Kinh nghiệm của thành phố Saint Petersbur g Liên bang Nga

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 73 - 74)

- Có sức khỏe và năng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ

1 Nội dung này đã được phân tích trong Mục 2 2.4 “Tiêu chí về nhân lực chất lượng cao”.

2.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Saint Petersbur g Liên bang Nga

Thành phố Saint Petersburg nằm ở phía Tây Bắc và hiện là thành phố lớn thứ hai của Liên bang Nga. Saint Petersburg cũng từng là thủ đô của nước Nga trong quá khứ. Sự phát triển của Saint Petersburg hiện nay (là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học thứ nhì của đất nước, chỉ sau thủ đơ Moskva) bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận

lợi, còn phải kể đến yếu tố con người của bộ máy chính quyền thành phố. Năm 1991, sau khi Liên Xơ sụp đổ, nhà nước Liên bang Nga ra đời phải đối mặt với nhiều khó khăn do nợ cơng với con số rất lớn. Với nhận thức của bộ máy lãnh đạo mới, Chính phủ Nga đã xóa bỏ cơ chế bao cấp trước đây và trao cho các địa phương cơ chế tự chủ

để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mình. Thành phố Saint Petersburg với điều

kiện tự nhiên thuận lợi đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ thực hiện nhiều chính chính sách quan trọng, trong đó có chính sách thu hút NLCLC vào bộ máy HCNN của thành phố để làm nên những đột phát trong phát triển kinh tế-xã hội như ngày nay.

Chính sách NLCLC của thành phố Saint Petersburg được thực hiện ngay từ những năm 1990 với mục tiêu thu hút các tài năng trẻ từ khắp nơi trên đất nước Nga vào bộ máy HCNN trở thành một nguồn nhân lực dự bị và có chính sách bồi dưỡng, rèn luyện họ để phục vụ cho quá trình điều hành nền kinh tế-xã hội của thành phố.

Cách làm của các nhà lãnh đạo thành phố Saint Petersburg để thu hút NLCLC là thành lập Hội đồng tuyển chọn những người có tài năng để hình thành NLCLC thực thi công

vụ. Các thành viên của Hội đồng bao gồm những chuyên gia, nhà quản lý giỏi ở tầm chiến lược, họ có nhiệm vụ tìm kiếm và đề xuất những người trẻ tuổi, có tài năng ở

trên khắp đất nước theo từng khu vực phụ trách [30, tr.28]. Các ứng viên được giới thiệu sẽ phải trải qua các vòng sơ tuyển và thi tuyển khá chặt chẽ, được gặp gỡ trực

tiếp các nhà lãnh đạo thành phố để bàn về kế hoạch phát triển địa phương. Ngay sau khi được tuyển chọn, trên cơ sở các ý tưởng cũng như đề xuất hành động, các ứng viên sẽ có cơ hội để thể hiện năng lực của mình và được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu

theo định hướng của thành phố [52]. Với cách làm trên, chính quyền thành phố Saint Petersburg ngay từ đầu đã thu hút được nhiều người trẻ tuổi, có tài năng, có tinh thần phục vụ, cống hiến cho địa phương, họ được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình

riêng, trở thành một NLCLC cho bộ máy HCNN của thành phố.

Có thể nhận thấy, cách làm của thành phố Saint Petersburg là rất bài bản, có ý nghĩa cả về lý luận, thực tiễn và là bài học kinh nghiệm đối với các địa phương nước ta trong việc thực hiện chính sách NLCLC. Đó là bài học kinh nghiệm về việc thành lập cơ quan chuyên trách tuyển chọn NLCLC, bài học kinh nghiệm về tổ chức đối thoại và giao trọng trách cho những người trẻ tuổi, có tài năng để họ có cơ hội thể hiện tài năng của mình, phụng vụ cho sự phát triển của địa phương.

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)