Kinh nghiệm cho quản lý KCN theo hướng tăng trưởng xanh Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh. (Trang 70 - 73)

2.5. Kinh nghiệm quản lý pháttriển khu công nghiệp theo hướng tăng trưởng

2.5.2. Kinh nghiệm cho quản lý KCN theo hướng tăng trưởng xanh Việt Nam

Ở Việt Nam, sự phát triển các KCN tăng lên mạnh mẽ từ sau Nghị định 192 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 1994 -1995 mới chỉ có 12 KCN được phê duyệt nhưng đến năm 2019 con số này đã lên tới hơn 327 KCN. Tính trung bình cho mỗi tỉnh thành có khoảng 5 KCN. Các KCN được hình thành dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Mỗi KCN có ranh giới riêng và tập trung vào phát triển ngành cơng nghiệp. Việc hình thành và phát triển các mơ hình KCN ở Việt Nam hơn 20 năm qua đã mang lại những thành tựu đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển các KCN cũng nhằm mục tiêu thực hiện các tiêu chí về phát triển kinh tế xã hội và môi trường hướng tới sự phát triển tăng trưởng xanh quốc gia. Những đóng góp của việc phát triển KCN đối với sự phát triển chung của đất nước bao gồm: tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; thu hút FDI, tăng thu ngân sách cho địa phương và quốc gia, tăng xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ....

Tuy nhiên cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác, sự phát triển các KCN ở nước ta cũng còn nhiều hạn chế tồn tại. Cụ thể như: Việc các KCN được thành lập tràn lan chưa dựa vào thực tế mà chủ yếu chạy theo số lượng, theo quy hoạch, số lượng các KCN hình thành trên giấy nhiều hơn so với thực tế. Các KCN được hình thành và đi vào hoạt động cũng kém hiệu quả bởi tỷ lệ lấp đầy thấp, các tiêu chuẩn về môi trường ở các KCN chưa đạt yêu cầu dẫn đến vấn đề ơ nhiễm mơi trường ở cả trong và ngồi KCN.

Đối với mục tiêu về môi trường, yêu cầu về xử lý chất thải chưa tốt, việc phát triển các KCN mới chỉ tập trung được các nguồn ô nhiễm tại một khu vực cách biệt với khu dân cư, so với trước kia, các nhà máy rải rác trong khu dân cư hơn là việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm của q trình sản xuất cơng nghiệp. Trong các KCN, chất thải chưa được thu gom triệt để, lượng được xử lý thấp, lượng chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn mơi trường chưa được báo cáo đầy đủ. Ví dụ tại các KCN vùng Bắc Trung

Bộ, chỉ có 80% KCN chỉ 80% chất thải rắn được thu gom và 40% được xử lý [44]. Điều này ảnh lưởng lớn đến mơi trường đất, nước, khơng khí khu vực KCN cũng như khu vực xung quanh. Các nghiên cứu về hoạt động của các KCN vùng Đơng Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Bắc đều cho thấy ơ nhiễm khí thải, nước, chất thải rắn đã ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh [30, 44, 50].

Ở Việt Nam, các quy định về KCN nói chung đã có từ năm 2008 (Nghị định 29/2008/NĐ-CP), và đã được thay thế bằng Nghị định số: 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ. Để thúc đẩy phát triển KCN theo hướng tăng trưởng xanh thì việc hình thành các KCNST theo kinh nghiệm các nước trên thế giới là mơ hình có thể coi hồn hảo. Hiện nay ở nước ta Nghị định số: 82/2018/NĐ- CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ là văn bản pháp luật chính thức được ban hành về việc hoạt động của các KCNST. Hiện tại việc phát triển mơ hình KCNST mới đang ở giai đoạn thử nghiệm và cần có thời gian và lộ trình phù hợp cho sự phát triển của mơ hình này.

Để thực hiện quản lý và phát triển các KCN theo hướng tăng trưởng xanh, KCNST thì cần xem căn cứ vào Nghị định số: 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ làm cơ sở pháp lý cho sự phát triển. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan, từ chính sách quản lý của nhà nước đến trách nhiệm của các doanh nghiệp trong KCN. Các chính sách của nhà nước và các cơ quan liên quan cần phải đảm bảo sự thống nhất và hài hịa với lợi ích của các doanh nghiệp. Vì vậy, cần xây dựng và thực hiện chính sách hướng tới sự tự nguyện tuân thủ của các doanh nghiệp thay vì cách quản lý áp đặt hành chính như hiện nay.

