ba nhóm lợi ích về kinh tế, xã hội và mơi trường là hướng đi tối ưu nhất hiện nay mà mọi khu vực, quốc gia trên thế giới đang theo đuổi.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh. (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w