Tổng quan về tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 30 - 35)

1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam ( Tên viết tắt là Vinamotor ) là Tổng Công ty thuộc sở hữu nhà nước. Tiền thân của Vinamotor là Cục Cơ Khí Bộ GTVT (1964-1985), Liên hiệp Xí nghiệp GTVT (1985-1995), Tổng Cơng Ty Cơ khí GTVT - TRANSINCO (1995-2003). Ngày 23/9/2003 Vinamotor chính thức được thành lập theo quyết định số 189/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 3096/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT.

Sản phẩm chủ yếu của Vinamotor là các loại ơtơ khách và ơtơ tải. Ngồi ra Vinamotor còn quan tâm đến phát triển một số lĩnh vực khác phục vụ ngành GTVT như sản xuất kết cấu thép, trang thiết bị thi cơng đường bộ, xây dựng cơng trình, xuất khẩu lao động và du lịch, đào tạo và dịch vụ vận tải đường bộ và đầu tư tài chính. Trong những năm qua, giá trị tổng sản lượng và doanh thu hàng năm đều tăng từ 30 đến 50% so với năm trước.

Hiện nay tổng số lao động của toàn tổng cơng ty là 9188 người. Tổng cơng ty có 48 đơn vị trực thuộc (phụ lục 1), 3 đơn vị thành viên (phụ lục 2).

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty

1.1.1 Chức năng của tổng công ty

Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng cơng ty bao gồm: • Sản xuất cơng nghiệp

• Vận tải

• Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác Các sản phẩm chủ yếu của Tổng cơng ty bao gồm: • Ơ tơ các loại: ơ tơ khách, ô tô buýt và ô tô tải • Xe máy và linh kiện xe

• Thiết bị thi cơng • Kết cấu thép • Nhíp ơ tơ các loại

• Hoạt động vận tải bao gồm: - Vận chuyển hàng hóa - Luân chuyển hàng hóa - Vận chuyển hành khách - Luân chuyển hành khách

1.1.2 Nhiệm vụ của tổng công ty

Theo QD177- 2004 của Thủ tướng chính phủ vê việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 thì nhiệm vụ chính của Tổng cơng ty cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam (Vinamotor) đó là “tập trung sản xuất, lắp ráp xe khách, xe tải cỡ trung và nhỏ, xe con, động cơ, hộp số, cụm truyền tự động”. Tầm nhìn của Tổng cơng ty đó là “Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bằng những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam phục vụ thi trường trong nước và xuất khẩu”.

1.3 Cơ cấu tổ chức trong tổng công ty

1.3.1 Sơ đồ văn phịng của tổng cơng ty

1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng các phịng ban

A, Ban lãnh đạo:

• Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của tổng cơng ty, có tồn quyền nhân danh tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc Ban kiểm soát

Ban kế hoạch đầu tư Ban QHQT. XTTM Ban thanh tra pháp chế Văn phòng Phòng TCCB Phòng LDTL Phịng tài chính kế tốn Phịng kế hoạch thống kê Viện R&D Phịng TK- CT Sản phẩm mới Phịng quản lý chất lượng Cơng ty tư vấn đầu tư tài

chính Cơng ty dịch vụ CN ô tô Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Công ty xe máy

Sơ đồ 5: Sơ đồ văn phịng Tổng cơng ty

của tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị do Luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của công ty quy định.

• Tổng giám đốc: Là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của tổng công ty và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về công tác lập kế hoạch của tổng công ty, về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

B, Ban kiểm sốt

Ban kiểm sốt có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp giúp các cổ đơng kiểm sốt hoạt động quản trị và quản lý điều hành tổng công ty. Ban kiểm sốt có vị thế tương đối độc lập và khá cao. Các chức năng và nhiệm vụ chính của ban kiểm sốt đó là:

• Kiểm sốt tồn bộ hệ thống tài chính và thực hiện các quy chế của tổng cơng ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của tổng công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của tổng công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của tổng công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo u cầu của cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng.

• Can thiệp vào hoạt động của cơng ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của tổng cơng ty. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý tổng công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

C, Ban kế hoạch đầu tư  Chức năng:

• Giúp tổng giám đốc hoạch định các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm của công ty mẹ, các công ty con và các đơn vị trực thuộc

• Tổng hợp báo cáo chính xác, kịp thời tới hội đồng quản trị và tổng giám đốc các số liệu về SXKD để phục vụ kịp thời có hiệu quả cho cơng tác quản lý, điều hành các kế hoạch chung. Đầu mối thông tin về công tác lập kế hoạch của cơng ty mẹ, cơng ty con

• Tổ chức, quản lý và triển khai các công tác kế hoạch của công ty mẹ  Nhiệm vụ và quyền hạn

• Trên cơ sở định hướng, chủ trương của Nhà nước, của Bộ GTVT, nghị quyết của hội đồng quản trị tham mưu cho tổng giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơng ty mẹ

• Tổ chức, tham gia, nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong, ngồi nước để nắm bắt, dự báo nhu cầu thị trường trước mắt và lâu dài

• Thẩm định, trình duyệt và quản lý quá trình thực hiện các kế hoạch của các đơn vị phụ thuộc

• Tham gia xây dựng định mức kinh tế kĩ thuật, xây dựng giá thành sản phẩm tại các cơng ty, đơn vị trực thuộc

• Soạn thảo các quy định, quy chế quản lý nội bộ về chương trình xây dựng kế hoạch của cơng ty mẹ để triển khai tại các đơn vị thành viên sau khi được hội đồng quản trị và tổng giám đốc phê duyệt

• Quản lý, lưu trữ, giữ gìn bí mật các hồ sơ dự án đầu tư của cơng ty mẹ • Liên hệ, báo cáo các cơ quan của bộ GTVT, các cơ quan nhà nước có liên quan theo chức năng được giao

D, Ban QHQT, XTTM

Nhiệm vụ chính của ban QHQT, XTTM đó là thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu máy móc trang thiết bị với các doanh nghiệp nước ngoài. Thực hiện tổ chức các hội chợ trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ trong và ngồi nước, tham gia các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế…từ đó tìm kiếm các doanh nghiệp cung ứng ngun vật liệu hoặc bạn hàng nhằm kí kết các hợp đồng kinh doanh, buôn bán sản phẩm.

E, Ban thanh tra, pháp chế

Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực:

• Tổ chức, phổ biến pháp luật trong Tổng công ty và theo dõi công tác pháp chế, việc thực hiện quy chế dân chủ trong Tổng công ty.

• Quản lý cơng tác thanh tra trong Tổng cơng ty

• Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật của các đơn vị thành viên Tổng công ty theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng cơng ty

• Giải quyết đơn thư khiếu tố theo thẩm quyền và các quy định tại luật khiếu nại, tố cáo

• Tham mưu về góc độ pháp lý đối với các văn bản, quy chế nội bộ, các quy định chung trong Tổng công ty, các dự án đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến quy chế về hợp tác đầu tư giữa Tổng cơng ty với đối tác

• Thường trực cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm của Tổng cơng ty

• Chủ trì đánh giá việc thực hiện các quy chế đã ban hành trong Tổng công ty và đề xuất với Lãnh đạo Tổng công ty xử lý các tồn tại (nếu có)

• Thực hiện các cơng việc do Lãnh đạo Tổng cơng ty giao phó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w