b. Phát triển nguồn nhân lực
3.2.6 Nâng cao trình độ các cán bộ tín dụng
Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Mỗi lĩnh vực kinh tế lại có những đặc điểm kinh doanh khác nhau về thị trường, tính thời vụ trong tiêu thụ sản phẩm, vòng quay vốn cho đến cơ cấu tài sản – nguồn vốn, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thực sự am hiểu về ngành nghề lĩnh vực mà mình đang cho vay, sự thiếu sót kiến thức kinh nghiệm sẽ dẫn đến sai sót trong thẩm định ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải đẩy mạnh cơng tác đào tạo chuyên môn cũng như nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ, kỹ năng nghiệp vụ của các ngân hàng lớn trên thế giới cho các cán bộ ngân hàng. Không chỉ chú trọng đến những kỹ năng cứng, kỹ năng về giao tiếp và đạo đức của cán bộ cũng phải được chú trọng nhằm tạo uy tín cho khách hàng về ngân hàng.
Ngân hàng cần hoạch định một kế hoạch đào tạo lâu dài song song với thường xuyên tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đặc biệt là vấn đề nâng cao nhận thức của cán bộ ngân hàng về DNNVV. Chương trình đào tạo này nhằm thay đổi nhận thức về DNNVV cho ngân hàng. Đây là chương trình rất cần thiết cho ngân hàng để xoá đi mặc cảm về khu vực DNNVV đầy tiềm năng này và đồng thời trợ giúp cho việc xây dựng chiến lược hướng vào các DNNVV. Tự thân các cán bộ trên mọi cương vị cần thường xuyên nghiên cứu học hỏi để không ngừng rèn luyện tư cách đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp. Chi nhánh cũng cần có các chính sách khuyến khích các cán bộ tự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiện, kỹ năng nghiệp vụ.
3.3. Kiến nghị