Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý pháttriển khu công nghiệp theo hướng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh. (Trang 61 - 64)

tăng trưởng xanh

Đối tượng để xem xét các nhân tố ảnh hưởng ở đây là quản lý phát triển khu cơng nghiệp các yếu tố này được chia làm 2 nhóm các yếu tổ chủ quan và các yếu tố khách quan:

2.4.1. Các yếu tố khách quan

a. Vị trí địa lý KCN

KCN phải được xây dựng ở vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo cho giao thương, vận chuyển. Đây là một trong những điều kiện cần thiết đối với sự thành công và sự PTBV của các KCN để đảm bảo cho vận chuyển hàng hoá, nguyên liệu, cũng như lao động nhằm giảm chi phí lưu thơng và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

b. Quy mơ, điều kiện tài chính của các doanh nghiệp

Tiềm lực tài chính là nhân tố quyết định đến hoạt động đầu tư, xây dựng, vận hành của hệ thống cơ sở hạ tầng; quy mơ, trình độ máy móc, cơng nghệ, chất lượng ngun vật liệu, của các doanh nghiệp trong KCN. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn cơng nghệ, máy móc trang thiết bị cũng như lựa chọn hướng phát triển có theo hướng tăng trưởng xanh hay khơng. Từ đó ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý, giám sát và quản lý ơ nhiễm môi trường cũng như các chiến lược phát triển dài hơi của doanh nghiệp.

c. Năng lực của các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp về trình độ cơng nghệ, trình độ lao động và ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp.

Về trình độ phát triển cơng nghệ: phản ánh khả năng cạnh tranh công nghệ của các DN trong nội bộ KCN, giữa các KCN trong địa phương hay giữa các KCN trongcả nước. Nó cịn phản ánh khả năng duy trì hoạt động SXKD hiệu quả của DN và xu hướng HĐH, vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào SXKD.

Trình độ cơng nghệ của máy móc, trang thiết bị của các doanh nghiệp trong KCN có vai trị quyết định đối với hiệu suất sử dụng tài nguyên, năng lượng; năng suất, chất lượng sản phẩm; hàm lượng và tính chất của chất thải. Máy móc cũ, công nghệ lạc hậu đồng

nghĩa với việc hao tốn nguyên liệu, năng lượng hơn, hàm lượng và độc tính chất thải lớn hơn, tăng chi phí sửa chứa bảo trì, bảo dưỡng; giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thâm dụng lao động [25,53].

Về trình độ lao động: Để đáp ứng được mục tiêu phát triển của DN gắn liền với mục tiêu phát triển của các KCN theo hướng tăng trưởng xanh, trình độ lao động phải thỏa mãn các yêu cầu về mặt chất lượng lao động thể hiện: đáp ứng yêu cầu của hội nhập KTQT; tiếp tục được đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động. Trình độ nguồn nhân lực bao gồm cả cán bộ quản lý, kỹ thuật và cơng nhân có chất lượng là nền tảng cho sự PTBV nói chung và bền vững về MT nói riêng.

Về ý thức chấp hành pháp luật của các DN: được đánh giá trên cơ sở tuân thủ theo yêu cầu của pháp luật ở mọi mặt hoạt động của DN. Đó là, các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, lao động, mơi trường, phịng chống cháy nổ, các vấn đề xã hội khác… việc tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với các nội dung nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, đóng góp vào sự PTBV của khu cơng nghiệp, trong trường hợp ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của các KCN.

2.4.2 Các yếu tố chủ quan

a. Cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước và địa phương

Cơ chế chính sách đóng vai trị quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của việc phát triển KCN. Cơ chế quản lý linh hoạt, cởi mở; các chính sách, cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư; cũng như tạo môi trường lành mạnh cho KCN và doanh nghiệp trong khu phát triển và đảm bảo việc tuân thủ các quy định. Một cơ chế quản lý linh hoạt, hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố như: Sự phân cấp giao quyền quản lý đối với Ban quản lý; sự phối hợp tốt hoạt động giữa ban quản lý KCN với các cơ quan đóng trong địa phương; sự hỗ trợ của các sở ban ngành liên quan về quản lý, giám sát thủ tục hành chính; chế độ thanh tra, kiểm tra; đào tạo tập huấn,...; Năng lực và trình độ quản lý của bộ máy quản lý các cấp.

