3.2. Thực trạng quản lý pháttriển các KCN theo hướng tăng trưởng xanh
3.2.3. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động pháttriển KCN theo hướng tăng trưởng
trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3.2.3.1. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về môi trường tại các KCN
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25/6/1998, tiếp đến là Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác Bảo vệ mơi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã đưa ra những định hướng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh các đơ thị, các KCN phải sớm có và thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại. Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 được Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng thơng qua là ―Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường‖. Và quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Chiến lược phát triển Kinh tế
- xã hội giai đoạn 2016-2021: ―Bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh
tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với
phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc phịng, an ninh và giữ vững hịa bình, ổn định để xây dựng đất nước”.
Xuất phát từ những định hướng và quan điểm nói trên, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội dung quản lý môi trường KCN. Nghị định số 36-CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao là văn bản đầu tiên tạo cơ sở điều chỉnh các hoạt động của KCN như cấp phép đầu tư, thành lập Ban quản lý, cơ chế phối hợp giữa các Bộ/ngành và địa phương. Nghị định số 36-CP cho phép thành lập Ban quản lý các KCN, KCX được nhìn nhận như là đại diện được ủy quyền của Bộ, ngành và địa phương để quản lý KCN.
Tính đến 31/12/2019 tác giả tổng hợp được 32 văn bản liên quan đến vấn đề quản lý môi trường đối với các KCN để đảm bảo phát triển theo hướng tăng trưởng xanh (Phụ lục
3).
Về phía UBND tỉnh Thanh Hóa, từ khi Quốc Hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đến ngày 30/6/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành nhiều quyết định liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường đối với KCN, KKT và các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ ơ nhiễm môi trường cao bao gồm:
- Quyết định số 928/2017/QĐ-UBND ngày 30/3/2017 về việc quy định giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại KCN Lễ Môn.
- Quyết định số 4307/2017/QĐ-UBND ngày 10/11/2017 về việc ban hành quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 296/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình quan trắc mơi trường tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020.
Nhìn chung, hệ thống các văn bản về quản lý môi trường trong KCN đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, có nhiều văn bản qui định tuy nhiên vẫn có sự chưa thực sự thống nhất giữa các văn bản quy định về quản lý môi trường đối với các KCN. Đến nay hầu hết các văn bản liên quan đến KCN đều tập trung vào những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, còn hành lang pháp lý về quản lý môi trường KCN rất chậm được ban hành. Tại một số địa phương, vấn đề bảo vệ môi trường KCN chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vi phạm môi trường diễn ra liên tục, nhiều năm nhưng không được xử lý cương quyết.
3.2.3.2. Quản lý công tác phát triển cơ sở hạ tầng
Từ kết quả thực hiện Chương trình phát triển KKT Nghi Sơn và các KCN giai đoạn 2010-2015, Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN đã xây dựng Chương trình phát triển KKT Nghi Sơn và các KCN giai đoạn 2016-2020 và được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII phê duyệt, đồng thời xác định rõ: Nhiệm vụ xây
dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội thiết yếu cho KKT Nghi Sơn và các KCN đóng vai trị quan trọng trong thu hút đầu tư. Tập trung ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động tối đa các nguồn vốn ODA để từng bước đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong KKT Nghi Sơn (khu vực 18.611,6 ha), đặc biệt là các tuyến đường giao thơng chính kết nối các khu chức năng và cảng biển.
- Bên cạnh nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Ban đã huy động được nhiều nguồn vốn khác từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại KKT Nghi Sơn, đồng thời quan tâm chỉ đạo thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Một số dự án đã đi vào hoạt động toàn bộ hoặc một phần như: Cảng tổng hợp gang thép Nghi Sơn, khu nhà tiền phương, nhà ở cơng nhân dự án Lọc hóa dầu...góp phần từng bước đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của KKT, KCN
Song song với các kết quả đạt được, cũng còn một số hạn chế trong công tác triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đối với một số cơng trình hạ tầng kỹ thuật từ vốn ngân sách Nhà nước, vốn có tính chất ngân sách triển khai chậm tiến độ, kéo dài trong nhiều năm; thu hồi dư ứng chậm; nợ động xây dựng cơ bản các năm trước để lại chưa được giải quyết triệt để, giải ngân tuy cao nhưng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch được giao. Việc quản lý chất lượng cơng trình tuy đã được tăng cường kiểm sốt nhưng vẫn cịn sai sót ở một số hạng mục.
