Thực trạng tổ chức và định mức lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Khách sạn Bình An 1 – Công ty Cổ phần Hoa Thiên Ý (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của

3.2.2. Thực trạng tổ chức và định mức lao động

3.2.2.1. Thực trạng tổ chức lao động của Khách sạn Bình An 1

a) Phân cơng và phối hợp

Tổng số nhân viên trực tiếp tại Khách sạn Bình An 1 là 75 người trong năm 2019. Tùy theo trình độ chun mơn, khả năng giao tiếp của từng người mà khách sạn có sự phân công lao động tương ứng. Số lao động của bộ phận buồng là cao nhất (20 người), tiếp theo là bộ phận phục vụ ăn uống (10 người) và bộ phận Marketing (8 người). Nguyên nhân là do dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống là những lĩnh vực kinh doanh quan trọng của khách sạn, vì vậy chiếm số lượng lớn trong tổng số lao động. Phòng Tổng Giám Đốc và Phó Tổng Giám đốc chiếm số lượng ít nhất, bao gồm trợ lý Giám Đốc, trợ lý Phó Tổng Giám Đốc và Giám Đốc, Phó Giám Đốc.

Do đặc điểm kinh doanh của ngành dịch vụ lưu trú thời gian làm việc là 24/24 giờ, gồm có nhiều bộ phận khác nhau, lao động được phân công theo tổ, trong tổ phân công theo ca làm việc cụ thể là:

Nhân viên tại các bộ phận lễ tân, bộ phận phục vụ buồng, bộ phận phục vụ ăn uống, bộ phận bảo dưỡng, bộ phận bảo vệ làm việc theo ca kíp và được phân thành 3 ca:

Ca 1: Từ 5h00 sáng đến 14h00 chiều Ca 2: Từ 14h00 chiều đến 22h00 đêm Ca 3: Từ 22h00 đêm đến 5h00 sáng - Tại bộ phận lễ tân:

Tuỳ theo mật độ của khách nhân viên phục vụ từ 2 – 4 người theo sự phân công của tổ trưởng. Riêng ca 3 chỉ có từ 1 – 2 người. Mỗi ca nhân viên phải đảm nhiệm tất cả các cơng việc như: Nhận đặt phịng, nhận và đáp ứng các yêu cầu của khách về các dịch vụ như ăn uống, giải trí…, nhận chìa khố khi khách tạm rời phịng, tiến hành thanh toán, bàn giao ca. .

- Tại bộ phận buồng:

Tại bộ phận này nhân viên chủ yếu làm việc ở ca 1 và ca 2. Công việc chủ yếu của họ là vệ sinh phòng, phục vụ khách nước, trà …

- Tại bộ phận phục vụ ăn uống:

Tần suất lao động trong bộ phận này thường là liên tục. Bếp trưởng làm việc theo giờ hành chính cùng một số nhân viên theo làm hợp đồng ngắn hạn hay thử việc. Những ngày có tiệc cưới, hội nghị … thì số nhân viên tăng thêm do phân công của trưởng bộ phận.

- Tại bộ phận bảo dưỡng:

Đây là bộ phận làm việc 24/24 và có trách nhiệm duy trì bảo dưỡng, sửa chữa bảo đảm cho sự vận hành, hoạt động của tất cả các máy móc, thiết bị, hệ thống nước, … trong khách sạn. Các ca làm việc luân phiên nhau nhằm sẵn sàng giải quyết những sự cố bất ngờ bảo vệ an toàn cho cả khách sạn.

Ngoài ra, nhân viên tại các bộ phận được nghỉ giữa ca để ăn trong vòng 30 phút tại bếp ăn nhân viên của khách sạn. Và do đặc điểm kinh doanh mà NLĐ vẫn phải đi làm những ngày nghỉ lễ, tết và sẽ được nghỉ bù và lương sẽ được tăng gấp 2 lần so với ngày làm việc bình thường.

Hiệp tác lao động bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến tổ chức ca, kíp làm việc. Dù khối lượng cơng việc khơng nhiều cũng phải tổ chức làm việ 3 ca trong một ngày đêm để ln ln có thể đón tiếp khách đến lưu trú cũng như đáp ứng những yêu cầu của khách đang nghỉ tại khách sạn bất cứ lúc nào. Bố trí thời gian ca và chế độ đổi ca linh hoạt, luân phiên nhau. Người lao động làm viêc ca đêm được trả lương cao hơn những lao động làm việc vào ban ngày để đảm bảo bù đắp hao phí sức lao động.

