Khả năng giáo tiếp, ứng xử: Thái độ nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp với ngườ

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 101 - 105)

dân, với đồng nghiệp;

Nguồn: Sở Nội vụ Tp. Đà Nẵng năm 2013

Đây là các tiêu chí đánh giá được quy định trong Luật Cán bộ, công chức và các

văn bản hướng dẫn thi hành về đánh giá công chức. Việc Tp. Đà Nẵng đặt ra các tiêu chí trên là đảm bảo việc đánh giá được thực hiện thống nhất theo pháp luật, tuy nhiên lại không thể hiện được sự khác biệt trong đánh giá công chức nói chung với đánh giá các đối tượng được coi là NLCLC - các đối tượng đặc biệt trong đội ngũ công chức.

- Phương pháp đánh giá: Qua nghiên cứu thực tế tại Tp. Đà Nẵng, NCS nhận

thấy, hàng năm, Sở Nội vụ (cơ quan được UBND thành phố giao nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện các chính sách NLCLC) đều ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan,

đơn vị thuộc bộ máy HCNN của thành phố thực hiện việc đánh giá công chức, trong đó có các đối tượng chính sách NLCLC. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cách thức đánh giá

bên trong đối với các đối tượng chính sách, tức là các cơ quan sử dụng lao động thực hiện việc tự đánh giá đối với các đối tượng chính sách, là cách đánh giá trực tiếp của chủ thể quản lý đối với các đối tượng được đánh giá thông qua thực tế công việc. Cách thức đánh giá trên được thực hiện lặp lại hàng năm đối với các cơ quan trong bộ máy HCNN của thành phố.

3.3.4.3 Kết quả thực hiện chính sách

Tp. Đà Nẵng đang thực hiện việc đánh giá đối với các đối tượng được tiếp nhận theo diện thu hút NLCLC theo định kỳ hàng năm với các nội dung đánh giá như đối với đánh giá công chức. Trách nhiệm đánh giá được giao cho trưởng các cơ quan trong bộ máy HCNN, cụ thể là: “thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố, chủ

tịch UBND các quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm nhận xét, đánh giá, xếp loại hàng năm đối với các đối tượng trong diện thu hút NLCLC. Việc đánh giá được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đánh giá công chức” [61], [67], [69], [70].

Thực tế hơn 10 năm triển khai chính sách NLCLC, các đối tượng được thu hút về làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tp. Đà Nẵng đều được các cơ quan sử dụng lao động đánh giá tốt cả về đạo đức công vụ và năng lực công tác.

Bảng 3.23 Đánh giá của các nhà các nhà quản lý về đạo đức cơng vụ, trình độ và năng

lực cơng tác của các đối tượng chính sách NLCLC (điểm đánh giá trung bình: 3 điểm)

Đơn vị tính: Điểm/thang điểm 5

Cơ quan đánh giá Nội dung đánh giá

Sở Nội vụ Sở GD & ĐT Sở Y tế Sở Tài chính Sở KH& ĐT Sở NN & PTNT Sở KH CN Sở Công thương 1. Đạo đức công vụ: Chấp hành

đường lối, chủ trương của Đảng và

chính sách, pháp luật của Nhà nước; tác phong và lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ

4.0 3.8 4.0 4.0 4.1 3.8 4.4 4.0

2. Trình độ học vấn và trình độ

chuyên môn: Nhận thức xã hội, kỹ

năng thực hành nghề nghiệp. 4.0 4.0 4.1 4.0 4.2 4.0 4.3 4.2

3. Năng lực công tác: Kết quả thực

hiện công việc (chất lượng, tiến độ), khả năng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thái độ phục vụ, khả

năng nghiên cứu, v.v.

4.2 4.2 4.1 3.8 4.0 3.8 3.9 3.9

Nguồn: Điều tra, khảo sát của nghiên cứu sinh năm 2013

Kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đã cho thấy chất lượng của các đối tượng

được tuyển dụng theo chính sách NLCLC của Tp. Đà Nẵng trong những năm qua

được đảm bảo ở mức độ tốt, được chính các cơ quan sử dụng lao động trong bộ máy

HCNN của thành phố đánh giá là tốt.

