Đổi mới cơ chế, chính sách, sản phẩm cho vay phù hợp đối với các doanh nghiệp Nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 67 - 68)

b. Phát triển nguồn nhân lực

3.2.3 Đổi mới cơ chế, chính sách, sản phẩm cho vay phù hợp đối với các doanh nghiệp Nhỏ và vừa

doanh nghiệp Nhỏ và vừa

Hồn thiện quy trình cho vay phù hợp với DNNVV

DNNVV thường có quy mơ hoạt động nhỏ, trình độ quản lý cịn hạn chế, hệ thống sổ sách khơng rõ ràng, nhu cầu món vay thường nhỏ. Do vậy để DNNVV có thể tiếp cận vốn ngân hàng một cách dễ dàng cần xây dựng quy trình, thủ tục vay vốn phù hợp với điều kiện và nhu cầu của các DNNVV. Trong quá trình xây dựng quy trình cho vay, ngân hàng cần chú ý tới giảm bớt các thủ tục khơng cần thiết, xử lý nhanh chóng các thủ tục và có thể xử lý đồng thời các thủ tục cùng một lúc để đáp ứng nhu vầu vốn kịp thời của các DNNVV.

Thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho vay

Song song với việc đổi mới, hồn thiện quy trình cho vay là việc thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho vay. Thực tế cho thấy, thủ tục vay vốn phức tạp làm cho khách hàng cảm thấy phiền hà, rắc rối. Đây không phải là điều kiện tiên quyết làm giảm rủi ro cho ngân hàng nhưng đã làm cho khách hàng cảm thấy e ngại và hạn chế khách hàng đến với ngân hàng. Chính vì vậy, việc thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho vay, chỉ chú trọng đến những nội dung thực sự cần thiết sẽ giúp Doanh nghiệp cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch với Ngân hàng, đồng thời giúp việc tiếp cận nguồn vốn vay giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Cơ chế lãi suất linh hoạt

Ngân hàng nên có cơ chế lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với các DNNVV. Lãi suất có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến sự thành bại trong kinh doanh của ngân hàng. Xác định mức lãi suất hợp lý là một điều khó, bởi nó hàm chứa một mâu thuẫn: người “mua vốn” thì muốn kéo giá xuống, cịn người “bán vốn” lại muốn đẩy giá lên, mà trong tồn xã hội hầu như ai cũng có thể “mua”, “bán vốn” với ngân hàng. Hơn nữa, nếu giá cả trong một loại sản phẩm nào đó thay đổi có thể sẽ làm thay đổi giá cả của một số sản phẩm khác, và khi lãi suất thay đổi

có thể sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các loại sản phẩm. Bởi lẽ nguồn vốn vay ngân hàng đang là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Vì thế, lãi suất cho vay của ngân hàng phải căn cứ vào rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải chứ khơng nên phân biệt theo lãi suất cho vay doanh nghiệp lớn và lãi suất cho vay DNNVV. Ngoài việc tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách lãi suất phù hợp, tạo sự khác biệt trong lãi suất nhằm thu hút các DNNVV vay vốn tại ngân hàng như đã thực hiện, TPbank cần có một chính sách lãi suất linh hoạt hơn, ưu đãi hơn đối với các DNNVV có quan hệ lâu dài, có uy tín với ngân hàng. Đối với khách hàng vay lần đầu có thể áp dụng giảm lãi suất để thu hút thêm khách hàng mới đến với Ngân hàng. Tuy nhiên áp dụng hình thức lãi suất nào thì cũng phải đảm bảo cân đối với lãi suất huy động của ngân hàng, đảm bảo ngân hàng vẫn có lãi.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w