Hướng tiếp cận trong phát triển KCNST đi cùng với quan điểm của nền kinh tế tuần hoàn, hay hệ thống tuần hồn trong sản xuất nhằm tạo ra chu trình khép kín. Lựa chọn các trường hợp chuyển đổi mơ hình nên căn cứ trên quy trình đánh giá SWOT chi tiết, đánh giá lợi ích của việc chuyển đổi của các KCN đang hoạt động, xếp hạng ưu tiên và từ đó lựa chọn KCN phù hợp cho việc chuyển đổi. Lựa chọn KCN phù hợp, với nhiều điều kiện thuận lợi sẽ giúp chuyển đổi thành cơng mạng lại lợi ích khơng chỉ về mặt mơi trường mà cịn có hiệu quả kinh tế cao. Tránh lựa chọn mang tính chủ quan khiến cho đầu tư lớn, trong khi hiệu quả kinh tế không được đáp ứng được nhu cầu về lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Rút kinh nghiệm từ việc quy hoạch KCN tràn lan như trước kia.

Xây dựng quan hệ hợp tác, liên kết trong chu trình sản xuất là điều tối quan trọng để các KCNST đến được thành công. Quan hệ hợp tác giữa các bên gồm cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng các KCNST. Mối quan hệ hợp tác này tìm ra được phương án tối ưu cho quá trình chuyển đổi hoặc

xây mới. Quan hệ hợp tác quan trọng nhất cần xây dựng được để có được thành cơng chính là quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp. Kinh nghiệm của Hàn quốc đã cho thấy rõ những khó khăn để các doanh nghiệp cùng hợp tác, phân chia lợi ích kinh tế và tham gia vào cộng sinh cơng nghiệp. Ngồi ra, để dự án chuyển đổi có thể thành cơng cần thực hiện tiếp cận 2 chiều từ trên xuống và từ dưới lên, sử dụng các trung tâm KCNST là giữ vai trò kết nối các bên trong thực hiện.

Để việc thực hiện dự án được thành công, việc tăng cường nhận thức cho các bên là hết sức quan trọng nhất là đối với nhà quản lý và doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất ln đặt lợi ích kinh tế hàng đầu, vì vậy doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về lợi ích việc xây dựng quan hệ cộng sinh trong sản xuất. Lợi ích khơng chỉ bao gồm lợi nhuận, các giá trị khác mang lại từ việc các doanh nghiệp thực hiện tốt các chỉ tiêu về môi trường, xã hội cũng như là một thương hiệu doanh nghiệp trong KCNST. Với cơ quan quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ trong việc giám sát thực hiện và áp dụng các chế tài kiểm soát bao gồm cả việc giám sát theo bộ chỉ tiêu đạt danh hiệu KCNST và việc giám sát duy trì danh hiệu KCNST.

Việt Nam có thể tham khảo rất nhiều từ kinh nghiệm Trung Quốc trong việc xác lập các mục tiêu ưu tiên phù hợp. Đầu tiên, cần có sự can thiệp chủ động của Chính phủ để xây dựng khung thể chế pháp lý bền vững cho tăng trưởng xanh, ban hành những chính sách, kế hoạch điều tiết thống nhất, thúc đẩy sự thay đổi trong thực tế. Ngồi ra, sự can thiệp của Chính phủ có thể tối đa hóa sức mạnh và sự ảnh hưởng của thị trường đối với tăng trưởng xanh, cũng như một hệ thống khuyến khích phù hợp với sự tham gia của khu vực tư nhân. Tiếp đó, để chiến lược tăng trưởng xanh thành cơng cần có sự kết hợp hài hịa và hiệu quả từ trên xuống cũng như từ dưới lên. Giải pháp toàn diện từ trên xuống sẽ giúp chia sẻ tầm nhìn và làm rõ những mục tiêu trung đến dài hạn về tăng trưởng xanh, có thể tư vấn và hợp tác, thuyết phục các bên liên quan và thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành đối với các địa phương liên quan. Sự chủ động tham gia của cộng đồng từ dưới lên sẽ tạo một nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh. Vì vậy, phải có những chính sách thể hiện rõ các hành động có sự tham gia cũng như gia tăng ý thức cộng đồng với tăng trưởng xanh, cùng những biện pháp chủ động để thay đổi hành vi của cộng đồng. Việc phổ biến tăng trưởng xanh đối với các địa phương và khu vực nông thôn trên phạm vi quốc gia là việc làm rất cần thiết. Khi đã có sự ủng hộ của hệ thống chính trị cao cấp, sự tham gia của Chính phủ, của cộng đồng thì bước tiếp theo đó là huy động sự hợp tác toàn cầu.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh. (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w