Trong tổ chức ca làm việc, để hoạt động nhịp nhàng, liên tục, cần thiết thực hiện chế độ giao ca gối đầu, tức là những người làm việc ca sau đến sớm 10 phút để nhận bàn giao công việc từ ca trước. Nếu có vấn đề phát sinh trong ca trước người nhận ca sau có thể biết và kịp thời giải quyết. Tổ chức ca làm việc hợp lý khơng chỉ nhằm tăng năng suất lao động, hồn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao, tiết kiệm lao động, trang thiết bị máy móc và sử dụng hết cơng suất thiết bị, cơng cụ lao động mà cịn nhằm đảm bảo sức lao động làm việc lâu dài của NLĐ. Thơng qua đó có thể lập được kế hoạch lao động khoa học, chính xác, sử dụng đúng và đủ số lượng lao động cần thiết phục vụ việc kinh doanh của khách sạn để từ đó có các biện pháp về nhân sự thích hợp.

Tóm lại, sự phân cơng lao động như vậy trong khách sạn là hợp lý, khoa học và đúng với yêu cầu đánh giá của khách sạn và không gây sức ép công việc quá lớn đối với nhân viên trong khách sạn.

b) Tổ chức nơi làm việc

Mỗi bộ phận đều có khơng gian làm việc riêng, được sắp xếp các cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với công việc của từng bộ phận, phòng ban. Chỗ làm việc của bộ phận phục vụ ăn uống được bố trí hệ thống khử mùi, lọc khí an tồn, các dụng cụ cần thiết trong việc chế biến món ăn. Nhân viên phục vụ buồng được cung cấp các thiết bị như máy hút bụi, chổi, xe kéo,… giúp thời gian dọn buồng được giảm đi đáng kể. Các bộ phận khối văn phòng cũng được trang bị bàn ghế, máy vi tính, điều hịa,… để phục vụ cho quá trình làm việc.

Nơi làm việc phù hợp với thực tế và cũng có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Nơi làm việc cố định, có tính chun mơn hóa cao. Việc thiết kế các trang thiết bị được đặt tại nơi làm việc khoa học, tất cả các thiết bị đều được gần nhau và nằm trong khu vực thuận tiện nhất cho nhân viên, phương án bố trí nơi làm việc tối ưu cho từng nơi làm việc cụ thể.

Tuy nhiên cịn có một vấn đề nhỏ mà khách sạn chưa chú ý đến đó chính là nhân viên ở bộ phận phục vụ ăn uống phải làm việc trong tư thế đứng liên tục nên dễ gây ra trạng thái mệt mỏi, vì ở tư thế này nhân viên phải bỏ ra một lực để giữ cơ thể ở vị trí thẳng đứng, trong khơng gian bếp lại khơng trang bị ghế để nhân viên ngồi nghỉ trong thời gian ngắn. Vì vậy, tùy theo số lượng nhân viên đứng bếp trong bộ phận phục vụ ăn uống mà khách sạn bố trí số lượng ghế phù hợp.

3.2.2.2. Thực trạng xác định định mức lao động

Bảng 3.3. Định mức lao động của nhân viên tại khách sạn Bình An 1 năm 2018 - 2019 năm 2018 - 2019 STT Bộ phận Định mức lao động 1 Bộ phận phục vụ ăn uống (bếp) 30 khách /ca 2 Lễ tân - Giám sát - Nhân viên 1 người/ca 2 người/ca 3 Buồng

- Giám sát - Nhân viên

15 phòng/ca/người 10 phòng/ca/người

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Bộ phận phục vụ ăn uống áp dụng phương pháp định mức lao động theo số bàn mà mỗi nhân viên sẽ phải phục vụ trong ca làm việc của mình. Những giám sát đã có kinh nghiệm sẽ được phân cơng phục vụ 10 bàn, cịn nhân viên thường sẽ được bố trí phục vụ trong khoảng từ 3-5 bàn.

Đối với bộ phận phục vụ ăn uống (bếp) do đặc thù không được tiếp xúc với khách hàng nên trưởng bộ phận phục vụ ăn uống (bếp) sẽ xác định định mức lao động theo số lượng khách phục vụ trong một ca làm việc, thông thường một nhân viên bếp phục vụ 30 khách trong một ca làm việc.

Đối với bộ phận lễ tân thì thường xun phải có người đứng trực ở quầy lễ tân, mỗi ca làm việc thường sẽ bố trí 1 giám sát và 2 nhân viên.

Đối với bộ phận buồng, mỗi ca làm việc giám sát sẽ dọn khoảng 15 phịng. Lao động được bố trí tập trung vào ca 1 vì buổi sáng là thời gian trả phịng của khách.Và tùy vào định mức lao động và số lượng phòng cụ thể mà khách trả trong ngày mà quản lý phân công số lượng nhân viên sao cho hợp lý. Ca 3 thường được bố trí 2 người nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh của khách về đêm.

Định mức lao động của khách sạn Bình An 1 tương đối hợp lý. Việc xác định định mức lao động dựa theo đặc điểm công việc của từng bộ phận cụ thể. Tùy theo tình hình cụ thể mà các trưởng bộ phận có thể thay đổi định mức làm việc của nhân viên sao cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Khách sạn Bình An 1 – Công ty Cổ phần Hoa Thiên Ý (Trang 44 - 47)