Khái niệm quản lý pháttriển KCN theo hướng tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh. (Trang 49 - 54)

2.3. Quản lý pháttriển KCN theo hướng tăng trưởng xanh

2.3.1 Khái niệm quản lý pháttriển KCN theo hướng tăng trưởng xanh

Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người quản lý xuất hiện như một tất yếu khách quan. Có nhiều dạng quản lý khác nhau, một trong số đó là dạng quản lý rất cơ bản - quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý mà chủ thể quản lý ở đây là nhà nước, quản lý bằng quyền lực nhà nước, ý chí nhà nước, thơng qua các cơng cụ pháp luật, chính sách để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Khái niệm quản lý: Fayol: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy [35]‖. Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".

Quản lý là các hoạt động hướng tới việc sử dụng và phối hợp các nguồn lực của tổ chức một cách hiệu năng và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. nội dung của hoạt động quản lý bao gồm:

Hoạch định là việc xác định các mục tiêu của tổ chức và phác thảo những cách thức

Tổ chức bộ máy quản lý là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp

cho mọi người có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ chức.

Tổ chức thực hiện công việc bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực

hiện những công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Kiểm tra là tiến trình mà trong đó một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức giám sát kết quả thực

hiện một cách liên tục và thực hiện các hoạt động điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu. Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước.

Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước gồm: cơ quan nhà nước, cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

Quản lý phát triển khu cơng nghiệp là q trình tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên sự phát triển của các khu công nghiệp nhằm đảm bảo cho các KCN phát huy vai trò theo đúng định hướng của nhà nước, đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp trong KCN và phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia.

Trong phạm vi luận án này sử dụng khái niệm Quản lý phát triển các KCN theo hướng tăng trưởng xanh là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền của nhà nước lên số lượng, chất lượng và phát triển hệ thống trong nội tại khu công nghiệp nhằm đảm bảo cho mục tiêu về tăng trưởng xanh có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Để hiểu về vai trò quản lý phát triển các KCN theo hướng tăng trưởng xanh tác giả làm bảng tổng hợp so sánh giữa quản lý nhà nước KCN thuần túy và quản lý phát triển KCN theo hướng tăng trưởng xanh.

Bảng 2.2: So sánh vai trò của quản lý nhà nước các KCN và quản lý phát triển các KCN theo hướng tăng trưởng xanh

TT Quản lý nhà nước các KCN Quản lý phát triển các KCN theo hướng tăng trưởng xanh

Kiểm soát KCN

Kiểm soát sự phát triển của các KCN

Định hướng, kiểm soát sự phát triển các KCN theo hướng xanh hóa về kinh tế, xã hội, mơi trường, đảm bảo sự ổn định

về chính trị

Vai trị

Đảm bảo phát triển về kinh tế: phát triển kinh tế ―nóng‖ khơng bền vững, thu hút đầu tư ồ ạt khơng chọn lọc,

cịn nhiều dự án đầu tư thấp

Đảm bảo phát triển kinh tế bền vững: Thu hút đầu tư có chọn lọc, các dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trường bền vững.

Đảm bảo phát triển về xã hội: Nhà nước có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân, giá trị lao động thấp, lạc hậu với xu hướng thay

đổi của khoa học công nghệ

Thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo công ăn việc làm trên cơ sở ngành nghề lao động có giá trị cao, bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ

Bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các hoạt động xả thải của các nhà máy, xí nghiệp làm ảnh hưởng tới môi trường nhưng không hiệu quả, nhiều dự án KCN tàn phá môi trường sinh thái

Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn, xử lý và kiểm sốt tốt ơ nhiễm mơi trường, bảo vệ môi trường sống của vùng lân cận

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong ―Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến

năm 2050‖ với những nội dung chủ yếu sau đây [73]:

- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng mơi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

điều kiện Việt Nam.

- Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Mục tiêu của Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là ‗tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể

- Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao;

- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;

- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

2.3.2 Nội dung của quản lý phát triển KCN theo hướng tăng trưởng xanh

Nội dung của quản lý phát triền KCN theo hướng tăng trưởng xanh chủ yếu dựa trên các nội dung và nguyên tắc của sản xuất sạch hơn, sản xuất bền vững với bản chất là tìm hiểu và ngăn chặn tận gốc nguồn phát sinh chất thải và chất ô nhiễm bằng cách sử dụng liên tục các chiến lược phịng ngừa tổng hợp về mơi trường vào các quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường trong khuôn viên của KCN. Nội dung cụ thể bao gồm:

(i) Quy hoạch các khu vực (bao gồm vị trí, quy mơ, lĩnh vực thu hút đầu tư…) đặc biệt chú trọng qui hoạch tập trung cho các khu vực ưu tiên cho các doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh;

(ii) Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý về môi trường từ trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy trong các Khu công nghiệp

(iii) Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển KCN theo hướng tăng trưởng xanh: - Xây dựng cơ chế chính sách quản lý nhà nước

- Xây dựng cơ sở hạ tầng; Hiện nay có 2 hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, đó là Nhà nước hoặc tư nhân (trong nước hoặc nước ngoài) bỏ vốn đầu tư.