Bảng 3.1: Tổng hợp vốn các dự án hạ tầng thiết yếu một số KCN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng Các KCN Năng lực thiết kết Tổng mức đầu tư hoặc DT duyệt được Đã đầu tư Vốn cịn thiếu Dự kiến vốn cân đối còn thiếu NS tỉnh TW hỗ trợ KCN Bỉm Sơn 540 ha 200,000 15,000 185,000 35,000
KCN Lam Sơn - Sao
vàng 200 ha 150,000 150,000 30,000
KCN Đình Hương 121 ha 100,000 100,000
3.2.3.3. Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư
Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến đầu tư của các KCN tại Thanh Hóa được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc,...) đạt kết quả tốt; nhiều tập đồn kinh tế lớn, nhà đầu tư quốc tế đến tìm hiểu cơ hội và ký biên bản ghi nhớ đầu tư và hợp tác xúc tiến đầu tư vào các KCN như: Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), Tập đoàn Ecotech (Mỹ), Tập đoàn Sakae (Singapore) cụ thể như bảng sau:
Đến hết năm 2019, đã thu hút cấp mới được 75 dự án (DA) (60 DA đầu tư trong nước (ĐTTN) với tổng vốn đăng ký đầu tư 14.539 tỷ đồng; 15 DA đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn đăng ký đầu tư 197,4 triệu USD); Điều chỉnh 77 lượt DA, vốn đăng ký đầu tư tăng thêm là 2.926 tỷ đồng và 27,8 triệu USD, thu hồi 08 DA3. So với cùng kỳ năm 2018 số lượng cấp mới tăng 44%, tổng vốn đăng ký ĐTTN giảm 2,2%; tổng vốn đăng ký ĐTNN tăng 418%, vốn thực hiện ĐTTN giảm 15%, vốn thực hiện ĐTNN giảm 68%. Cụ thể:
+ KKT Nghi Sơn: Cấp mới 40 DA (37 DA ĐTTN với tổng vốn đăng ký đầu tư
13.436 tỷ đồng; 03 DA ĐTNN với tổng vốn đăng ký đầu tư 18,7 triệu USD); vốn ĐTTN thực hiện đạt 3.816 tỷ đồng và vốn ĐTNN thực hiện đạt 317,8 triệu USD.
+ Các KCN: Cấp mới 35 DA (23 DA ĐTTN với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.103 tỷ đồng; 12 DA ĐTNN với tổng vốn đăng ký đầu tư 178,7 triệu USD); vốn ĐTTN thực hiện đạt 615 tỷ đồng và vốn ĐTNN thực hiện đạt 25,6 triệu USD.
Lũy kế đến nay, KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 616 DA. Trong đó có 559 DA ĐTTN với tổng vốn đăng ký đầu tư 147.456 tỷ đồng và 57 DA ĐTNN với tổng vốn đăng ký đầu tư 13.246 triệu USD. Vốn ĐTTN thực hiện đạt 59.965 tỷ đồng; vốn ĐTNN thực hiện đạt 10.706,5 triệu USD [10]
3Trong đó 07 DA trong nước, tổng vốn đăng ký là 3.199,385 tỷ đồng (KKT Nghi Sơn 04 DA, các KCN 04 DA); và 01 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 190 triệu USD tại KKT Nghi Sơn.
Bảng 3.2: Vốn đăng ký đầu tư vào các KCN trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa
TT Tiêu chí ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
1 KCN trong KKT Nghi Sơn
1.1 Vốn đầu tư trong nước Tỷ
VND 34.853 8.648 3.719 4.449 3.331 10.991 13.900 15.100 13.436
1.2 Vốn đầu tư nước ngoài Triệu
USD 32 - 2.936 80 2.352 40 2.400 1.357 18,7
2 Các KCN khác
2.1 Vốn đầu tư trong nước Tỷ
USD 395 599 2.853 792 3.861 2.268 1.700 1.700 1.103
2.2 Vốn đầu tư nước ngoài Triệu
USD 11 65 14 124 36 22 188 188 178,7
Nguồn: Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN (2011 - 2019)
Nhìn chung, hoạt động xúc tiến đầu tư tại các KCN những năm gần đây có nhiều đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa thu hút được nhiều các dự án thuộc lĩnh vực cơng nghiệp phụ trợ, cơng nghiệp sau hóa dầu và các ngành sản xuất có giá trị tăng cao. Chất lượng dự án đầu tư chưa cao, một số dự án đăng ký đầu tư nhưng không triển khai hoặc kéo dài thời gian, có dự án đầu tư dở dang dừng triển khai, số ít hoạt động khơng hiệu quả xin tạm dừng... gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến mơi trường đầu tư chung của KKT và các KCN
3.2.3.4. Công tác quản lý môi trường tại Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN
Đối với Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, ngay từ khi thu hút đầu tư, Ban quản lý cũng các KCN tại đây đã luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường của các KCN. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, cùng với sự phối hợp của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN đã triển khai công tác theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong KCN về công tác bảo vệ môi trường thông qua việc lập các hồ sơ môi trường, quản lý chất thải, thu gom và xử lý chất thải. Ngoài ra, lãnh đạo Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp để sớm phát hiện các sai phạm và tìm phương án khắc phục, tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và chấp hành các quy định của Ban cũng như của UBND tỉnh, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN hiện nay cũng áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, đồng thời trang bị các hệ thống quản lý chất lượng ISO, hướng đến việc sản xuất sạch hơn. Trong mỗi một doanh nghiệp, đều cử ra một cán bộ chuyên trách về môi trường, làm nhiệm vụ báo cáo thường xuyên công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp mình cho các cơ quan chức năng biết và quản lý, báo cáo thường được thực hiện 2 lần/năm vào thời điểm đầu năm và giữa kỳ.
