Nội dung và phương pháp đào tạo tại xí nghiệp

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên tại Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu – Chi nhánh Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng đào tạo nhân viên tại xí nghiệp xe bus Cầu Bươu

3.3.2.3. Nội dung và phương pháp đào tạo tại xí nghiệp

Xí nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo riêng cho từng đối tượng lao động:

Đối với lao động trực tiếp :

Thời gian đào tạo thường bắt đầu từ tháng 3 hoặc tháng 4 cho đến tháng 12, tuỳ theo yêu cầu công việc mà thời gian đào tạo có thể kéo dài 1 tháng hoặc 1 tuần… Có thể tiến hành đào tạo đều đặn trong các tháng hoặc đào tạo ngắt quãng giữa các tháng trong một năm.Gồm 3 chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo cấp I (chương trình đào tạo mới) nhằm đào tạo cho những đối tượng công nhân lái xe và nhân viên bán vé mới được tuyển dụng nhằm đào tạo các kĩ năng cơ bản cho học viên; chương trình đào tạo cấp II(chương trình đào tạo nghiệp vụ) áp dụng cho những đối tượng là công nhân lái xe , nhân viên bán vé đã học xong chương trình đào tạo cấp I, thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên. Đây là công tác đào tạo nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên, bắt đầu tiến hành đào tạo từ tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm nhằm nâng cao các kỹ năng trong thực tế và kỹ năng của nghề ; chương trình đào tạo cấp III:giành cho những học viên đã học và đạt tiêu chuẩn ở 2 chương trình đào tạo cấp I,II( phụ lục 1,2);

Cơng tác đào tạo được xí nghiệp ưu tiên tiến hành chủ yếu cho các lao động trực tiếp là những công nhân lái xe, nhân viên bán vé, vì những người này chiếm tỉ lệ lớn, trực tiếp phục vụ khách hàng, vận hành phương. Mặt khác, ý thức của những đối tượng này

cịn kém, trình độ tay nghề cịn rất hạn chế và đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra do lái xe tạt nhanh vào bến, sai phần đường… hoặc nhân viên bán vé ko xé vé khi khách mua… nên tổng cơng ty cũng như xí nghiệp quyết định tất cả các lái xe, bán vé khi được hoạt động trên tuyến phải trải qua một khoá đào tạo bắt buộc và phải vượt qua kỳ sát hạch cuối khóa. Ngồi ra, Tổng cơng ty và xí nghiệp cũng đang phối hợp với Phịng CSGT tập huấn nâng cao ý thức và kỹ năng về ATGT cho lái xe.

Đối với nhân viên bán vé và nhân viên lái xe , nội dung đào tạo bao gồm : đào tạo hội nhập về mơi trường, văn hóa xí nghiệp, ; đào tạo về chun mơn kỹ thuật và đào tạo về cơng tác

Anh (chị) được xí nghiệp đào tạo nội dung nào sau đây?

Đào tạo về chuyên môn kỹ thuật Đào tạo về chính trị - lý luận Đào tạo về văn hóa doanh nghiệp Đào tạo về phương pháp cơng tác

Bảng 3.4. Kết quả hỏi điều tra nhân viên về nội dung đào tạo tại xí nghiệp xe bus Cầu Bươu

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Theo kết quả điều tra nhân viên về nội dung đào tạo tại xí nghiệp xe bus Cầu Bươu, ta có thể thấy các khóa đào tạo tập trung chủ yếu vào các nội dung gồm: đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, phương pháp công tác và văn hóa doanh nghiệp, với số lượng là 50 phiếu - chiếm tỷ lệ 100% .

Theo đó, cơng tác đào tạo của xí nghiệp hướng tới mục tiêu nâng cao hơn nữa ý thức kỷ luật, trách nhiệm công việc, trân trọng và yêu quý nghề của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên bán vé để có hành vi, thái độ phục vụ hành khách “Thân thiện, tận tụy, nhiệt tình”, có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, hiệu quả hướng tới sự hài lòng của khách hàng.

Đối với lao động gián tiếp:

Trong lao động trực tiếp ngoài đội ngũ lái xe và nhân viên bán vé thì thợ sửa chữa cịn góp phần tạo ra thành quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Do xí nghiệp quản lý nhiều loại phương tiện khác nhau (5 chủng loại) gồm hơn 100 xe mà đội ngũ thợ sửa chữa chỉ có 28 người, trình độ của họ chưa cao mà cơng tác tuyển dụng thợ sửa chữa chưa hợp lý. Cũng như công tác đào tạo đội ngũ thợ này chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Phương pháp các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo thường được xí nghiệp áp dụng đối với những trường hợp tổng cơng ty có những chương trình đổi mới về cách thức quản lý hoặc nâng cao trình độ quản lý dữ liệu bằng các phần mềm tiên tiến. Xí nghiệp cử người đi tập huấn sau đó mở các hội thảo tại xí nghiệp tiến hành trao đổi, phân tích và tìm ra các phương án tối ưu để các nhà quản lý sử dụng các kiến thức, phần mềm đã được đào tạo vào công việc để đem lại hiệu quả cao nhất cho xí nghiệp.

Phương pháp cử đi học ở các trường chính quy áp dụng đối với những người quản lý.Họ sẽ được trang bị tương đối đầy đủ các kiến thức lý thuyết lẫn kĩ năng thực hành.Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên tại Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu – Chi nhánh Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w