Khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 35 - 36)

- Nhóm các yếu tố chủ quan: Chiến lược phát

2.1.1 Khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

Trong khoa học hành chính, khái niệm về cơ quan HCNN được các nhà nghiên cứu hành chính đưa ra với nội hàm là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà

nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành pháp (quản lý HCNN). Đây là khái

niệm được sử dụng nhiều trong hoạt động nghiên cứu, học tập của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các đối tượng đang theo học các chuyên ngành hành chính. Trong phân cấp quản lý HCNN, cơ quan HCNN của các nước hiện nay được phân thành cơ quan HCNN trung ương và địa phương. Cơ quan HCNN trung ương được gọi chung là

chính phủ, một số tài liệu cịn gọi là chính quyền trung ương. Còn cơ quan HCNN địa phương, tùy thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia mà có thể có cách đặt tên khác nhau như: chính quyền các bang, tỉnh, thành phố, chính quyền địa phương, v.v. Chính phủ thống nhất quản lý HCNN trên phạm vi quốc gia cịn chính quyền địa

phương chịu trách nhiệm thống nhất quản lý HCNN trên phạm vi địa phương.

Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của pháp luật, cơ quan HCNN bao gồm

Chính phủ và UBND các cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã:

- Chính phủ là cơ quan HCNN cấp trung ương, thống nhất quản lý HCNN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi quốc gia. Hệ thống các cơ quan của Chính phủ gồm có: các bộ, cơ quan ngang bộ là những cơ quan chuyên môn của Chính phủ thực hiện quản lý HCNN trên từng ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

- UBND các cấp là cơ quan HCNN địa phương, thống nhất quản lý HCNN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi của mỗi cấp địa phương. Hệ thống các cơ quan HCNN địa phương bao gồm:

(1) Hệ thống cơ quan HCNN cấp tỉnh (UBND cấp tỉnh) gồm: các sở và cơ quan ngang sở là những cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là các cơ quan HCNN cao nhất trong các cơ quan HCNN địa phương.

(2) Hệ thống cơ quan HCNN cấp huyện (UBND cấp huyện) gồm: các phòng và cơ quan tương đương thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

(3) Ở cấp xã (xã, phương, thị trấn), đây là cấp hành chính nhỏ nhất và theo

quy định của pháp luật, UBND cấp xã không tổ chức thành các cơ quan chuyên mơn mà chỉ có các cơng chức chun mơn giúp chủ tịch UBND thực hiện chức năng quản lý HCNN trên từng lĩnh vực cụ thể của địa phương.

Các cơ quan HCNN ở nước ta được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất (Điều 6 Hiến pháp năm 1992), tạo thành một hệ thống thức bậc từ trung ương đến địa

phương. Đối với cơ quan HCNN địa phương, UBND cấp tỉnh là cơ quan quản lý

HCNN cao nhất, tiếp đến là UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Từ những phân tích trên, NCS có thể hiểu về cơ quan HCNN cấp tỉnh như sau:

“Cơ quan HCNN cấp tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lý HCNN cao nhất của mỗi địa phương, thống nhất quản lý HCNN trên từng ngành, lĩnh vực của địa phương đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong hoạt động quản lý HCNN”.

Để thực hiện chức năng quản lý HCNN, UBND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay được tổ chức thành các cơ quan chuyên môn (các sở và cơ quan ngang sở) và phân cấp

quản lý HCNN cho các cơ quan đó trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể của địa phương,

đó là bộ phận tạo thành cơ cấu chức năng của UBND cấp tỉnh. Các cơ quan này có

chức năng tham mưu giúp UBND và chủ tịch UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý HCNN trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội trong địa phương như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đối ngoại, v.v. Việc tổ chức các cơ quan chuyên môn ở mỗi

địa phương, về nguyên tắc chung là như nhau, song, đối với một số địa phương đặc

thù, có thể tổ chức cơ quan chun mơn đặc thù, ví dụ như: các tỉnh miền núi, trong cơ cấu UBND tỉnh có thể có Ban Dân tộc, các tỉnh biên giới có thể có Sở Ngoại vụ, v.v.

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)