- Ban hướng dẫn Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KKT, KCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nhân ngày môi trường thế giới; hướng dẫn bằng văn bản về việc thực hiện quy định quản lý chất thải như: quản lý bùn thải, đóng phí bảo vệ mơi trường nước thải sản xuất, xin cấp phép nhận chìm trước khi thực hiện thi cơng nạo vét luồng hàng hải, cảng biển,…
- Đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh về cơ sở hạ tầng các KCN khẩn trương thi cơng các cơng trình xử lý nước thải tập trung cho các KCN.
- Phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường: Năm 2019, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn không cấp kinh phí cho hoạt động tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tới các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Cơng tác thanh kiểm tra: Ban Chủ trì, phối hợp với các đơn vị từ cấp trung ương, đến địa phương thực hiện thanh kiểm, tra việc chấp hành thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định các dự án trong địa bàn khu kinh tế Nghi Sơn: Như tiếp tục tham gia
tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác BVMT tại KKT Nghi Sơn do Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì số 2416/QQĐ-BTNMT, tham gia Nhóm kỹ thuật thường trực thực hiện kiểm tra, giám sát tại Cơng ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn trong giai đoạn vận hành thử nghiệm tại Quyết định số 4560/QĐ-UBND ngày 08/11/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa, Tham gia Tổ cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả nước thải vào nguồn, phối hợp với các phịng chun mơn khác thực hiện việc kiểm tra hoạt động đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác giám sát hoạt động xả thải nước thải sau xử lý vào nguồn tiếp nhận tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn,....
Trong năm 2019, tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các tổ chức cá nhân tại KKT Nghi Sơn và các KCN, Ban đã phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường, cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Tĩnh Gia, và chính quyềnđịa phương nơi thực hiện dựán để kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường như đối với các dựán sản xuất bột cá tại xã Hải Thanh và xã Hải Bình huyện Tĩnh Gia; nhà máy xử lý chất thải rắn Trường Lâm, tại khu vực thôn Nam Yến, xã Hải Yến, tại một số dựánthuộc KCN Hồng Long, KCN Lễ Mơn, khu vực cảng tổng hợp, Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các dựánđều
tuân thủ các quy định về bảo vệ mơi trường, chất lượng nước thải, khí thải sau xử lý đạt QCCP. Ngồi trừ các dựán tại KCN Hoàng Long đã nêu ở trên.
Đối với kết quả lấy mẫu đối chứng tại một số dựán có kiến nghị của cử chi như nhà máy sản xuất Giày Annora, Nhà máy sản xuất ferocrom, Trung tâm dịch vụ công cộng Bắc núi Xước, kết quả quan trắc cho thấy, tất cả chỉ tiêu quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép.
- Về chất lượng môi trường khơng khí: Căn cứ kết quả quan trắc mơi trường định kỳ của các dự án đầu tư cho thấy, chất lượng khí thải từ các nguồn thải của dự án xả ra môi trường đều đạt quy chuẩn cho phép theo quy định. Tuy nhiên, đối với mơi trường khơng khí xung quanh, tại một số tuyến đường giao thơng, có dấu hiệu ơ nhiễm mơi trường do bụi bốc cuốn theo bánh xe. Cụ thể, các tuyến đường ra vào khu vực mỏ khai thác đất, đá làm vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng do hoạt động vận chuyển khoáng sản, vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực cảng. Điển hình là tại các tuyến đường vào mỏ sét, đường Nghi Sơn - Bãi Trành đoạn từ cầu Hổ vào nhà máy Công Thanh; đường 513 đoạn từ ngã ba nhà máy lọc hóa dầu đến các tuyến đường ra vào cảng tổng hợp 1, và 2. Tính đến thời điểm hiện tại, chất lượng mơi trường khơng khí khơng khơng thay đổi so với các năm trước đây.
- Về chất lượng môi trường nước:
+ Đối với việc kiểm soát chất lượng nước thải: hiện nay, KKT Nghi Sơn chưa có trạm XLNTTT. Do đó, các đơn vị đầu tư thứ cấp có phát sinh nước thải phải tự đầu tư hệ thống