Những kết quả thực hiện chính sách đánh giá NLCLC nêu trên là rất quan trọng, làm cơ sở thực tiễn để các nhà hành chính của Tp. Đà Nẵng có được những

thơng tin kịp thời để điều chỉnh chính sách NLCLC của thành phố phù hợp với tình

hình thực tiễn. Tuy nhiên, việc đánh giá NLCLC của các cơ quan sử dụng lao động trong bộ máy HCNN của Tp. Đà Nẵng được thực hiện cịn mang tính chủ quan, qua

đó, các nhà quản lý chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chất lượng của các đối

tượng này. Qua khảo sát thực tiễn, NCS nhận thấy, hàng năm, việc đánh giá NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng được thực hiện theo hướng dẫn

của Sở Nội vụ về đánh giá công chức và được thực hiện trong nội bộ của từng cơ

quan. Trong hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách NLCLC, hầu hết các cơ quan sử dụng lao động vẫn chỉ duy trì phương pháp đánh giá bên trong đối với nhân lực, chưa áp dụng phương pháp đánh giá bên ngoài cũng như áp dụng nhiều phương pháp

đánh giá kết hợp khác. Kết quả khảo sát của NCS trong Biểu đồ 3.6 dưới đây đã góp

Biểu đồ 3.6 Ý kiến của nhà quản lý về phương pháp đánh giá NLCLC của Tp. Đà Nẵng

91%

9% Chỉ đánh giá trong nội bộ cơ

quan

Có sự kết hợp giữa đánh giá nội bộ với đánh giá của các cá nhân, tổ chức bên ngoài

Nguồn: Điều tra, khảo sát của nghiên cứu sinh năm 2013

Có thể nói, đây là một hạn chế lớn trong việc triển khai thực hiện chính sách

đánh giá NLCLC của Tp. Đà Nẵng, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc vận dụng cứng

nhắc các quy định, hướng dẫn của pháp luật nhà nước và của Bộ Nội vụ về đánh giá công chức. Như vậy, việc đánh giá chủ yếu được thực hiện khép kín trong mỗi cơ

quan, chưa thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của nhân dân cũng như là các tổ chức khác đối với các đối tượng được tiếp nhận theo chính sách NLCLC. Trong khi đó, xu hướng của nền hành chính thế giới là “nền hành chính phục vụ”, đồng thời, Chương

trình tổng thể cải cách hành chính ở nước ta hiện nay cũng đã xác định việc chuyển từ mơ hình “nền hành chính cai trị” sang mơ hình “nền hành chính phục vụ”, điều đó có nghĩa là, nền hành chính có bổn phận phục vụ để đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của nhân dân. Để thực hiện được mục tiêu này, vấn đề đặt ra đối với đội ngũ công chức là phải thể hiện được nhiệm vụ phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, nhân dân sẽ là người đánh giá khách quan nhất về năng lực chuyên môn, thái độ, phong cách, tác phong làm

việc của đội ngũ cơng chức. Với ý nghĩa đó, việc đánh giá nhân lực, nhất là NLCLC trong bộ máy HCNN của các địa phương nói chung, trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh nói riêng nên có sự kết hợp giữa đánh giá bên trong và đánh giá bên ngoài, nhằm đảm bảo tính khách quan cho những nhận xét, kết luận về chất lượng nhân lực của bộ máy HCNN. Trên thực tế, nhiều quốc gia, nhiều địa phương của các quốc gia cũng như

nhiều tổ chức có quy mơ lớn trên thế giới đã và đang thực hiện kết hợp cả hai phương pháp đánh giá bên trong và đánh giá bên ngoài đối với nhân lực. Thành phố Busan -

Hàn Quốc là một thành phố biển có điều kiện tự nhiên tương đồng với Tp. Đà Nẵng, nhưng từ những năm 1980, trong công tác đánh giá cơng chức, thành phố Busan đã thực hiện “chính sách đánh giá định lượng” đối với các công chức trong bộ máy

HCNN của địa phương mình, theo đó, họ chú trọng vào việc quản lý định lượng theo kết quả công việc của công chức, chú trọng thăm dò sự thỏa mãn của nhân dân về chất

lượng hoạt động của các cơ quan HCNN và công chức, nhờ đó, thành phố này ln duy trì được NLCLC trong bộ máy HCNN, góp phần làm nên nhiều kỳ tích trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như góp phần làm nên những thành công của đất nước Hàn Quốc trong phát triển kinh tế-xã hội mà đã được thế giới công nhận.

