- Có sức khỏe và năng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ
c. Tiêu chí về sức khỏe và năng lực công tác
2.3.2 Mục tiêu chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
nước cấp tỉnh
Mỗi chính sách được xây dựng đều nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chính sách trong từng giai đoạn, đồng thời góp phần thực hiện những mục tiêu bậc cao hơn hoặc mục tiêu chung của xã hội. Nguyên tắc cơ bản trong việc xác định mục tiêu chính sách là phải đảm bảo tính tập trung, tức là, “các mục tiêu ngắn hạn đều phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu dài hạn, các chính sách bộ phận đều phải hướng vào thực hiện mục tiêu chung của chính sách nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức, của xã hội” [59 tr.34].
a. Mục tiêu chung
Chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh được ban hành nhằm
triển khai chính sách, pháp luật của nhà nước về cán bộ, công chức tại địa phương.
Với nguyên tắc tập trung, thống nhất của các mục tiêu như đã nêu trên, mục tiêu chung trong chính sách NLCLC do cơ quan HCNN địa phương, trong đó có cấp tỉnh ban hành là thực hiện mục tiêu chính sách của trung ương về phát triển nhân lực thực thi nhiệm vụ nhà nước (cán bộ, công chức). Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật của nhà
nước về cán bộ, công chức do Quốc Hội thông qua thể hiện dưới dạng luật. Trên cơ sở nhiệm vụ được Quốc Hội giao, Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể dưới dạng Nghị định để tổ chức triển khai luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào trong đời sống xã hội. Nói như vậy, có nghĩa là, chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh được ban hành nhằm triển khai luật, pháp lệnh, nghị về cán bộ, cơng chức trong phạm vi tồn địa phương mình.
b. Mục tiêu cụ thể
Việc triển khai thực hiện chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể có liên quan đến cơng chức phù hợp với tình
- Một là, thu hút và duy trì đội ngũ NLCLC thực thi công vụ cho bộ máy HCNN.
Các quốc gia cũng như các địa phương trong một quốc gia hiện nay đều nhận thức được vai trò của NLCLC đối với sự phát triển, rằng, chiếm được ưu thế về
NLCLC là sẽ chiếm được ưu thế về cạnh tranh và phát triển, cho nên họ đều có những chính sách cụ thể để hướng tới việc thu hút và duy trì được nhiều người có tài năng, có trình độ cao về với mình nhằm hình thành đội ngũ NLCLC thực thi công vụ. Từ đây, thế giới đã và đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh NLCLC giữa các quốc gia, các địa phương trong một quốc gia, giữa nhà nước với các tổ chức ngoài nhà nước.
- Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
Nền hành chính của thế giới đương đại đang có xu hướng dịch chuyển từ “nền hành chính cai trị” sang “nền hành chính phục vụ”. Hầu hết các quốc gia trên thế giới
đã và đang thực hiện công cuộc cải cách HCNN, trong đó xác định nhiều nội dung,
bao gồm cải cách thể chế, cải cách tiền lương, nhân sự hành chính, v.v. nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thực thi công vụ, phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước và lợi ích của nhân dân. Để thực hiện cải cách, nhiều quốc gia đã ban hành chính sách có liên quan đến vấn đề nhân sự nhà nước, trong đó có chính sách NLCLC nhằm thu hút
được nhiều người tài giỏi vào các cơ quan trong bộ máy HCNN, từ đó góp phần nâng
cao chất lượng của đội ngũ nhân sự thực hiện thi công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần thực hiện thành cơng trong cơng cuộc cải cách HCNN.
Để thực hiện được các mục tiêu chính sách, việc hoạch định chính sách cần
đảm bảo một số yêu cầu nhất định như: yêu cầu về tính khách quan, tính đồng bộ, hệ
thống; sự phù hợp với tình hình thực tế; tính hợp pháp và hiệu quả.