Quan điểm phát triển nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 129 - 130)

- Năng lực công tác: kết quả

6 Bằng lao động sáng tạo

4.1.1 Quan điểm phát triển nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng

Đối với đảng bộ và chính quyền Tp. Đà Nẵng, nhận thức được tầm quan trọng

của NLCLC đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, ngay từ khi mới được thành lập (năm 1997), các nhà lãnh đạo thành phố đã đề ra quan điểm phát triển nhân lực, trong đó chú trọng đến phát triển NLCLC, nhất là NLCLC trong bộ máy nhà nước của thành phố (cơng chức), đó là: “chủ động chuẩn bị về NLCLC đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp CNH, HĐH” [40].

Quan điểm trên là cơ sở pháp lý quan trọng cho UBND Tp. Đà Nẵng ban hành

và thực hiện chính sách NLCLC trong hơn 10 năm qua. Đến nay (giai đoạn 2010- 2020), là giai đoạn mà Tp. Đà Nẵng đang tiếp tục thực hiện mục tiêu CNH, HĐH và xây dựng Tp. Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà lãnh đạo thành phố là rất lớn, theo đó, các nhà lãnh đạo vẫn giữ lập trường, quan điểm về phát triển NLCLC và khẳng đinh:

“phát triển nhanh NLCLC là một trong 5 khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội của thành phố đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” [46].

Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển NLCLC trên được xác định là:

- Thứ nhất, phát triển nhanh NLCLC trên cơ sở tiếp tục thu hút những người có

tài năng thể hiện qua trình độ học vấn và trình độ chun mơn cao vào trong bộ máy nhà nước của thành phố.

Việc thu hút NLCLC cần được thực hiện theo quy trình khoa học, có trọng tâm trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước.

Đây là một nhiệm vụ và giải pháp đối với chính quyền Tp. Đà Nẵng để nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy

mạnh CNH, HĐH và hội nhập.

- Thứ hai, phát triển nhanh NLCLC gắn với giáo dục và đào tạo nhằm bồi

dưỡng nâng cao, phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự thực thi nhiệm vụ nhà nước.

Nội dung này cần được tiến hành một cách bài bản, khoa học để đảm bảo việc

đào tạo và phát triển NLCLC được thực hiện liên tục, tạo được sự chủ động về

NLCLC cho bộ máy nhà nước của thành phố.

- Thứ ba, phát triển NLCLC thông qua việc thiết kế cơ chế đãi ngộ phù hợp, trở

thành một trong những động lực làm việc mạnh mẽ nhằm đảm bảo vừa thu hút, vừa

duy trì được đội ngũ nhân lực có tài năng cho bộ máy nhà nước của thành phố.

Quan điểm phát triển NLCLC trên của Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục khẳng định

cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách NLCLC của chính quyền thành phố. Trên cơ quan điểm này, UBND Tp. Đà Nẵng đã điều chỉnh chính sách NLCLC, theo đó

thành phố ban hành “Đề án Phát triển NLCLC đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội thành phố đến năm 2015” [75] trên cơ sở hợp nhất một số văn bản chính sách

trước đây của thành phố về vấn đề NLCLC.

Một phần của tài liệu la_ngosytrung (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)