Đối với KCN tuy chưa có luật riêng nhưng tại các luật Đầu tư, luật DN, luật đất đai đã có những quy định cụ thể về mơ hình KCN, KCX, có khung pháp lý đặc thù chuyên ngành. Hiện nay đang thực hiện Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP,ngày 22/5/2018 của Chính phủ, có hiệu lực từ 10/7/2018 đã tạo nên một hành lang pháp lý rõ nét với môi trường thu hút đầu tư thơng thống, lợi nhuận cao, tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư. Ngoài ra, khung pháp lý các lĩnh vực liên quan đến đầu tư như tài chính, xây dựng, môi trường, thương mại, hải quan…cũng được điều chỉnh đồng bộ cho phù hợp với quy định của KCN. Các bộ, ngành trung ương cũng đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với KCN.

Chính sách đối với KCN có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của KCN. Nếu chính sách phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn,

đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện dự án đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực, thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thu hút đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đẩy nhanh tiến độ lấp đầy KCN, cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng các dịch vụ cần thiết cho hoạt động của KCN, thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, tạo sự phát triển bền vững của KCN. Nếu chính sách đối với KCN khơng phù hợp, khơng thống nhất, thiếu ổn định sẽ không thu hút được các nhà đầu tư có năng lực, có trình độ cơng nghệ phù hợp với xu thế tiến bộ.

b. Định hướng, quy hoạch phát triển của nhà nước và địa phương.

Định hướng chiến lược cũng như quy hoạch phát triển của nhà nước và địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ chế chính sách quản lý, giám sát, hỗ trợ,... đối với sự hình thành, phát triển của KCN và các doanh nghiệp. Các định hướng, quy hoạch cần mang tính ổn định, lâu dài, khả thi sẽ tạo được tâm lý tốt đối với các nhà đầu tư mới, cũng như các ý định dự kiến lâu dài của KCN và mỗi doanh nghiệp.

c. Điều kiện kinh tế, xã hội và các nguồn lực tại chỗ

Các điều kiện chung về kinh tế, hạ tầng cơ sở xã hội, tình hình an ninh trật tự,... cũng như sự sẵn có, tiện lợi của các nguồn lực tại chỗ như nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên,... cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư về quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ MT của doanh nghiệp và KCN [25,53].

d. Thiết kế, quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của KCN

Để thu hút đầu tư vào KCN, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN một cách đồng bộ, có chất lượng, đúng tiến độ là những yêu cầu bức thiết đối với KCN. Công tác đầu tư xây dựng KCHT nếu được thực hiện tốt sẽ đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu khả năng gây ơ nhiễm mơi trường, nângcao hình ảnh của KCN trong việc thu hút đầu tư, đáp ứng điều kiện làm việc và điều kiện sống của người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống.Việc đầu tư các cơng trình hạ tầng cả trong và ngồi hàng rào KCN tác động đáng kể đến sự phát triển theo hướng tăng trưởng xanh của các KCN, nếu được đầu tư xây dựng hợp lý và kịp thời, sẽ mang lại những hiệu quả rất lớn đối với bản thân các KCN và đối với xã hội. Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thiếu hợp lý và đồng bộ sẽ gây lãng phí hoặc những ách tắc, cản trở q trình hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu đến phát triển KCN. Một KCN có cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ khơng thể sản xuất hiệu quả và ổn định.

e. Mơ hình tổ chức hoạt động của BQL các KCN

Quá trình phát triển các khu cơng nghiệp gắn liền với q trình đổi mới, hồn thiện cơ chế, chính sách, mơ hình quản lý đầu tư nói chung và mơ hình quản lý khu cơng nghiệp nói riêng. Tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của chính phủ đã bao quát nhiều khía cạnh trong thực tiễn hoạt động của khu công nghiệp như cơ chế xây dựng kinh doanh hạ tầng;

quyền hạn, trách nhiệm của ban quản lý KCN. Chủ trương của nhà nước là xây dựng KCN thành một mơ hình đột phá để đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước bằng những chính sách mới, đơn giản thủ tục hành chính triển khai cơ chế ủy quyền cho BQL khu công nghiệp thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN trên các lĩnh vực hoạt động. Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ cũng đã cụ thể hóa chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và BQL KCN thực hiện đầu mối QLNN KCN trên các lĩnh vực và thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa, tại chỗ.

Chủ đầu tư, cụ thể là công ty quản lý và phát triển hạ tầng đóng vai trị là trung tâm kết nối và huy động nguồn lực giữa các bên liên quan cho việc hình thành, phát triển của KCN. Mơ hình quản lý; năng lực, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính của đơn vị này là yếu tố quyết định cho hoạt động của KCN.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng trưởng xanh. (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w