Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại DTS Việt Nam trên thị trường nội địa (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.3. Nội dung và nguyên lý nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh

kinh doanh ngành thời trang trên thị trường nội địa

1.3.2.1. Quy mơ

Quy mơ là một trong các yếu tố có thể đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhìn vào quy mơ DN lớn thể hiện qua việc phân bố, hoạt động trên nhiều vùng lãnh thổ của các chi nhánh con có thể cho thấy năng lực cạnh tranh của DN càng lớn, hiệu quả. Trái lại nếu quy mô hoạt động bé, phần nào cũng cho thấy đươc

mức độ cạnh tranh sẽ là một điểm yếu để cạnh tranh. Quy mô được thể hiện rất rõ qua doanh thu:

Doanh thu = sản lượng * giá

Với một công ty thời trang, doanh thu được tính bằng doanh thu bán bn và bán lẻ, trong đó sản lượng bán bn lớn hơn sản lượng thời trang bán lẻ và đồng thời giá thành tường sản phẩm bán bn sẽ ít hơn so với giá thành sản phẩm bán lẻ, như vậy ta có:

Doanh thu= sản lượng* giá bán lẻ + sản lượng *giá bán bn

Từ cơng thức trên có thể thấy rất rõ, nếu sản lượng và giá cùng tăng sẽ làm cho doanh thu tăng, phản ánh phần nào quy mô của cơng ty. Doanh thu càng lớn thì quy mơ cũng lớn, lúc này công ty kinh doanh phát triển. Ngược lại doanh thu càng thấp thì quy mơ cũng nhỏ, cho thấy tình hình kinh doanh tại cơng ty đang yếu kém. Bên cạnh đó, khi doanh thu biến đổi thất thường làm cho quy mô của công ty lúc tăng lúc giảm.

1.3.2.2. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Thương hiệu và uy tín chính là những giá trị vơ hình của doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp khơng chỉ tạo ra hình ảnh của sản phẩm, của doanh nghiệp mà cịn quan trọng trong việc tạo uy tín cho doanh nghiệp, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Thương hiệu và uy tín là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng đầu, đặc biệt đối với phần lớn khách hàng không hiểu nhiều về thành phần hay thông số kỹ thuật của sản phẩm.

Trên thị trường nội địa có nhiều cơng ty có các nhãn hiệu lớn chiếm được nhiều cảm tình và sự tín nhiệm của người tiêu dùng từ đó ngày càng lớn mạnh và có chỗ đứng trên thị trường. Nhờ đó mà thu về nguồn lợi nhuận lớn giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô và nâng cao nặng lực cạnh tranh của mình trên thị trường nội địa.

1.3.2.3. Thị phần

Thị phần là một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp càng chiếm được thị phần lớn trên thị trường thì chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng tin tưởng, ưu chuộng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm càng cao. Trong một thị trường đang tăng trưởng, việc duy trì tăng thị phần sẽ làm tăng doanh thu cùng nhịp với tốc độ tăng trưởng thị trường. Để so sánh về quy mô kinh doanh và vị thế trên thị trường, thì việc so sánh thị phần các sản phẩm dịch vụ chính của doanh nghiệp là tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh, phân tích, đánh giá.

Thị phần là một loại tài sản vơ hình của doanh nghiệp, nếu muốn giành và giữ vững được thị phần của mình trên thị trường, doanh nghiệp phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và sản xuất đủ số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, làm tốt công tác quảng bá thương hiệu, đặc biệt phải duy trì đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như đã cam kết.

1.3.2.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận được thể hiện qua một số khía cạnh: giá trị tổng sản lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất. Chỉ tiêu lợi nhuận càng cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan. Lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh ngành thời trang được tính với cơng thức:

Pr = P.Q – C.Q

Trong đó: Pr: Lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh ngành thời trang P: Giá bán hàng hoá (giá bán lẻ hoạc giá bán sỉ)

Q: Lượng hàng hoá bán được ( sản phẩm) C: Chi phí một đơn vị hàng hố

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế của sản phẩm chia cho tổng doanh thu sản phẩm trong kỳ, đơn vị tính là %.

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo sản phẩm kinh doanh. Nếu tỷ suất càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại DTS Việt Nam trên thị trường nội địa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w