- Phát triển sản xuất kinh doanh (cụ thể là xây dựng các cơ chế chinh sách khuyến khích; hoạt động xúc tiến đầu tư);

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh.

(iv) Đánh giá, kiểm tra giám sát các hoạt động của của các KCN để đảm bảo các tiêu chí tăng trưởng xanh như cam kết.

- Bảo tồn/sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng nhằm giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa sản xuất.

- Quản lý, giảm thiểu hiệu quả chất thải phát sinh cả số lượng và tính chất độc hại ngay tại nguồn.

- Quản lý, giảm thiểu một cách có hiệu quả chất ơ nhiễm phát sinh gồm cả số lượng, độc tính nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường KCN, cộng đồng và hệ sinh thái.

Các giải pháp có thể sử dụng nhằm thực hiện các nội dung này gồm:

- Quản lý nội vi/Kiểm sốt q trình: là hoạt động quản lý tổng thể tồn bộ các quy

trình hoạt động bên trong một nhà máy, xí nghiệp nhằm kiểm sốt và sửa chữa/can thiệp kịp thời đảm bảo sự vận hành hoàn chỉnh, tránh gây lỗi, thất thốt, rị rỉ, lãng phí tài nguyên, năng lượng của toàn hệ thống.

- Thay thế nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên

liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay thế ngun liệu cịn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.

- Cải tiến thiết bị/Đổi mới công nghệ: Cải tiến thiết bị là việc cải thiện/thay đổi thiết bị

đã có để ngun liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị cũng bao gồm các hoạt động điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ơn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Đổi mới công nghệ: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn.

- Tuần hoàn/tái sử dụng chất thải/sản phẩm phụ: thu thập, phân loại và tái sử dụng trực

tiếp cho sản xuất hoặc bán lại cho các DN khác. Trong trường hợp, việc tuần hoàn, tái sử dụng diễn ra giữa các DN trong KCN cịn được gọi là cộng sinh cơng nghiệp. Đối với Việt Nam, vấn đề này được xác định: ―Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh nghiệp trong các khu cơng nghiệp khác nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu... trong q trình sản xuất kinh doanh. Thơng qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình cơng nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.‖

Một số định hướng quản lý khu công nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh

Một khu cơng nghiệp có thể được coi là có sự phát triển theo hướng tăng trưởng xanh là KCN quan tâm đến những việc sau:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường trong KCN, từ việc phân cấp và phân công trách nhiệm đến việc tăng cường năng lực cán bộ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan. Rà sốt, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật về BVMT KCN. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý môi trường từ cấp trung ương đến địa phương, đồng thời cần có sự tham gia đóng góp ý kiến và sự đồng thuận của chính các KCN và doanh nghiệp trong KCN.

- Thực hiện quy hoạch KCN gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và BVMT, một số giải pháp khuyến khích BVMT tại KCN. Đẩy mạnh việc triển khai công tác BVMT tại KCN, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Thu hút vốn đầu tư và đa dạng hóa nguồn đầu tư cho cơng tác bảo vệ mơi trường KCN: vay vốn ưu đãi nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đổi mới công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, hỗ trợ quan trắc giám sát chất lượng môi trường.

- Trồng cây xanh trong các KCN: cần phải nghiên cứu, lựa chọn các loại cây thích hợp, có giá trị kinh tế và sinh thái, đó là những loại cây hút được khí độc, hấp thu kim loại nặng, chống suy thối hoặc xói mịn đất, hấp thu chất ơ nhiễm hữu cơ, cải thiện chất lượng đất trồng, gia tăng đa dạng sinh học... Đặc biệt, phải chọn được các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng các KCN trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện thu gom, xử lý, tái chế triệt để các loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh; hướng đến mục tiêu phát triển các ―doanh nghiệp xanh‖ trong KCN, khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, áp dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ xử lý chất thải ngay tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh. (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w