Qua phân tích thực trạng chính sách đánh giá NLCLC của Tp. Đà Nẵng, có thể thấy, Tp. Đà Nẵng ln chủ động trong việc đánh giá NLCLC, việc đánh giá được

thực hiện một cách thường xuyên, định kỳ hàng năm và đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đánh giá công chức. Tuy nhiên, việc đánh giá NLCLC của các cơ quan

trong bộ máy HCNN của thành phố nói chung, trong các cơ quan chun mơn thuộc UBND thành phố nói riêng cịn mang tính chủ quan, chưa có sự đổi mới về mặt

phương pháp đánh giá, chưa thăm dò ý kiến đánh giá của các tổ chức bên ngoài và nhân dân đối với các đối tượng được tiếp nhận theo chính sách NLCLC. Đây là một hạn chế lớn cần được sớm khắc phục và nếu khắc phục được những hạn chế đó, nhà quản lý sẽ có thơng tin cần thiết để đánh giá được năng lực thực tế của các đối tượng chính sách, rằng sau một thời gian làm việc, họ có tiếp tục phát huy tài năng khơng, có

đáp ứng được các yêu cầu về NLCLC hay không để ra quyết định quản lý kịp thời

(tiếp tục hay không tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo, bồi dưỡng thêm để phát triển tài

năng của họ). Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý đối với các địa phương khác trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách NLCLC.

3.3.5 Thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao

Chính sách đào tạo và phát triển NLCLC của Tp. Đà Nẵng được triển khai thực hiện từ năm 2004. Một số văn bản chính sách quan trọng gồm có:

- Văn bản chính sách đào tạo NLCLC: Chính sách đào tạo NLCLC được ban

hành theo Quyết định số 151/2004/QĐ- UBND, sau đó là Quyết định số 32/2006/QĐ- UBND và Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND của UBND Tp. Đà Nẵng phê duyệt “Đề án hỗ trợ đào tạo tạo bậc ĐH tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Tp. Đà Nẵng”.

- Văn bản chính sách phát triển NLCLC: Chính sách phát triển NLCLC của TP.

Đà Nẵng được triển khai từ năm 2006 trên cơ sở thực hiện “Đề án đào tạo 100 ThS,

TS ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010” được ban hành kèm theo Quyết định số 393-QĐ/TU (Đề án 393), tiếp đó được thay thế bằng “Đề án Phát triển nhân lực chất lượng cao” ban hành kèm theo Quyết định số 393-QĐ/TU (Đề án 922) năm 2011 của Thành ủy Đà Nẵng.

Đến nay, các văn bản chính sách trên được hợp nhất thành Quyết định số

1901/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt “Đề án

Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội thành phố

đến năm 2015” (Đề án 1901). Như vậy, sau nhiều lần điều chỉnh, chính sách đào tạo

và phát triển NLCLC của Tp. Đà Nẵng hiện đang có sự thống nhất, tập trung trong

một văn bản chính sách, làm cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện việc cử các cá nhân có triển vọng để đi đào tạo và phát triển chuyên môn nghiệp vụ.

3.3.5.1 Mục tiêu, đối tượng đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao

- Mục tiêu chính sách: Trong các văn bản chính sách của Tp. Đà Nẵng, việc đào

tạo và phát triển NLCLC được xác định nhằm mục tiêu hình thành, phát triển và sử

dụng tối đa năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân được thu hút vào làm việc trong bộ máy nhà nước của thành phố, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phục phụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Với mục tiêu trên, giai đoạn 2000-2013, thành phố đã chi hàng chục tỷ đồng ngân sách nhà nước để các đối tượng chính sách đi đào tạo bâc ĐH và SĐH tại các cơ sở đào tạo uy tín cả trong và ngoài nước.

- Đối tượng đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao: Như đã đề cập trong

Chương 2, đào tạo liên quan đến việc hình thành các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết (đào tạo cơ bản) còn phát triển liên quan đến việc nâng cao kỹ năng đó (đào tạo chuyên sâu). Tp. Đà Nẵng với quan niệm trên cũng đã xác định rõ các đối tượng đào tạo và phát triển NLCLC, cụ thể:

Bảng 3.24 Đối tượng đào tạo và phát triển NLCLC của Tp. Đà Nẵng

Đối tượng chính sách Điều kiện

1. Đối tượng đào tạo

NLCLC

Học sinh tốt nghiệp THPT đạt các tiêu chuẩn sau đây được xét tuyển dụng và cử

đi đào tạo bậc ĐH:

+ Tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên; trúng tuyển ĐH nguyện vọng một vào những ngành đào tạo mà thành phố có nhu cầu và khơng có mơn thi dưới 5 điểm; + Đạt thủ khoa cấp trường trong kỳ thi tuyển sinh ĐH hoặc đạt từ giải Nhì cấp thành phố trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa;

+ Có khả năng ngoại ngữ theo quy định của cơ sở đào tạo tại nước đăng ký đến học đối với trường hợp đi học ở nước ngoài.

2. Đối tượng phát triển

NLCLC

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)